1. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
- Biến dạng đàn hồi: Khi chịu tác dụng của lực, hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng. Nếu khi không còn tác dụng của lực nữa, vật đó có thể trở về hình dạng ban đầu, ta nói biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi. Vật có tính chất như vậy gọi là vật có tính đàn hồi.
Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 9: Lực đàn hồi I. Tóm tắt lý thuyết 1. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng - Biến dạng đàn hồi: Khi chịu tác dụng của lực, hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng. Nếu khi không còn tác dụng của lực nữa, vật đó có thể trở về hình dạng ban đầu, ta nói biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi. Vật có tính chất như vậy gọi là vật có tính đàn hồi. - Độ biến dạng: Một lò xo một đầu được móc vào một cái giá. + Chiều dài ban đầu của nó là . + Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là . Thì độ biến dạng của lò xo khi đó: 2. Lực đàn hồi Lực của vật có tính đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng tác dụng lên vật khác (vật mà nó tiếp xúc) được gọi là lực đàn hồi. Ví dụ: Lực của lò xo tác dụng lên quả nặng ở trường hợp vừa nêu trên là lực đàn hồi. 3. Những đặc điểm của lực đàn hồi - Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi: Độ biến dạng càng lớn (trong giới hạn cho phép) thì độ lớn của lực đàn hồi càng lớn. Ngược lại, độ biến dạng càng nhỏ thì độ lớn của lực đàn hồi càng nhỏ. Treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng ⇒ độ biến dạng của lò xo tăng. Mà cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của trọng lực ⇒ Khi độ biến dạng của lò xo tăng, lực đàn hồi của lò xo cũng tăng. - Độ lớn của lực đàn hồi còn phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. Vật đàn hồi thường được làm bằng thép hoặc đồng thau, vì thép và đồng thau có tính đàn hồi rất tốt. Lưu ý: Lò xo là vật có tính đàn hồi, khi ta kéo nó một lực lớn (quá giới hạn cho phép) thì lò xo giãn ra quá mức, khi đó nó không thể trở về hình dạng và kích thước ban đầu được, nó đã bị mất tính đàn hồi. 4. Ứng dụng thực tế Bộ phận quan trọng của thiết bị này là chiếc lò xo. Khi đẩy cánh cửa mở ra, lò xo bị biến dạng. Khi đi ra xa khỏi cửa, lực đàn hồi của lò xo kéo cánh cửa tự động khép lại II. Phương pháp giải Cách xác định độ lớn của lực đàn hồi - Dựa vào hiện tượng ta xác định lực cân bằng với lực đàn hồi. - Xác định độ lớn của lực cân bằng đó. - Dựa vào yếu tố của hai lực cân bằng ta xác định được độ lớn của lực đàn hồi đúng bằng độ lớn của lực cân bằng với nó. Giải VBT Vật lý lớp 6 - Bài 9: Lực đàn hồi A. Học theo SGK I - BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI. ĐỘ BIẾN DẠNG 1. Biến dạng của một lò xo. Thí nghiệm Bảng 9.1. KẾT QUẢ Số quả nặng 50g móc vào lò xo Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò xo 0 0 (N) l0 = 4 (cm) 0 (cm) 1 0,5 (N) l = 21 (cm) l – l0 = 1 (cm) 2 1,0 (N) l = 22 (cm) l – l0 = 2 (cm) 3 1,5 (N) l = 23 (cm) l – l0 = 3 (cm) Rút ra kết luận Câu C1 trang 34 VBT Vật Lí 6: Lời giải: Khi trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị dãn ra, chiều dài của nó tăng lên. Khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu. 2. Độ biến dạng của lò xo. Câu C2 trang 34 VBT Vật Lí 6: Lời giải: Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1,2,3 quả nặng, rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp của bảng 9.1. II – LỰC ĐÀN HỒI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ 1. Lực đàn hồi Câu C3 trang 34 VBT Vật Lí 6: Lời giải: Trong thí nghiệm vẽ ở hình 9.2, khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với trọng lực quả nặng. Như vậy cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lực của quả nặng. 2. Đặc điểm của lực đàn hồi Câu C4 trang 35 VBT Vật Lí 6: Lời giải: Câu đúng trong 3 câu A, B, C là câu C. III – VẬN DỤNG Câu C5 trang 35 VBT Vật Lí 6: Lời giải: a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi tăng gấp đôi. b) Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi tăng gấp ba. Câu C6 trang 35 VBT Vật Lí 6: Lời giải: Một sợi dây cao su và một chiếc lò xo cùng có tính chất đàn hồi. Ghi nhớ: - Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. - Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. - Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. B. Giải bài tập 1. Bài tập trong SBT Bài 9.1 trang 35 VBT Vật Lí 6: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng và mặt bảng. Lời giải: Chọn C. Vì lực đàn hồi là lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào vật. Bài 9.3 trang 35 VBT Vật Lí 6: Hãy đánh dấu X vào ô ứng với vật có tính chất đàn hồi: Lời giải: Một cục đất sét Một quả bóng cao su X Một quả bóng bàn Một hòn đá Một chiếc lưỡi cưa X Một đoạn dây đồng nhỏ Những vật có tính chất đàn hồi: bóng cao su và chiếc lưỡi cưa. Bài 9.4 trang 36 VBT Vật Lí 6: Hãy dùng những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: - lực đàn hồi - trọng lượng - lực cân bằng - biến dạng - vật có tính chất đàn hồi Lời giải: a) Quan sát một cái cung bằng tre treo trên tường, ta thấy dây cung làm cho cánh cung bị cong đi (H9.1a) Cánh cung đã bị biến dạng. Cánh cung là một vật có tính chất đàn hồi. Khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai lực đàn hồi. Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai lực cân bằng. b) Một người đứng yên trên một tấm ván mỏng. Tấm ván bị cong đi (H9.1b). Nó đã bị biến dạng. Đó là do kết quả tác dụng của trọng lượng của người. Tấm ván là vật có tính chất đàn hồi. Khi bị cong, nó sẽ tác dụng vào người một lực đàn hồi. Lực này và trọng lực của người là hai lực cân bằng. c) Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của trọng lượng của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng. Lò xo ở yên xe là vật có tính chất đàn hồi. Khi bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào người một lực đàn hồi đẩy lên. Lực này và trọng lực của người là hai lực cân bằng. 2. Bài tập tương tự Bài 9a trang 36 Vở bài tập Vật Lí 6: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực đẩy của dòng nước làm quay bánh xe nước. B. Lực mà một đầu búa đóng vào một cái đinh. C. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ruột bút bi. D. Lực mà một lực sĩ nâng một quả tạ. Lời giải: Chọn C. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ruột bút bi là lực đàn hồi. Bài 9b trang 37 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy đánh dấu X vào ô ứng với vật không có tính chất đàn hồi. Lời giải: Một cục tẩy Một quả bóng bay Một tờ giấy X Một sợi dây cao su Một cây nến X Bài 9c trang 37 Vở bài tập Vật Lí 6: Hãy tự điền những từ thích hợp trong khung ở bài 9.4 để điền vào các chỗ trống trong các câu sau: Lời giải: a) Một em bé dùng hai tay ấn bẹp một quả bóng bay. Quả bóng đã bị biến dạng. Quả bóng là một vật có tính chất đàn hồi. Khi bị biến dạng nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên tay em bé. Hai lực mà hai tay em bé tác dụng lên quả bóng không làm cho quả bóng chuyển động. Đó là hai lực cân bằng. b) Khung xe máy tì lên hai đầu trục bánh sau bằng hai lò xo. Ngay cả khi chưa có người ngồi trên xe, lò xo vẫn bị nén lại một chút. Đó là do tác dụng của một phần trọng lượng của khung xe. Các lò xo bị biến dạng sẽ tác dụng lên khung xe các lực đàn hồi đẩy lên. c) Ở cái kẹp quần áo có một cái lò xo thép. Lò xo luôn luôn ép hai cái hàm bằng nhựa cho chúng bám chặt vào nhau. Đó là vì khi lắp, người ta đã làm cho hai hàm nhựa đẩy hai đầu lò xo doãng ra. Lò xo bị biến dạng nên đã tác dụng lực đàn hồi lên hai cái hàm.
Tài liệu đính kèm: