Côn Sơn ca - Dòng suối nhạc ngậm ngùi của Nguyễn Trãi

Côn Sơn ca - Dòng suối nhạc ngậm ngùi của Nguyễn Trãi

CÔN SƠN CA - DÒNG SUỐI NHẠC NGẬM NGÙI

 CỦA NGUYỄN TRÃI

Côn Sơn hữu tuyền, kỳ thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền.

Côn Sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi đạm tịch.

Nam trung hữu tùng, vạn cái thúy đồng đồng, ngô ư thị hồ yên tức kỳ trung.

Lâm trung hữu trúc, thiên mẫu ân hàn lục, ngô ư thị hồngấn khiếu kỳ trắc.

Vấn quân hà bất quy khứ lai, bán sinh trần thổ trường giao cốc?

Vạn Chung cửu đỉnh hà tất nhiên, ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc.

Quân bất kiến Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ

Nguyên tải hồ tiêu bát bách hộc

Hựu thúc kiến Bá Di dữ Thúc Tề, Thú Dương ngạ tự bất thực túc?

Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu, diệc các tự cầu kỳ sở dục.

Nhân sinh bách tuế nội, tất cánh đồng thảo mộc

Hoan bi ưu lạc diệt vãng lai, nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.

Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên, tử hậu thùy vi cánh thùy nhục

Nhân gian nhược hữu Sào, Do đồ, khuyến cứ thính ngã sơn trung khúc.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Côn Sơn ca - Dòng suối nhạc ngậm ngùi của Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔN SƠN CA - DÒNG SUỐI NHẠC NGẬM NGÙI
 CỦA NGUYỄN TRÃI
Côn Sơn hữu tuyền, kỳ thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền. 
Côn Sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi đạm tịch.
Nam trung hữu tùng, vạn cái thúy đồng đồng, ngô ư thị hồ yên tức kỳ trung.
Lâm trung hữu trúc, thiên mẫu ân hàn lục, ngô ư thị hồngấn khiếu kỳ trắc.
Vấn quân hà bất quy khứ lai, bán sinh trần thổ trường giao cốc?
Vạn Chung cửu đỉnh hà tất nhiên, ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc. 
Quân bất kiến Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ
Nguyên tải hồ tiêu bát bách hộc
Hựu thúc kiến Bá Di dữ Thúc Tề, Thú Dương ngạ tự bất thực túc?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu, diệc các tự cầu kỳ sở dục.
Nhân sinh bách tuế nội, tất cánh đồng thảo mộc 
Hoan bi ưu lạc diệt vãng lai, nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên, tử hậu thùy vi cánh thùy nhục
Nhân gian nhược hữu Sào, Do đồ, khuyến cứ thính ngã sơn trung khúc.
"Tử hậu thùy vinh cánh thùy nhục". Cái câu gần cuối bài "Côn sơn ca" đã như cái "phủi tay" của Nguyễn Trãi trước khi về bên kia với một nhát dao oan nghiệt của một triều đại mà chính bậc "khai quốc công thần" này đã dựng lên bằng hết cuộc đời đầy chất xám và máu xương!
Với vô vàn thương cảm cho một bậc tài hoa lỗi lạc, tôi chọn bài ''Côn sơn ca'' để tưởng niệm một tâm tư như một ''dòng suối nhạc ngậm ngùi của Nguyễn Trãi''.
Thường, văn thơ bằng chữ Nôm đã khó thuộc huống hồ chữ Hán - Nôm lẫn lộn. Nhưng "Côn sơn ca" của Nguyễn Trãi là một ngoại lệ: Nghe qua tiếng Hán đã "cảm", đọc qua chữ Nôm lại "thương". Nguồn "thương cảm" này đã vì cuộc đời đầy thương đau của Nguyễn Trãi, vì cảm xúc thơ văn của Ức Trai mà có:
Côn sơn hữu tuyền, kỳ thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền. 
Côn sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi đạm tịch.
(Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe tiếng đàn huyền cầm. Côn Sơn có đá sạch trong, ta ngồi nghe cõi lòng thanh đạm, yên tịnh). 
Nguyễn Trãi có yên tịnh ngồi trên đá xanh mà nghe nước suối dạo đàn hay không? Một chàng trai trẻ (lẽo đẽo theo khóc lóc tiễn cha và em bị bắt cùng Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, bị giải về Tàu) ôm "Bình Ngô Sách" về Lỗi Giang dâng cho Lê Lợi với đầy lòng háo hức trong Bình Ngô Đại Cáo:
Đánh một trận sạch không Kình-Ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
sao nay lại chịu cái cảnh trở về cây cỏ, từ bỏ vinh quang? Trở lại cái ngày sau khi ca khúc khải hoàn với: "Xã tắc dĩ chi điện an, sơn xuyên dĩ chi cải quán" (Xã tắc từ đây bình an, giang sơn từ đây đổi mới). 
"Điện an" chưa được bao lâu. "Cải quán" chẳng thấy điểm nào thì chỉ thấy cái gọi là: ''Được chim, bẻ ná. Được cá, quăng nôm". Nguyễn Trãi đã phải chịu cái ''tai bay vạ gởi'' đó!
Lê Lợi được bao công thần theo giúp trong mười năm dẹp xong giặc Minh, lên ngôi sau khi "thí" con chốt "Trần Cao" rồi sợ cả những bậc "khai quốc công thần", nghe lời gian nịnh ép Tư đồ Trần Nguyên Hãn phải nhảy sông tự tử và giết Thái úy Phạm Văn Xảo. Nguyễn Trãi vì ông ngoại Trần Nguyên Hãn mà bị bắt giam. Không phải ngẫu nhiên mà ông viết:
Vấn quân hà bất quy khứ lai, bán sinh trân thổ trường giao cốc?
Vạn Chung cửu đỉnh hà tất nhiên, ẩm thủy phạn sơ tùy phận túc. 
(Sao không chịu về đi, nửa đời vướng chi bụi trần, công danh để mà làm gì, biết thân mà sống với cơm rau, nước lã). 
Con người lấy chữ "Nhân nghĩa" làm đầu lại bị chính cái chữ này làm cho "đứt đầu". Trước khi bị "tru di", Nguyễn Trãi cũng chẳng làm sao mà sống yên ổn dưới một triều đình đầy nghi kỵ, hãm hại nhau như vậy?
Buồn ơi! Cái "gốc nhạc" mà năm năm trước khi ông bị hại là chữ "thái bình" cũng lấy chữ "nhân" làm đầu: "Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn... Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi dân khiến cho thôn cùng, xóm vắng không một tiếng oán hờn. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc". Chiến tranh tất phải "đầu rơi máu chảy" trong ''Bình Ngô Đại Cáo'':
Lãnh Câu chi huyết trử phiêu, giang thủy vị chi ô yết. 
Dan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.
(Lãnh Câu máu thành suối, nước sông vì thế bẩn đi. Thành Đan Xá thấy chất thành núi, cỏ cây vì thế máu đen). 
Còn hòa bình thì vẫn máu chảy đầu rơi. Ôi chao! Lòng nhân ái đầy phủ phàng. Xưa nay đều như thế cả: "điểu tận, cung tàn". Đại nguyên soái Hàn Tín giúp Lưu Bang diệt Hạng Võ, khi Hán thắng Sở thì Hàn Tín bị tên gian tặc Tần Cối hãm hại. Trương Tử Phòng đoán biết lẽ thường này nên "công thành" danh lập tức "thoái" để mà "quy khứ lai". Cũng như khi giúp Ngô Vương diệt Phù Sai xong, Phạm Lãi cũng mất tăm, mất tích. Nghĩ đi, suy lại, Trương, Phạm quả "biết người, biết ta" thoát khỏi một chữ "trảm". Nguyễn Trãi trên đầu dính chữ "quân" từ thời dựng xã tắc "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần", trong tim đầy một chữ "Nhân" nên chữ "trảm" không mời đã tới. Thoát chết một lần với Nguyễn Trãi là cái "may mắn" cho ông lắm rồi. Những bài ''Mạn hứng'', ''Thuật hứng'', ông đề cập đến những "loại chim muông bay nhảy giữa triều đình" bao hàm chán nản. Sự "lầm lẫn" ''quân-thần'' này về cuối đời khi ẩn mình trong động Thanh Hư ở núi Côn Lôn cùng mẹ là Trần Thị Thái, ông than: "Ta dư cửu bị Nho quan ngộ". (Cái mũ quan nhà Nho đánh lừa ta).
Về Côn Sơn với tâm trạng buồn bã, đắng cay, Nguyễn Trãi đã để hồn thương đau nhập vào dòng suối. Suối chảy, lệ rơi để mà hoài cổ:
Quân bất kiến Đổng Trác hoàng kim doanh nhất ổ
Nguyên tải hồ tiêu bát bách hộc
Hựu thúc kiến Bá Di dữ Thúc Tề, Thú Dương ngạ tự bất thực túc?
Hiền ngu lưỡng giả bất tương mâu, diệc các tự cầu kì sở dục.
(Cái tên Đổng, Nguyên để tiếng đời ăn cắp vàng đầy ra đó. Bá Di, Thúc Tề thà nhịn đói chớ không ăn thóc nhà Chu. Hai đàng hiền, ngu khó biết miễn làm theo ý mình.)
Bản thân ông cũng khó mà biết "trung quân, ái quốc" là thế nào nữa chi bằng về quách ở Côn Sơn. Trong bài "Buổi chiều đứng trong", ông viết trước khi về ẩn: 
Tiền sát hoa niên song bạch điểu 
Nhân gian lụy bất đáo thương châu.
(Thèm được chết như đôi chim trắng ở bên hoa kia mà vướng chữ trần nên không về nơi ẩn dật). 
Một người có chữ "Nhân" không thể đeo đuổi công danh hời, không mơ mũ quan "vạn chung cửu đỉnh". Một con người lấy chữ "Đức" làm trọng như Nguyễn Trãi làm sao mà chưa chịu về ẩn dật khi gặp cả lũ "thất đức"? Tác giả "Quân trung từ mệnh tập" với những chiến thư gởi tướng giặc Sơn Thọ, Phương Chính, Vương Thông... mở "đức hiếu sinh" với giặc nhưng cái lũ "chim muông" kia (bọn triều đình) lại "sát sinh" con người "hiếu sinh" này? Cái hận "anh hùng" trong "Vãn Hứng" của Nguyễn Trãi là cái hận:
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc 
Anh hùng hữu hận, diệp tiêu tiêu.
(Xưa nay sông rộng bát ngát vô cùng. Anh hùng mang hận lá rụng vèo vèo). 
Cái "Anh hùng di hận kỷ thiên niên" trong "Quan hải" của Nguyễn Trãi đến ba trăm năm sau có một Tố Như Nguyễn Du cũng thở dài, xa xót:
Bất tri tam bách dư niên hậu 
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Người thiên hạ khóc Nguyễn Du là vì ông đã để cho "lệ chảy quanh thân Kiều'' chứ bản thân ông làm quan được ân sủng đặc biệt của các triều Gia Long đến Minh Mạng dù có ấm ức gì cũng không bằng dòng nước mắt đất trời khóc cho con người bị oan khốc nhất trong lịch sử Việt Nam là Nguyễn Trãi. Trong thời đại của Nguyễn Du còn có một vị công thần đệ nhất bị triều đối nghịch bắt và bị đánh cho tới chết đó là Ngô Thời Nhậm. Ít ra, Nguyễn Du vẫn là con người tài hoa nhưng may mắn không bị cái "tài" vùi dập như Nguyễn Trãi như Thời Nhậm! Dòng suối Côn Sơn lại được thêm vào những nốt nhạc ngậm ngùi:
Nhân sinh bách tuế nội, tất cánh đồng thảo mộc 
Hoan bi ưu lạc diệt vãng lai, nhất vinh nhất tạ hoàn tương tục.
(Trăm năm đời người chỉ là cây cỏ, hết buồn tới vui, có vinh có tàn như tuần hoàn). 
Thấu hiếu lẽ tuần hoàn của cuộc đời, Nguyễn Trãi mới buông một chữ trầm tĩnh suy nghĩ: 
 Lão ngã thế đồ nan hiểm thục
Trung tiêu bất mị độc thương tình. 
(Tầm châu - Nguyễn Trãi)
(Ta già rồi trên đường đời hiểm họa đều biết cả, giữa đêm không ngủ được xót thương mình).
Cái "xót thương mình" của Nguyễn Trãi vì:
Còn có một lòng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẩn nẻo sơ chung.
(Mạn thuật 8) 
đã không được phỉ lòng, giữa đường đứt gánh: 
Chân chẳng lọt đến cửa vương hầu 
Ấy tuổi nào hay đã bạc đầu 
...
Đem công danh đổi lấy cần câu.
Mấy trăm năm sau, Nguyễn Khuyến đã "mượn" cái "cần câu" của Nguyễn Trãi để mà "câu" sự an nhàn:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người tìm chốn lao xao.
Cái "khôn, dại" này cũng "lưỡng giả bất tương mâu" như Nguyễn Trãi đã viết trong "Côn Sơn ca" và ông kết thúc bài thơ:
Khâu sơn hoa ốc diệc ngẫu nhiên, tử hậu thùy vi cách thùy nhục
Nhân gian nhược hữu Sào, Do đồ, khuyến cứ thính ngã sơn trung khúc.
(Núi gò động hoa khắp nơi, chết rồi đâu biết gì vinh với nhục. Ví bằng Sào Phủ, Hứa Do tái sinh hãy lắng nghe khúc hát bên ghềnh núi). 
Cuộc đời buồn, thơ cũng ngậm ngùi theo!
Thiệt ra:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
"Trâu chết để da, người ta chết để tiếng" mới là quan trọng, là cái "vinh" một đời của những ai như Nguyễn Trãi! Sào Phủ, Hứa Do còn sống nếu nghe xong bài ca Côn Sơn ngậm ngùi này, kẻ sẽ nhảy vào tắm, người đem trâu vào mà uống nước suối dịu ngọt chảy trôi oan khúc này.
"Trong động Thanh Hư", Nguyễn Trãi đã quên cái "tử hậu thùy vi cánh thùy nhục" để tìm về ánh trăng và giấc mơ:
Đêm qua trăng sáng trời như nước 
Mơ đến tiên cung, cỡi hạc bay.
Trước đó, một Lý Bạch cũng ngao ngán con đường hoạn lộ mà: ''Hạo ca đãi minh nguyệt khúc hận dĩ vong tình" (Hát để đãi trăng. Hát xong cũng quên tình). 
Thoát tục là cứu cánh của kẻ bất đắc chí. Mơ, trăng là bước tiếp cuối cùng của người dứt bỏ bã danh vọng. 
Khúc hát bên ghềnh núi Côn Sơn không bao giờ dứt tiếng ngậm ngùi vì ngày 16 tháng 8 Nhâm Tuất (tháng 9 năm 1442) với vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị "tru di tam tộc". Lỗi lầm này thuộc về lịch sử qua mỗi triều đại thì hãy để lịch sử chuộc lại lỗi lầm. 
Mong ước của tôi một ngày nào đó được một lần đến chỗ Côn Sơn để nghe khúc nhạc "Côn Sơn hữu truyền, kỳ thanh linh linh nhiên" xiết nỗi ngậm ngùi, đau đớn này!./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docCÔN SƠN CA_NGUYEN TRAI.doc