Chuyên đề Văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam Lớp 11

Chuyên đề Văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam Lớp 11

Chuyên đề 1:

CÁC KĨ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục đích yêu cầu.

+ Kiến thức: HS biết cách làm kiểu bài phân tích tác phẩm văn học; cách phân tích tác phẩm thuộc thể loại thơ trữ tình; kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

+ Kĩ năng: Biết cách phân tích một tác phẩm thơ, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự; hệ thống hoá kiến thức cho từng kiểu bài.

+ Thái độ:

 

doc 20 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 12512Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI ĐỘI TUYỂN HỌC SINH 
THAM DỰ FETTIVAN CÁC TRƯỜNG DTNT TOÀN QUỐC
Chuyên đề văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam 
Lớp 11
Buổi
Nội dung
Kiến thức
Kỹ năng
1
Các kĩ năng khai thác tác phẩm văn học 
- Cách làm kiểu bài phân tích tác phẩm văn học.
- Cách phân tích tác phẩm thuộc thể loại thơ trữ tình.
- Kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Biết cách phân tích một tác phẩm thơ, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Hệ thống hoá kiến thức
2
Tiếng cười trong thơ văn Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
- Các tác phẩm thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
- Giá trị tố cáo hiện thực qua các tác phẩm của NK, TTX.
- Cảm nhận và phõn tớch một số tác phẩm
- Biết cách so sánh nâng cao về nội dung các tác phẩm văn học có cùng đề tài.
3
Sắc thái khác nhau trong tiếng cười của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương
- Điểm giống và khác nhau trong tiếng cười trào phúng của hai nhà thơ.
- Giá trị tố cáo hiện thực qua văn học
- Biết nhận xét đánh giá điểm giống và khác nhau
- Kĩ năng phân tích tổng hợp
4
Thơ trữ tình Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương
- Học sinh hiểu được nét đặc sắc trong thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
- Đánh giá được những đóng góp của hai nhà thơ trong văn học trung đại.
- Cảm nhận và phõn tớch một số tác phẩm tiêu biểu.
- Biết cách so sánh nâng cao về nội dung các tác phẩm văn học có cùng đề tài.
5
Thơ trữ tình Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương (Tiếp)
- Học sinh hiểu được nét đặc sắc trong thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
- Đánh giá được những đóng góp của hai nhà thơ trong văn học trung đại.
- Luyện đề tổng hợp
- Phân tích đề, lập dàn ý
- Luyện viết mở bài, kết bài, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu
6
Hồ Xuân Hương
- Thời đại
- Cuộc đời (tiểu sử, con người)- Tõm sự của nhà thơ: nỗi thương đời, thương người
- Đặc sắc nghệ thuật trong thơ văn Hồ Xuân Hương
- Thực hành phõn tớch một số đề bài tổng hợp liên quan đến thơ HXH 
Kĩ năng đọc hiểu tỏc giả văn học
- Kĩ năng phõn tớch đề lập dàn cho bài văn về một tỏc gia hay một vấn đề văn học
7
NguyÔn §×nh ChiÓu
6/5
- Thời đại
- Cuộc đời (tiểu sử, con người)
- Tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần lo nước thương dân.
- Lßng c¨m thï giÆc s©u s¾c
- Những sáng tạo nghệ thuật.
- Thực hành phân tích nội dung tư tưởng và các đóng góp nghệ thuật của Nguyễn §×nh ChiÓu qua các tác phẩm văn học cụ thể
- Kĩ năng đọc hiểu tác giả văn học
- Kĩ năng phân tích đề lập dàn cho bài văn về một tác gia hay một vấn đề văn học
8
Thi chän ®éi tuyÓn (ngµy 15/5/2010)
9
10
Luyện đề và kiểm tra
- Luyện đề nghị luận văn học, các dạng đề
- Trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng làm bài
- Lựa chọn tài liệu
Chuyên đề 1:
CÁC KĨ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: HS biết cách làm kiểu bài phân tích tác phẩm văn học; cách phân tích tác phẩm thuộc thể loại thơ trữ tình; kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
+ Kĩ năng: Biết cách phân tích một tác phẩm thơ, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự; hệ thống hoá kiến thức cho từng kiểu bài.
+ Thái độ: 
II. Nội dung bài giảng.
A. CÁCH LÀM KIỂU BÀI PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC.
I/ Khái niệm tác phẩm văn học:
- Là sản phẩm tinh thần của nhà văn. trong tác phẩm văn học thể hiện cách nhìn, cách nghĩ cũng như tình cảm yêu ghét của nhà văn trước sự việc trước con người ở ngoài đời (giá trị tư tưởng), thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn (giá trị nghệ thuật).
- Tác phẩm văn học có thể là một bài thơ hay một tập thơ, một truyện hay môth tập truyện, một bài kí hay một tập kí.
II/ Phân loại
TPVH chia làm 3 thể loại: - Thơ (thơ trữ tình + thơ tự sự)
 - Truyện (truyện thơ, truyện văn xuôi)
 - Kịch.
III/ Cách phân tích một tác phẩm văn học.
- Phân tích đối tượng là chia tách đối tượng ra thành nhiều khía cạnh để tìm hiểu từng khía cạnh, tìm hiểu mối liên quan của các khía cạnh rồi tổng hợp lại, đi sâu vào bản chất đối tượng, tìm hiểu đối tượng một cách sâu sắc kĩ càng.
- PT tác phẩm văn học là xem xét đánh giá các mặt nội dung, nghệ thuật và tác dụng của tác phẩm văn học ấy đối với cuộc sống. Từ đó thấy được những thành công, hạn chế của tác phẩm để cảm thụ tác phẩm một cách đầy đủ sâu sắc hơn.
IV/ Các kiểu bài phân tích thường gặp
1. Dạng bài phân tích một vấn đề nào đó của tác phẩm.
VD: Nhật kí trong tù của Hồ CHí Minh không những là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học có giá trị. Bằng những hiểu biết về tập thơ này, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
2. Dạng bài phân tích một tác phẩm trọn vẹn hay một đoạn trích hoàn chỉnh của tác phẩm.
VD: Phân tích giá trị nhiều mặt của tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
*Yêu cầu 1: Xác định đúng vấn đề của tác phẩm cần phân tích
- Cần giải thích, chứng minh rằng: NKTT là một văn kiện lịch sử vô giá vì nó cung cấp những hiểu biết chính xác về quãng thời gian hơn một năm trong tù của HCM.
- NKTT là tác phẩm văn học vì nó đạt những giá trị cao về nội dung tư tưởng và sáng tạo nghệ thuật.
- Quan hệ giữa hai khía cạnh thể hiện qua cặp từ "không những - mà còn" -> quan hệ đẳng lập: cả hai giá trị đều quý như nhau.
*Yêu cầu 2: Đánh giá được ý nghĩa, giá trị và tác dụng của vấn đề.
- Nhận thức được giá trị vô song của tập thơ: vừa là bằng chứng lịch sử không thể thay thế (giá trị hiện thực) vừa là một tấc lòng ưu ái mênh mông của Bác đối với đất nước, con người (giá trị nhân đạo).
B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THUỘC THỂ LOẠI THƠ TRỮ TÌNH
I/ Đặc trưng thể loại
- Thơ là hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu rõ ràng.
- Thơ là niềm cảm kích, xúc động mãnh liệt của nhà thơ trước sự việc, con người ở ngoài đời. Niềm cảm kích này được diễn đạt bằng những hìn tượng nghệt huật đẹp qua lời thơ lắng đọng có sức khơi gợi lớn.
- Phân tích thơ là tìm hiểu niềm cảm kích xúc động của nhà thơ, tài năng sáng tạo của nhà thơ trong việc diễn đạt niềm cảm kích xúc động ấy, tìm ra những giá trị đóng góp cho cuộc sống của tác phẩm văn học ấy.
II/ Những điều cần lưu ý khi phân tích một bài thơ.
*Yêu cầu 1: Tìm hiểu, phát hiện niềm cảm xúc động của nhà thơ, phát hiện cách thức nhà thơ diễn đạt niềm cảm kích ấy.
+ Phân tích các yếu tố: ngôn ngữ thơ bởi ngôn ngữthơ vừa có chức năng thông báo, vừa có chức năng truyền cảm trực tiếp cao độ. Ngôn ngữ thơ vừa có tính hàm súc cao, nói được điều lắng đọng có sức kết tinh khơi gợi.
+ Phân tích ngôn ngữ thơ chú ý cách dùng chữ và nghĩ trong từng câu thơ. Một chữ xuất hiện đem đến nhiều thông tin ngữ nghĩa khác nhau
VD1: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
 (Quang Dũng)
Trong đó:
- Xa rồi: đi xa nhưng vẫn còn nhớ lắm, tha thiết lắm.
- Lời gọi ơi -> thột lên trong lòng như một sự nuối tiếc
- Bắt vần "chơi vơi", "ơi" -> tiếng gọi tha thiết vang vọng và đáp lại từ vách núi ngân nga không dứt trong không gian.
- Từ "nhớ" láy lại hai lần trong cùng một câu thơ diễn tả nỗi nhớ cháy bóng không cùng.
*Yêu cầu 2: Phân tích thơ phải chú ý đến hình tượng thơ
- Hình tượng thơ được hình thành từ ngôn ngữ lắng đọng kết tinh có sức khơi gợi tượn trưng và kích thích cảm xúc. Hình tượng thơ diễn tả cô đọng tập trung những ý mà nếu viết ra bằng văn xuôi thì vô nghĩa khó hiểu và cầu kì.
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 hình tượng này không chỉ gợi ra cái hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng Tây Bắc mà còn phơi phới một chất lính ngang tàng, tinh nghịch gợi cho người đọc cảm gíc vờu yêu thích, vừa ngưỡng mộ.
- hình tượng thơ là một bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng hệ thống một đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần điệu với trí tưởng tượng phong phú.
*Yêu cầu 3: Phải chú ý đến nhịp điệu âm thanh của bài thơ
- Nhịp điệu (tiết tấu) là sự ngát nhịp từng câu thơ và cả bài thơ. Sự thay đổi ở nhiều bài thơ góp phần diễn tả khá rõ ý nghĩa nội dung
*Yêu cầu 4: Phân tích thơ chú ý đến cách gieo vần, thanh điệu trong tùng câu thơ
- Gieo vần: sử dụng những vần có giá trị gợi hình cao
VD: vần "eo" -> gợi ra hình ảnh về các sự vật có kích thước bị thu hẹp lại hoặc ở tư thế không vững chãi: teo, héo, cheo leo...
 Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
 Đường đi thiên theo quán cheo leo
nguyên âm "e" gợi ra hình ảnh về các sự vậtmảnh và nhỏ, các âm thanh bé và chói.
- Thanh điệu: sự hiệp vần của tiếng tạo cho câu thơ có tính chất âm nhạc 
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Hoặc: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
thanh bằng, thanh không dấu thuộc cùng một nhóm để biểu thị cảm giác bâng khuâng, thơ thái của những người lính Tây Tiến.
C. KĨ NĂNG PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ
I/ Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
Nhân vật là nơi chuyên chở nội dung, phản ánh tư tưởng chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Phân tích nhân vâth trở thành con đườn quan trọng nhất đến với giá trị hiện thợc, giá trị nhân đạo của tác phẩm, nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn.
II. Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
1. Lai lịch.
- Thành phần xuất thân
- Hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó
VD: Chí Phèo khi được sinh ra đã bị ném khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ, chẳng có nhà cửa.
2. Ngoại hình
- Hình dáng (nhân vật Hoàng - Đôi mắt)
- Khuôn mặt (nhân vật Đào - Mùa lạc)
- Trang phục (nhân vật Tuyết - Số đỏ)
góp phần thể hiện bản chất bên trong của nhân vật
3. Ngôn ngữ
- Lời nói
- Cách nói -> được các thể hoá cao độ mang đậm dấu ấn cá nhân
4. Nội tâm (thế giới bên trong)
- Cảm giác
- Cảm xúc
- Tình cảm
- Suy nghĩ -> nó tương tác với thế giới bên ngoài
VD: Mị trong "Vợ chồng A Phủ" - sức trỗi dậy tiềm tàng trong lòng Mị
5. Cử chỉ, hành động
Bản chất con người bộc lộ đầy đủ chân thực nhất qua cử chỉ hành động -> khi phân tích cần tập trung khai thác kĩ các cử chỉ hành động.
Lưu ý:
- Không phải bất cứ nhân vật nào cúng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này: có chỗ nhiều, có chỗ ít có chỗ đậm nhạt khác nhau. Bởi vậy không cần máy móc mà cần biết tập trung xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất của tác phẩm
- Tránh nhầm lẫn các cấp độ của 5 phương diện trên
- Nắm vững các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật đã nêu chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự
III/ Tình huống có vai trò quan trọng đối với việc thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Tình huống là trạng thái xã hội, là hoàn cảnh bất bình thường đang thử thách con người. Nó gồm những diễn biến, sự kiện gắn chặt với cốt truyện
-> Khi phân tích cần chú ý đến tình huống.
Chuyên đề 2:
TIẾNG CƯỜI TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN
VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: - Nắm được nọi dung các tác phẩm thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
- Điểm giống và khác nhau trong tiếng cười trào phúng của hai nhà thơ.
- Giá trị tố cáo hiện thực qua các tác phẩm của NK, TTX.
+ Kĩ năng: Cảm nhận v ... ường như là tư chất trong con người Nguyễn Khuyến, Tú Xương đã trở thành giọng điệu riêng của họ. Hai nhà thơ đã đóng góp vào thơ ca trào phúng những tác phẩm có giá trị và phong cách nổi bật.
- Với NK "cái cười của ông dù là tự cười hay cười người nhìn chung không dữ dội, quyết liệt tới mức cay độc mà nhẹ nhàng thâm thuý". Còn TTX là tiếng cười dữ dội, mạnh mẽ.
3. Thực hành. 
a. Viết phần mở bài
b. Viết phần kết bài với đề bài trên.
c. Viết đoạn văn triển khai một luận điểm nào đó trong bài.
- GV cho HS viết theo yêu cầu.
- HS trình bày.
- GV sửa chữa, bổ sung.
Chuyên đề 4: 
THƠ TRỮ TÌNH NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG 
I. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: Học sinh hiểu được nét đặc sắc trong thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, từ đó đánh giá được những đóng góp của hai nhà thơ trong văn học trung đại.
+ Kĩ năng: Cảm nhận và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu. Biết cách so sánh nâng cao về nội dung các tác phẩm văn học có cùng đề tài.
+ Thái độ: Trân trọng những giá trị thơ văn của dân tộc.
II. Nội dung bài giảng.
A. NGUYỄN KHUYẾN 
1. Nhà thơ của làng quê Việt Nam.
+ Phần lớn cuộc đời ông gắn bó với quê hương nên quê hương đối với ông như là cái gì đó rất máu thịt -> làm nên một Nguyễn Khuyến với đủ tư cách là nhà thơ của làng quê Việt nam.
- Ông viết về cuộc sống ở nông thôn quanh năm nghèo đói, túng thiếu:
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,
 Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
cuộc sống của họ quanh năm lụt lội, mất mùa.
 - Viết về cảnh vật thiên nhiên: cảnh sắc thiên nhiên đi vào thơ Nguyễn Khuyến mang đặc trưng của cảnh sắc đồng bằng Bắc Bộ - đặc biệt là mùa thu.
 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. (Thu điếu)
 Năm gian nhà cỏ thấp le te,
 Ngõ tối đem sâu đóm lập loè. (Thu ẩm).
-> Hiếm có người nào viết về nông thôn với tình cảm như thế.
+ Nguyễn Khuyến khéo thu những nét điển hình vào trong những câu thơ ngắn gọn:
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng,
 Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người...
+ Với Nguyễn Khuyến, quê hương là tình nghĩa, thuỷ chung như bát nước đầy. trong suốt những năm tháng xa quê vì mưu sinh hoắc mang phẩm phục của triều đình ông chỉ có một miền quê để nhớ:
 Vườn Bùi chốn cũ,
 40 năm ta lại về đây. (Trở về vườn cũ)
Vùng chiêm trũng quê ông đã đi vào trong thơ dung dị mà sâu sắc đến nao lòng
- Cảnh mất mùa: Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
 Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.
 Phần thuế quan tây phần trả nợ,
 Nửa công đứa ở nửa thuê bò.
- Cảnh lũ lụt, vỡ đê: Quai mễ Thanh Liêm đã lở rồi,
 Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.
 Gạo dăm ba bát cơ còn kém,
 Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi. 
 (Nước lụt Hà Nam)
- Cảnh nợ nần, phu phen, thuế má: 
 Lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi,
 Chục năm, chục bảy tính nhiều sao.
 (Than nợ).
Nhà thơ vẫn biết thơ văn là đáng trọng nhưng không thể xem thường gạo lúa, ngô khoai. Bài học để ông dăn dạy các con:
Các con nối chí cha nên biết,
 Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.
 (Ngày xuân dạy các con).
-> Đó cũng chính là chất nhân văn trong thơ Nguyễn Khuyến.
2. Tình cảm bạn bè, gia đình.
Đó là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Nguyễn Khuyến.
*Bạn bè: dù thân sơ có thể khác nhau, cảnh ngộ chí hướng không hoàn toàn giống nhau nhưng Nguyễn Khuyến đều rất chí tình, ăn ở đầy đặn trước sau. Các bài thơ "Bạn đến chơi nhà", "Khóc Dương Khuê" là hai bài thơ vào hàng đẹp nhất của văn chương nước ta, hiếm có thi phẩm nào sánh kịp.
*Gia đình: tình cảm vợ chồng, tình cha con trong thơ NK được nói không ít lần:
- Thơ khóc vợ: 3 bài- thể hiện tình cảm đau xót như đứt từng khúc ruột.
- Câu đối khóc vợ của NK thực sự có sức sống lâu bền và được người đời nhắc nhở.
"Nhà chỉn cũng nghèo thay! Nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng, tất cả chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc"
-> hình ảnh người vợ hay lam, hay làm, hiền hậu đảm đang gánh vác giang sơn nhà chồng không nghĩ đến mình.
*Các con: tình cảm của người cha - một tấm lòng yêu thương vô hạn dành cho các con của mình (Ngày xuân dặn các con).
B. TRẦN TẾ XƯƠNG
1. Tình yêu quê hương, đất nước.
- Nhà thơ viết về những biến động của trường thi, những đổi thay của làng quê, phường phố với bao nỗ u hoài, bâng khuâng.
- Nỗi buồn ngao ngán, cám cảnh trước bức tranh đời hỗn loạn phố lẫn với làng, tiếng chuông chùa trang nghiêm nhoè trong tiếng xì xèo, ồn ã của buổi chợ tôm tép tầm thường
 Trời kia xui khiến sông nên bãi,
Ai khéo xoay ra phố nửa làng.
 Khua múa trống chiêng chùa vẫn nức,
 Xì xèo tôm tép chợ hầu tan.
 (Vị Hoàng hoài cổ).
- Đặc biệt trái tim Tú Xương đẫ quặn thắt đớn đau, tiếc nuối trước cảnh dòng sông quê hương bị vùi lấp.
 Sông kia dày đã nên đồng,
 Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
 (Sông lấp)
- Đau xót, nhức nhối trước sự suy tàn của đạo học và đạo lí (Than nho học).
- Lo lắng cho vận mệnh của đất nước khi hồn dân tộc chưa tỉnh.
 Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn,
Đêm nảo, đêm nao tớ cũng buồn
 (Đêm hè).
- Tấm lòng kính phục của Trần Tế Xương đối với những người đang đấu tranh cho độc lập, tự do của đất nước:
Mấy năm vượt bể lại trèo non,
Em hỏi thăm qua bác vẫn còn.
 Mái tóc Giáp Thìn đã nhuộm tuyết,
 Điểm đầu Canh Tí chửa phải son.
Vá trời gặp hội mấy năm vẻ,
Lấp bể ra công đất một hòn.
 Có phải nhớ ai mà chẳng biết,
 Giang tay chống cứng một càn khôn.
. Vượt bể trèo non: lặn lội đay đó -> cụ Phan bôn ba nước ngoài.
. Mái tóc Giáp Thìn: 1904 năm Phan Bội Châu xuất dương.
. Điểm đầu Canh Tí: cụ Phan đỗ giải nguyên.
-> Thái độ: ca tụng, thán phục nhà chí sĩ Phan Bội Châu - lãnh tụ cách mạng.
2. Thơ Tú Xương chan chứa tình cảm yêu thương dạt dào, nâng niu trân trọng bạn bè, người thân.
- Trân trọng thương yêu nể phục vợ mình - bà Tú.
+Thương vợ.
+ Văn tế sống vợ:
 Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng gầy.
 Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ nỗi hay gàn dở. 
 Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười.
 Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào rơi nói thợ
 (nói năng mộc mạc không biết đưa đẩy).
- Vớ chị gái, anh rể TTX cũng thật sự thương xót
 Quả núi châu Phong mới bắc cầu,
Thương anh về trước chị về sau.
 Tên đề bảng phấn ai không tiếc,
 Tiếng kóc non xanh vượn cũng sầu.
 (Khóc anh rể và chị)
- Viết về tình bạn tình yêu tiếng thơ của TX vừa có thương yêu, vừa có nhung nhớ mộng mơ. Có khi là những kỉ niệm ngọt ngào buồn vui gắn bó
Nhớ khi lên thác xuống ghềnh
 Tựa trong khóm trúc, dạo ngoài hồ sen.
Cúng có khi cảm hứng trữ tình trong thơ ông Tí không chỉ mãnh liệt mà còn trẻ trung. Trong bài "Áo bông che bạn" nhà thơ viết:
Ai ơi có nhớ ai không
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu.
Nào ai có tiếc gì đâu,
áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ,
Kẻ về khóc trúc thương Ngô một mình.
Non non, nước nước, tình tình,
Vì ai lận đận cho mình ngẩn ngơ.
- Chất trữ tình lãng mạn thể hiện rõ nhất trong bài "Đi hát mất ô".
Hôm qua anh đến chơi đây,
 Giày dôn anh dận, ô Tây anh cầm.
 Rạng ngày sang trống năm canh,
 Anh dậy em vẫn còn nằm trơ trơ.
 Hỏi ô, ô mất bao giờ,
 Hỏi em em cứ ậm ờ không thưa.
 Chỉ e nay nắng mai mưa,
 Lấy gì đi sớm về trưa với tình.
3. Thơ Tú Xương thấm đẫm tâm trạng cô đơn.
+ Nguyên nhân: do cái nghèo, ước vọng công danh không thành song có lẽ bởi nhà thơ thấm thía cảnh đời trớ trêu tình người nhạt nhẽo đảo điên.
 Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết,
 Xao xác năm canh một tiếng gà.
 (Đêm dài)
- Có lúc ngao ngán Tú Xương không muốn nhìn đời nữa:
 Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ,
 Giương mắt trông chi kẻ bạc tình.
 (Đau mắt)
TX càng đả kích trào lộng cáng cảm thấy đau đớn nhiều lúc nhà thơ muốn bỏ mặc buông xuôi tất cả.
 Nỗi buồn của TX là nỗi buồn của một thời kì lịch sử của đất nước, Trái tim ông không tắt lịm mà trái lại nó vẫn được ngọn đèn tâm linh, cái bản ngã người trí thức yêu nước thương đời thứp sáng đêm đêm.
Chuyên đề 5:
LUYỆN ĐỀ VỀ THƠ TRỮ TÌNH 
NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG 
I. Mục đích yêu cầu.
+ Kiến thức: Học sinh nắm được các dạng đề về các tác phẩm thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Từ đó huy động kiến thức khai thác các đề bài.
+ Kĩ năng: Biết cách cảm nhận và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu. 
+ Thái độ: Đánh giá đúng những giá trị thơ văn của dân tộc.
II. Nội dung bài giảng.
Đề 1: Tinh thần Việt Nam trong thơ văn Trần Tế Xương.
1. Mở bài.
Giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong thơ văn trung đại.
2. Thân bài.
*Luận điểm 1: Giải thích khái niệm Tinh thần Việt Nam trong thơ văn Trần Tế Xương thế kỉ XIX.
- Tinh thần VN trong thơ văn: mang bản sắc văn hoá dân tộc VN từ đề tài, thi liệu đến chữ viễt, thể loại.
- Tinh thần VN trong thơ văn thế kỉ XIX được thể hiện qua một số tác phẩm của Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu...
- Thơ văn nửa đầu thế kỉ XIX vẫn còn chịu ảnh hưởng của thơ văn Trung Quốc.
*Luận điểm 2: Tinh thần Việt Nam trong thơ văn Trần Tế Xương.
- Thơ TX là tiếng cười trước cái dối trá, cái xấu.
- Thơ TXà tâm tình riêng của ông - một người VN sống trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ và bản thân gặp nhiều thất bại trong cuộc sống.
- Thơ ông mang dấu ấn riêng của ông không hề vay mượn của ai.
- Thơ TX thường đề cập đến những gì bình dân, bình dị thậm chí xấu xa thô tục. 
-> Để thể hiện nội dung tư tưởng của một loại văn chương mang cá tính như vậy tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt rất nhuần nhuyễn, sáng tạo nhiều hình ảnh độc đáo, táo bạo; vận dụng nhiều tục ngữ ca dao, thành ngữ những từ ngữ bình dân, khẩu ngữ...
*Luận điểm 3: Đánh giá.
- Sống trong thời kì Pháp thuộc, mọi người dân Việt Nam đều nhận thấy rất rõđây là thời kì Tây tàu nhố nhăng, xã hội VN thay đổi rõ rệt. Trong hoàn cảnh đó với khả năng trào phúng thiên bẩm TTX tất nhiên sẽ tập trung đả kích xã hội hiện đại.
- Bản thân hà thơ sống trong cảnh nghèo túng lại hỏng thi liên miên nên có tâm trạng bực dọc, chán nản. Tâm trạng ấy chỉ có thể bộc lộ bằng những lời lẽ nôm na, thông tục. Tạo nên phong cách nghệ thuật riêng trong thơ Trần Tế Xương - niềm tự hào của văn học Việt Nam.
3. Kết bài.
Đánh giá chung về hình ảnh con ngừơi Việt nam qua thơ văn Trần Tế Xương.
Đề 2: Nhà thơ Xuân Diệu viết: "Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam". Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
I. Tìm hiểu đề.
- Yêu cầu về kiến thức: làm sáng tỏ Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh VN.
- Yêu cầu về kĩ năng: thao tác chứng minh + phân tích.
- Phạm vi kiến thức: 3 bài thơ thu.
II. Dàn ý.
1. Mở bài.
- Giới thiệu chung: nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày...
hai tiếng quê hương gắn bó bao đời nay với mỗi con người Việt Nam. Có nhiều tác phẩm văn học ngợi ca quê hương...
 - NK là nhà thơ gắn bó nhiều với làng quê...Xuân Diệu đánh giá " Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh VN". Một trong số những tác phẩm viết về quê hương của ông đó là chùm thơ thu.
2. Thân bài.
*Luận điểm 1: Giới thiệu chung về thơ ca viết về mùa thu.
Mùa thu rất quen thuộc trong thơ ca từ cổ chí kim.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day doi tuyen 11mon Van.doc