Chuyên đề làm văn: Các thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận; luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận)

Chuyên đề làm văn: Các thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận; luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của các thao tác lập luận bác bỏ, lập luận bình luận.

 - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bác bỏ và lập luận bình luận.

 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ, bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống

 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung : tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ, bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống

II. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức

 

doc 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 10705Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề làm văn: Các thao tác lập luận (bác bỏ, bình luận; luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: tuần 24
Ngỳ dạy: tuần 25, 26(5 tiết).
CHUYÊN ĐỀ LÀM VĂN: CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
(BÁC BỎ, BÌNH LUẬN; LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
	- Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của các thao tác lập luận bác bỏ, lập luận bình luận.
	- Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bác bỏ và lập luận bình luận.
 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ, bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống
 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung : tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ, bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống 
II. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
- mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
- Cách lập luận bác bỏ trong bài nghị luận.
-Cách lập luận bình luận trong bài nghị luận.
-Vận dụng thao tác lập luận bác bỏ để viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
-Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
Vận dụng kết hợp thao tác lập luận.
NỘI DUNG I: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc bài thơ tràng giang và nêu ý nghĩa văn bản? 
- HS đọc thuộc bài thơ.
- Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp bức tranh thiện nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.
Hoạt động 2 : Tìm Hiểu mục đích, yêu cầu, khái niệm TTLLBB 
- GV nêu một vài ví dụ về bác bỏ để từ đó HS hình thành khái niệm TTLLBB.
Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ? Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn?
- HS: Suy nghĩ trình bày, hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV: nhận xét, chốt ý.
I/ Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
1/ Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ
- TTLLBB là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, người đọc.
2/ Mục đích
Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.
3/Yêu cầu
- Chỉ ra cái sai.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.
- Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bác bỏ
- GV cho hs đọc tất cả những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất.
- Hs phải chỉ được luận điểm nào bị bác bỏ và bác bỏ bằng cách nào?
- Hs thảo luận và trả lời.
- GV hướng dẫn hs đọc và làm theo yêu cầu của bài.
* Nl 1: 
- Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con nệnh thần kinh.
- Bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng các thi sĩ khác.
* Nl2: 
- Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn.
- Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”.
*Nl3: 
- Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”. 
- Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.
- HS: đại diện các nhóm trình bày, hs nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Từ việc tìm hiểu những vấn đề nghị luận em hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị luận bác bỏ?
HS: suy nghĩ trả lời.
Gv: nhận xét, chốt ý.
II/ Cách bác bỏ
1/ Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ
- Mở bài: Nêu rõ ý kiến sai lệch
- Thân bài: Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ
- Kết bài: Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết
 2/ Cách thức bác bỏ
- Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận, hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm
- Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình
3/ Giọng điệu của văn NL bác bỏ
- Rắn rỏi, dứt khoát
- Mang tính chiến đấu, có tính thuyết phục cao
Hoạt động 4: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk.
Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu sgk Hs khác suy nghĩ làm bài, Gv sửa lại.
III/ Luyện tập
- Bài tập 1:
* Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ một quan điểm sai lầm cho rằng thơ là những lời hay, ý đẹp
* Dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng
* Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn phù hợp
- Bài tập 2: HS về nhà chọn lựa một đoạn văn viết theo lối này và trả lời câu hỏi
* Bài viết bác bỏ vấn đề gì?
* Những luận cứ nào dùng để bác bỏ, mục đích của việc bác bỏ?
Hoạt động 5: Củng cố 
- GV Hệ thống hóa kiến thức 
- Khái niệm.
- Mục đích, yêu cầu.
- Cách bác bỏ
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà.
- GV dặn dò những nội dung cần học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
- Học bài cũ: khái niệm, Cách bác bỏ, làm BT 2.
- Chuẩn bị bài mới: Trả lời các câu hỏi trong sgk và làm bài tập phần luyện tập.
NỘI DUNG II: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ, cách thức bác bỏ?
- TTLLBB là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, người đọc.
- Cách thức bác bỏ:
+ Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận, hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm
+ Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Tìm hiểu bài tập 1:
- Gv gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của?
Nội dung bác bỏ?
Cách bác bỏ?
- Gv yêu cầu hs đọc kĩ bài luyện tập, sau đó xác định quan niệm cần bác bỏ.
- Tiến hành lập đề cương và trình bày trước lớp để thảo luận, đóng góp ý kiến.
* Tìm hiểu bài tập 2:
Quan niệm a và b về việc học giỏi văn em thấy đúng chưa? Toàn diện chưa? Vì sao?
Để bb quan niệm này, ta nên dùng cách nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
Một vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ văn?
- HS phát biểu quan niệm của mình về việc học văn, GV bổ sung.
* Tìm hiểu bài tập 3:
- HS làm Bt 3, GV dùng câu hỏi gợi mở cho HS phát hiện ý để làm bài.
Ở phần mở bài chỉ nên nêu qn sống này hay nên nêu thêm một quan niệm khác?
Ý chính trong phần thân bài là gì?
Nên bb qn trên bằng cách nào? Có cần dùng lí lẽ, dẫn chứng ko?
Bb xong, ta có cần nêu lên một quan niệm sống khác, chuẩn mực hơn không? Cụ thể?
1. Bài 1
Đoạn văn a:
- Vấn đề bác bỏ: quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người đã trở thành nô lệ của tiện nghi.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và những hình ảnh so sánh sinh động.
Đoạn văn b:
- Vần đề bác bỏ: thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới.
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ phân tích để nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
2. Bài 2
Quan niệm a:
- Vấn đề cần bác bỏ: chỉ cần đọc nhiều sách và thuộc nhiều thơ văn thì học giỏi văn.( thiếu kiến thức đời sống)
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế
Quan niệm b:
- Vấn đề cần bác bỏ: chỉ cần luyện tư duy, luyện nói, viết thì sẽ học giỏi văn.(chưa có kiến thức bộ môn và kiến thức dời sống)
- Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
 Quan niệm đúng đắn: muốn học tốt môn ngữ văn, cần phải:
- Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích lũy vốn sống thực tế.
- Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn để có khát vọng vươt lên trên những giới hạn của bản thân.
- Có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn để nắm được tri thức một cách cơ bản và hệ thống.
- Thường xuyên đọc sách báo, tạp chí ..và có ý thức thu thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Bài 3: Ý chính trong thân bài :
- Thừa nhận đây cũng là một trong những qn sống đang tồi tại. 
- Phân tích nguyên nhân phát sinh quan niệm sống ấy.
- Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy.
+ Vấn đề cần bb: bản chất của qn sống ấy thực ra là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
+ Cách bb: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
- Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
Hoạt động 3: Củng cố 
- GV Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm lập luận bác bỏ và cách bác bỏ
- Khái niệm.
- Cách bác bỏ
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.
- GV dặn dò những nội dung cần học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: soạn bài Thao tác lập luận bình luận.
- Học bài cũ: Hãy chỉ ra cách bác bỏ trong đoạn văn sau
 Hoà hợp không có nghĩa là giống nhau
Nhiều bạn trẻ ngộ nhận rằng,hai người có nhiều điểm tương đồng trong suy nghĩ,cách sống thì cuộc sống vợ chồng sẽ rất hợp nhau.Vì vậy khi chọn người yêu hoặc bạn đời,các đừng chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài mà đã vội cho rằng đấy chính là người hợp “gu” với mình.Quan điểm này hoàn toàn sai lầm.Bởi lẽ nếu hai bạn cùng có chung quan niệm sống,cá tính mạmh mẽ thì thường nảy sinh mâu thuẫn,sẽ không ai chịu nhường ai cả.Bạn có thể cùng sở thích về văn học, điện ảnh ca nhạc,vui chơi,giải trí-ấy là điều tốt nhưng nếu hai người cùng đều có ý muốn an nhàn,hưởng thụ,ích kỉ thì e rằng tổ ấm của bạn sẽ chẳng có ai “giữ lửa” cho hạnh phúc cả. 
 - Chuẩn bị bài mới: mục đích, yêu cầu, cách bình luận.
NỘI DUNG III: THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở soạn của HS
Hoạt động 2 : Tìm Hiểu mục đích, yêu cầu, khái niệm TTLLBL 
- GV nêu một vài ví dụ về bác bỏ để từ đó HS hình thành khái niệm TTLLBL.
- GV phân biệt 3 thao tác: Bình luận, giải thích, chứng minh.
+ Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.
+ Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.
+ Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.
Bình luận có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người ?
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
1. Khái niệm
Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.
2. Mục đích của bình luận 
- Là đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến)
3. Yêu cầu của bình luận
- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.
- Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.
à Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bình luận
- GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở mục II trong SGK.
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk. Từ đó rút ra cách nêu vấn đề BL
*THGDBVMT: GV gọi một số HS lên trình các vấn đề đã chuẩn bị ở nhà:
- Vấn đề 1: Tình trạng hút thuốc lá trong HS: thực trạng, tác hại, giải pháp ngăn chặn và phòn ngừa.
- Vấn đề 2: Thông tin về lũ ở Đồng Tháp Mười: hậu quả, những vấn đề đặt ra trong công tác BVMT sau lũ.
- Vấn đề 3: Thực trạng SX gây ô nhiễm MT, hiểm họa của ô nhiễm MT đv đ/s con người.
Các HS khác NX, GV NX những điểm mạnh và hạn chế rồi rút ra cách đánh giá.
II. Cách bình luận
Một bài bình luận thường có các bước sau:
- Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.
+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.
+ Trình bày rõ ràng, trung thực
- Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận
+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.
+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.
+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.
- Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.
+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.
+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi 
+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề ược bình luận gợi ra
Hoạt động 4: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk.
- Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu sgk Hs khác suy nghĩ làm bài, Gv sửa lại.
- HS: làm bài tập 1, 2 ở SGK
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- BT 3, HS về nhà làm.
III/ Luyện tập
* Bài 1: BL không phải là kiểu LL kết hợp giữa GT và CM vì bản chất của BL là tranh luận về nột vấn đề mà tất cả mọi người tham gia đều biết và có ý kiến riêng của các nhân về vấn đề đó.
* Bài 2: Đoạn văn trên có SD TTLLBL, dựa trên những căn cứ:
- Đoạn văn có đưa ra vấn đề BL: NN và hậu quả của tai nạn GT.
- Có sự mở rộng vấn đề: Vấn đề ATGT không chỉ
bó hẹp trong lĩnh vực của ngành GT mà còn thể hiện sự VM của con người trong sự hội nhập.
Hoạt động 5: Củng cố 
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Ghi nhớ: sgk.
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà.
- GV dặn dò những nội dung cần học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận
- Học bài cũ: khái niệm, Cách bình luận, làm BT 3.
- Chuẩn bị bài mới: 
làm bài tập trong sgk.
NỘI DUNG IV: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở soạn của HS
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS giải bài tập 1 sgk
- GV gọi HS đọc BT1 sgk và lần lượt cho hs thảo luận từng phần trình bày .
GV nêu đề bài: Em viết một bài văn bình luận tham gia diễn đàn do Đòan Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài : “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, lịch sự ". 
Vì sao bài viết nên làm theo thể loại bình luận?
- Xác định luận điểm cụ thể cho bài văn.
- Lập dàn ý của bài văn.
- Trình bày cách xây dựng lập luận cho luận điểm của bài văn bình luận.
- GV cho hs đọc những đoạn trích sgk để tham khảo 
- GV nhận xét , sửa chữa và củng cố kiến thức lí thuyềt: Thao tác lập luận trong bài văn bình luận
1/ Bài tập 1 	
a- Hãy xác định rõ :
- Thể loại bài viết : Bình luận Vì đề tài được bình luận là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường, cho nên bài viết để tham gia diễn đàn nên là một bài bình luận.
 - Luận điểm cụ thể: Trong bài viết nên chọn một khía cạnh của đề tài để bình luận. Chẳng hạn: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch ” là biết nói lời “ Cảm ơn ”.
- Dàn ý của bài văn 	
 *Trong giao tiếp giữa con người với nhau, một nguyên tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “ Cảm ơn ” và sau đó là “Cảm ơn ”.
* Đối với “ Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch ” nói lời “ Cảm ơn ” còn chứng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hàng ngày.
* tậplàm quen với lời “ Cảm ơn ” và biết “ Cảm ơn ” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.
b- Cách xây dựng tiến trình lập luận cho luận điểm Xây dựng tiến trình lập luận theo ba bước đó là:
+ Nêu hiện tượng (vấn đề ) cần bình luận.
Đối với học sinh, lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “ Cảm ơn ” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. 	
+ Đánh giá hiện tượng( vấn đề) cần bình luận.
Cuộc sống có biết bao nhiêu điều cần lời “ Cảm ơn ”. Tập làm quen với “ Cảm ơn ” và sau đó là “ Cảm ơn ” là để hình thành nếp sống có văn hoá.
+ Bàn về hiện tượng (vấn đề ) cần bình luận.
Trong giao tiếp, khi nói lời “ Cảm ơn ” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hàng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “ Cảm ơn ”.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS giải bài tập 2 sgk
- Giáo viên tổ chức cho học sinh họt động theo nhóm, xác định:
+ Nhóm 1: Thực trạng và hậu quả
+ Nhóm 2: Nguyên nhân 
+ Nhóm 3: Giải pháp
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày trên bảng.
- GV nhận xét và chốt ý. HS dựa vào đó viết đoạn văn cho một trong những luận điểm trên.
2/ Bài tập 2: Luyện viết đoạn văn về một vấn đề trong cuộc sống: Tình trạng tai nạn giao thông đường bộ của nước ta hiện nay
* Hiện trạng và thiệt hại
- Tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) là TNGT do xảy ra đối với những phương tiện giao thông đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên đường chuyên dùng và đối với người đi bộ.
- TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người, trung bình mỗi năm có trên dưới 10 triệu người tử vong vì TBGTĐB và hàng chục triệu người khác bị thương tích. Cùng với đó là những thiệt hại khổng lồ về kinh tế.
- Mặt khác TNGT gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài đối với mọi người.
* Nguyên nhân
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông: Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông còn nhiều yếu kém, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, không đồng bộ...
+ Phương tiện giao thông: ngày nay có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại. Bên cạnh những chiếc xe hiện đại, đảm bảo được những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn (nhưng được bán với giá cao)...là những chiếc xe không đảm bảo (nhưng lại có giá rẻ hơn rất nhiều) đó là những chiếc xe tự tạo, xe cũ tái chế...
+ Người tham gia giao thông: Chủ yếu vẫn là sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông.
+ Do thời tiết diễn biến xấu
* Một số giải pháp
- Tập trung xây dựng những công trình hạ tầng giao thông thiết yếu để cải thiện tình hình quá tải phương tiện giao thông.
- Bên cạnh đó cần phải kiểm tra phương tiện giao thông.
- Đồng thời kết hợp giáo dục có hiệu quả cho người tham gia giao thông 
Hoạt động 4: Củng cố 
- GV hệ thống hóa bài học bằng cách nhắc lại những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bình luận
- Mục đích của bình luận 
- Yêu cầu của bình luận
- Cách bình luận
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.
- GV dặn dò những nội dung cần học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các TTLL
- Học bài cũ: làm BT 2.
- Chuẩn bị bài mới: 
+ Ôn lại các TTLL đã học.
+ Làm các BT trong sgk.
NỘI DUNG V: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Trong quá trình luyện tập
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của đoạn trích
- GV gọi Hs đọc đoạn trích trong sgk
Quan điểm của tác giả về vấn đề này?
Thao tác lập luận chủ yếu mà tác giả sử dung? Có phải cứ sử dụng nhiều thao tác lập luận trong bài viết là tốt?
- HS: làm việc theo nhóm, đại diện trình bày.
- GV: nhận xét, bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
1. TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH 
- Nội dung đoạn trich: ảnh hưởng của các nhà thơ Pháp với các nhà thơ mới Việt Nam 
+ Ảnh hưởng trong giao lưu là tất yếu
+ Thơ Pháp vẫn không làm mất bản sắc của thơ Việt, phong cách riêng của các nhà thơ Việt Nam
- Thao tác so sánh và phân tích
- Thao tác bác bỏ và bình luận (cuối đoạn)
+ Thao tác sử dụng phải phù hợp nội dung
+ Cần xuất phát từ vấn đề đặt ra mà chọn thao tác lập luận cho phù hợp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs cách xây dựng đề cương.
- GV: Định hướng hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận.
- HS: xây dựng được các ý. Đại diện các nhóm trình bày dàn ý
Có phải trong dàn ý này chỉ sử dụng một thao tác lập luận?
- HS: suy nghĩ trả lời.
- HS:viết bài ,sau đó trình bày trước lớp. Trình bày cả dàn ý
- Gv: Chọn khá trình bày một số đoạn văn hoàn chỉnh trong dàn ý 
2. CÁCH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG, VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC
Bước 1: chọn vấn đề cần nghị luận 
 Định hướng: chọn vấn đề cần nghị luận Bàn về một phẩm chất mà thanh niên cần có 
Cụ thể: thanh niên cần có ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
Bước 2: lập dàn ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Giải quyết vấn đề:
+ Khẳng định ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn,phù hợp quy luật phát triển của con người ở thời đại mới
+ Tại sao phải rèn luyện? 
Thanh niên ngày nay được thừa hưởng thành quả của cuộc sống hạnh phúc..Hầu như chưa nếm trải gian khổ.
Ảnh hưởng của những mặt tiêu cực tác động đến tầng lớp thanh niên....
+ Vấn đề giáo dục lí tưởng cho thanh niên...
+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một bộ phận thanh niên trong thực tế hiện nay.
+ Cách phấn đấu rèn luyện?
- Kết thúc vấn đề:
Nhận thức và hành động của bản thân 
Bước 3: trình bày trước lớp
Hoạt động 4 : Củng cố 
- GV lưu ý cho HS cách lập dàn ý.
Lập dàn ý
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Giải quyết vấn đề
- Kết thúc vấn đề
Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà.
- GV dặn dò những nội dung cần học.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: soạn bài Chuyên đề văn học nước ngoài
- Học bài cũ: Về nhà hoàn thiện bài viết.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu tác giả
 Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật văn bản
* Câu hỏi kiểm tra đánh giá:
1/ Thế nào là bác bỏ?
2/ Làm thế nào để bác bỏ một luận điểm, luận cứ...?
3/ Thế nào là bình luận?
4/ Trình bày các bước trong tiến trình bình luận?

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_lam_Van11_cac_thao_tac_lap_luan.doc