Chữ nho với văn quốc ngữ

Chữ nho với văn quốc ngữ

Văn quốc ngữ do Hán văn mà ra, không thể dời khuôn phép của Hán văn mà thành lập được; nhưng hiện

nay chữ Hán không mấy người biết nữa, làm thế nào cho quốc văn thành được? Có thể bỏ hết chữ Hán mà

chỉ dùng tiếng Nôm được không?

Nếu không thể bỏ được, thì cách dùng chữ Hán trong quốc văn phải thế nào cho thích hợp? Cả cái vấn đề

“chữ Nho với văn quốc ngữ”, rút lại chỉ ở một câu sau đó mà thôi, vì ai cũng thừa biết rằng bỏ hết chữ Hán

mà chỉ dùng tiếng Nôm không thể được, quốc văn mà dời cái khuôn phép của Hán văn không sao thành lập

được, ai cũng đã thừa biết như thế rồi, dẫu có người ngoài mặt không chịu công nhận, mà trong lòng cũng

phải ám nhận như vậy.

pdf 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chữ nho với văn quốc ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ nho với văn quốc ngữ 
Phạm Quỳnh 
Phạm Quỳnh-Luận giải văn học và triết học/ Nhà xuất bản văn hóa Thông tin-Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây 
Văn quốc ngữ do Hán văn mà ra, không thể dời khuôn phép của Hán văn mà thành lập được; nhưng hiện 
nay chữ Hán không mấy người biết nữa, làm thế nào cho quốc văn thành được? Có thể bỏ hết chữ Hán mà 
chỉ dùng tiếng Nôm được không? 
Nếu không thể bỏ được, thì cách dùng chữ Hán trong quốc văn phải thế nào cho thích hợp? Cả cái vấn đề 
“chữ Nho với văn quốc ngữ”, rút lại chỉ ở một câu sau đó mà thôi, vì ai cũng thừa biết rằng bỏ hết chữ Hán 
mà chỉ dùng tiếng Nôm không thể được, quốc văn mà dời cái khuôn phép của Hán văn không sao thành lập 
được, ai cũng đã thừa biết như thế rồi, dẫu có người ngoài mặt không chịu công nhận, mà trong lòng cũng 
phải ám nhận như vậy. 
Nay muốn bàn về vấn đề ấy cho tường, tưởng nên chia ra hai đoạn như sau đây: 
1. Quốc văn là do Hán văn mà ra, không thể bỏ chữ Hán mà không dùng được, cũng không thể dời 
khuôn phép của Hán văn mà thành lập được; 
2. Sự dùng chữ Hán trong quốc văn đã là một lẽ tất nhiên rồi, thì phải dùng thế nào cho thích hợp? 
Điều thứ nhất thì phàm người nào đã biết lịch sử nước nhà cũng phải công nhận như vậy. Nước ta học chữ 
Tàu trong hai nghìn năm, trong hai nghìn năm lấy chữ Tàu làm văn tự chung trong nước. Chữ Tàu phổ 
thông trong dân gian cho đến nỗi ngày nay vẫn còn có người gọi Hán tự là “chữ ta”, “chữ Việt Nam”. Thử 
về chốn nhà quê mà đưa cho ông già hay đứa trẻ con một tờ chữ Nho hỏi là chữ gì, tất ai cũng đáp là “chữ 
Việt Nam”. Mười năm, hai mươi năm về trước, cử quốc theo Hán học, có ai nghĩ đến cái chữ mình học là 
chữ của ngoại quốc đâu? Hiện nay trong phái cựu học ở Bắc Kì, Trung Kì cũng vẫn còn nhiều người như 
thế. Cái tư tưởng lấy lời Nôm làm quốc văn là tư tưởng mới phát ra gần đây mà thôi, và cũng chưa vào sâu 
trong dân gian cho lắm. 
Trước kia quốc văn tức là Hán văn, Hán văn tức là quốc văn, tự nhiên như vậy, không ai bận lòng mà phân 
biệt chữ nào là chữ ngoài, tiếng nào là tiếng mình, chỉ biết "văn" thì 
duy có Hán văn mà thôi, mà “Nôm” là lời tục trong dân gian của 
những kẻ không biết “chữ”. Ta không phải phán đoán cái đó là phải 
hay không phải, nên hay không nên, chỉ biết rằng đó là sự hiển nhiên 
như thế và là cái chứng rõ rằng chữ Hán đã tiêm nhiễm vào trong trí 
não người nước Nam sâu lắm rồi, đã thành cái biểu hiện tự nhiên 
cho tư tưởng cảm giác của người mình trong mấy mươi thế kỉ nay. 
Con khóc cha cũng làm văn tế bằng chữ Nho, chồng dặn vợ cũng viết 
thơ từ bằng chữ Nho; coi đó thì biết chữ Nho phổ thông là dường nào, 
tức là cái văn tự độc nhất vô nhị của nước mình. Mười năm, hai 
mươi nhìn về trước, nếu ta bảo một người học trò nho rằng: “Cái 
chữ của bác học đó là chữ của nước ngoài, sao bác không học 
tiếng nước mình, sao lại bỏ của mình mà đi mượn của người cho nó 
phiền”, tất họ kinh ngạc không hiểu là chuyện chi, rồi cười mà cho 
mình là người cuồng. Tất trong bụng họ nghĩ: “Chữ của ông cha, của 
tổ tiên mình, vẫn học xưa nay, của cả nước mình tự vua quan cho 
đến người thường dân ai cũng biết, sao lại gọi là trong với ngoài? 
Sao lại gọi của mình với của người? Anh này gàn thật? Vẫn biết 
rằng chữ Nho là từ Tàu đem sang, nhưng đem từ đời kiếp nghiệp lai nào, mình học đã tự bao giờ đến giờ, 
thì là chữ của mình chứ, còn của ai”. 
Xét cho cùng, lời nói đó, tuy mới nghe tưởng là vô lí, mà thật cũng có lẽ lắm. 
Chữ Nho tuy phát tích tự Tàu, mà từ thượng cổ đã không phải là một văn tự riêng của một dân tộc Tàu. 
Chính nước Tàu đời xưa cũng không phải là một nước, thực là một “thế giới” bao gồm biết bao nhiêu dân, 
bao nhiêu nước khác nhau. Mỗi dân có một tiếng nói riêng, mỗi nước có một phong tục riêng, có dân nội 
thuộc rồi độc lập mà vẫn chịu văn hóa của Trung Hoa. 
Văn hóa ấy tràn khắp một cõi địa cầu, cảm hóa mấy trăm triệu người, dẫu văn hóa Hi Lạp, La Mã bên Tây 
phương cũng không bành trướng được rộng bằng. Khí cụ để truyền bá cái văn hóa ấy, tức là chữ Nho. Chữ 
Nho là một thứ chữ viết, không phải là một thứ tiếng nói: đem vào nước nào thì theo thanh âm của nước ấy 
mà đọc ra, chữ vẫn là chữ chung mà đọc theo thanh âm nước nào thành ra lời riêng của nước ấy, nước nào 
cũng học chữ ấy mà đọc khác đi, nghe nhau không hiểu phải viết ra chữ mới hiểu được. Không những các 
nước ở ngoài nước Tàu, mà đến các tỉnh nội địa Tàu, tỉnh nọ đối với tỉnh kia cũng vậy; một người khách 
Quảng Đông với một người khách Bắc Kinh nói chuyện với nhau, tuy toàn là lời chữ Nho mà hai người 
tuyệt nhiên không hiểu gì cả, phải “bút đàm” mới biết là chuyện gì. Cho nên người Tàu phải đặt ra một thứ 
tiếng riêng gọi là “quan thoại” để giao thông với nhau, nhưng quan thoại là thứ tiếng của người làm việc 
quan mà thôi, ai có học mới biết, cũng như là học một thứ tiếng ngoài ấy. Ấy người Tàu với nhau còn vậy, 
huống chi là người Nhật Bản, người Việt Nam, hay là người Cao Ly, tuy cũng chịu văn hóa của Trung 
Quốc, và lấy chữ Nho làm văn tự, nhưng thâu nhập sang nước mình đã hầu thành như riêng của mình rồi. 
Thí dụ như hai chữ “văn minh” vốn là hai chữ Nho, mà tiếng quan thoại Tàu đọc là wenming, tiếng tỉnh 
Quảng Đông bên Tàu đọc là men min, không biết tiếng tỉnh Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Vân Nam, Quy Châu, 
v.v., hay là tiếng Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng là những đất phiên ly của Tàu, còn đọc khác đi đến thế 
nào; đến tiếng Việt Nam ta thì đọc là văn minh, mà tiếng Nhật Bản thì đọc là bunmei: Bấy nhiêu xứ chỉ 
chung nhau có hai cái hình chữ, còn thanh âm thì khác nhau biết dường nào. Hai cái hình đó giá cho là của 
Cao Li, của Nhật Bản, của Việt Nam hay là của Mãn Châu cũng được. Chỉ vì nó xuất hiện ra trước nhất ở 
đất nước Tàu, chỉ vì ngày nay người Tàu dùng nó nhiều hơn cả, nên ta gọi nó là chữ “Tàu” mà thôi. Bởi thế 
cho nên nước nào xưa nay dùng thứ chữ đó cũng tự nhận là chữ của mình, mà thiệt dễ cũng là chữ của 
mình đến một nửa, vì mình viết nó có giống người mà mình nói nó ra giọng mình, người không hiểu được 
thế chẳng phải là của mình hay sao? Nói rút lại, chữ Nho, nhất là chữ Nho “cổ văn” ta học có thể cho là 
một thứ “tử văn”, nghĩa là một thứ chữ người ta không dùng để giao thông bằng lời nói được, vì nó không 
có thanh âm nhất định, mà chỉ học để tập luyện trí thức, để thấu hiểu các văn chương nghĩa lí của người đời 
trước để lại, văn chương nghĩa lí ấy là cái kho báu chung của một phần nhân loại. Tức cũng như văn Hi 
Lạp, văn La Mã bên Âu châu: văn Hi Lạp, văn La Mã cũng là “tử văn”;_ ngày nay có còn ai nói tiếng Hi 
Lạp, tiếng La Mã như trong sách Homère hay sách Cicéron nữa đâu? Tiếng Grec, tiếng Italien ngày nay 
không có giống tiếng Hi Lạp, La Mã đời xưa một chút nào. Các nước Âu châu xưa nay học chữ La Mã, chữ 
Hi Lạp, mượn hai thứ chữ ấy mà đặt tiếng mình, cũng tức như Việt Nam ta học chữ Nho, mượn chữ Nho 
mà đọc chữ Nho ra âm vận Việt Nam vậy. Chỉ khác nước ta chịu văn hóa Nho học lâu đời quá, nên tiếng 
Việt Nam đối với chữ Nho có cái quan hệ mật thiết hơn là tiếng các nước Âu châu đối với chủ Hi Lạp hay 
chữ La Mã. Các nước Âu châu không nước nào trong hai nghìn năm chỉ chuyên học chữ Hi Lạp hay chữ La 
Mã như nước ta chuyên học chữ Nho vậy. Nhưng cái lí cũng như nhau. Vì nếu có nước nào như vậy, thì 
tình trạng quốc văn của nước ấy tất cũng không khác gì quốc văn ta bây giờ, nghĩa là không thể thoát li văn 
tự cũ mà thành được. 
Ngày nay những người phản đối chữ Nho thường lấy hai cớ như sau này: 
Một cớ là chữ Nho là chữ của người Tàu, 
người Tàu trong bao nhiêu lâu đã áp chế dân 
mình, hiện nay vẫn còn tranh hết lợi quyền 
của người mình về đường buôn bán. Người 
Việt Nam nên ghét người Tàu mới phải, cớ 
chi lại học chữ Tàu, dùng chữ Tàu, để chịu 
lấy cái áp chế vô hình của người Tàu nữa? - 
Người nào nói như vậy là lẫn việc văn tự với 
việc chính trị, việc kinh tế. Người Tàu xưa 
kia về đường chính trị đã áp chế ta nhiều, ta 
nên ghét là phải, nhưng sự ghét đó là thuộc 
về lịch sử, vì là việc cũ rồi; người Tàu ngày 
nay về đường kinh tế vẫn tranh cướp lợi 
quyền của ta nhiều, ta không ưa cũng là phải, 
nhưng không ưa thì phải làm thế nào, phải 
bày mưu lập kế thế nào mà tranh lại những 
quyền lợi đó mới được, chứ cứ nói ghét ngoài 
miệng thì có bổ ích gì? Còn như chữ Nho là 
văn tự của Tàu thì hiện không có quan hệ gì 
đến chính trị kinh tế cả. Trên kia đã nói chữ 
Nho là một thứ “tử văn” chung cho cả các 
nước Á đông đã chịu văn hóa của Nho học. 
Ta học chữ Nho không phải là chịu quyền 
chuyên chế của người Tàu, tức cũng như 
người Âu châu học chữ La tinh không phải là 
chịu quyền chuyên chế của người Ý-đại lợi 
ngày nay. Ta học chữ Nho mà thử mở quốc 
sử coi, biết bao nhiêu phen ta đánh Tàu siểng 
liểng, đuổi người Tàu ra ngoài bờ cõi nước nhà? Xét về vấn đề này phải phân biệt rõ ràng, không nên lẫn 
việc nọ với việc kia mà cho rối trí. 
Cớ thứ hai là nước ta trong hai nghìn năm theo đòi Nho học của Tàu, mà đến đời nay, trước khi nước Pháp 
sang bảo hộ, thế nước yếu hèn như vậy, dân trí bán khai như vậy, phần nhiều là tại Nho học. Nho học đã 
chẳng ra gì, mình còn nên đâm đầu vào học chữ Nho làm gì nữa? - Những người nào nói như thế thật là 
không có tư tưởng gì về lịch sử, và là bội bạc với tiền nhân. Không biết rằng nước mình được như ngày nay 
đã từng có một cuộc lịch sử cũng lắm đoạn vẻ vang chẳng kém gì người, thật là nhờ ở Nho học nhiều. 
Những bậc anh hùng, hào kiệt, chí sĩ, cao nhân, hiển vinh cho nước, bởi đâu mà làm nên sự nghiệp vĩ đại; 
bởi đâu mà để lại tiếng thơm đời đời? Chẳng phải là nhờ Nho học mấy đời hun đúc mới nên dư? Chẳng 
phải là Nho học đã gây đựng ra gia đình, xã hội, quốc gia của ta dư? 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChu nho voi van quoc ngu.pdf