Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 - Bài tập về định luật ôm và công suất điện

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 - Bài tập về định luật ôm và công suất điện

2.47 Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì

A. độ sụt thế trên R2 giảm.

B. dòng điện qua R1 không thay đổi.

C. dòng điện qua R1 tăng lên.

D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.

2.48 Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2 (Ù), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ù) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

A. R = 1 (Ù).

B. R = 2 (Ù).

C. R = 3 (Ù).

D. R = 4 (Ù).

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3186Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 - Bài tập về định luật ôm và công suất điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 
Bài tập về định luật Ôm và công suất điện
2.47 Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì
A. độ sụt thế trên R2 giảm.
B. dòng điện qua R1 không thay đổi.
C. dòng điện qua R1 tăng lên.
D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.
2.48 Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 4 (Ω).
2.49 Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng song song rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:
A. 5 (W).
B. 10 (W).
C. 40 (W).
D. 80 (W).
2.50 Khi hai điện trở giống nhau mắc song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công suất tiêu thụ của chúng là:
A. 5 (W).
B. 10 (W).
C. 40 (W).
D. 80 (W).
2.51 Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 4 (phút).
B. t = 8 (phút).
C. t = 25 (phút).
D. t = 30 (phút).
2.52 Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 8 (phút).
B. t = 25 (phút).
C. t = 30 (phút).
D. t = 50 (phút).
2.53** Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 3 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).
B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω).
D. R = 4 (Ω).
hướng dẫn giải và trả lời
Bài tập về định luật Ôm và công suất điện
2.47 Chọn: B
Hướng dẫn: Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 không đổi, giá trị của điện ttrở R1 không đổi nên dòng điện qua R1 không thay đổi.
2.48 Chọn: C
Hướng dẫn: 
- Điện trở mạch ngoài là RTM = 
- Xem hướng dẫn câu 2.36: Khi công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất thì 
RTM = r = 2 (Ω).
2.49 Chọn: D
Hướng dẫn: Công suất tiêu thụ trên toàn mạch là P = .
- Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì công suất tiêu thụ là 
P1 = = 20 (W)
- Khi hai điện trở giống nhau song song thì công suất tiêu thụ là 
P2 = =4=80(W)
2.50 Chọn: A Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 2.49
2.51 Chọn: B
Hướng dẫn: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước, trong cả 3 trường hợp nhiệt lượng mà nước thu vào đều như nhau.
- Khi dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). 
Nhiệt lượng dây R1 toả ra trong thời gian đó là Q = R1I12t1 =
- Khi dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). 
Nhiệt lượng dây R2 toả ra trong thời gian đó là Q = R2I22t2 =
- Khi dùng cả hai dây mắc song song thì sẽ sôi sau thời gian t. 
Nhiệt lượng dây toả ra trong thời gian đó là Q = với ta suy ra ↔t = 8 (phút)
2.52 Chọn: D
Hướng dẫn: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước, trong cả 3 trường hợp nhiệt lượng mà nước thu vào đều như nhau.
- Khi dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). 
Nhiệt lượng dây R1 toả ra trong thời gian đó là Q = R1I12t1 =
- Khi dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). 
Nhiệt lượng dây R2 toả ra trong thời gian đó là Q = R2I22t2 =
- Khi dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì sẽ sôi sau thời gian t. 
Nhiệt lượng dây toả ra trong thời gian đó là Q = với R = R1 + R2 ta suy ra 
t = t1 + t2 ↔t = 50 (phút)
2.53 Chọn: B
Hướng dẫn:
- Đoạn mạch gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong 
r = 3 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R, khi đó mạch điện có thể coi tương đương với một nguồn điện có E = 12 (V), 
điện trở trong r’ = r // R1 = 2 (Ω), mạch ngoài gồm có R
- Xem hướng dẫn câu 2.36. Công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị max khi 
R = r’ = 2 (Ω)

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 016.doc