Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11

1.19 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.

B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.

 D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.

1.20 Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.

B. ngược chiều đường sức điện trường.

C. vuông góc với đường sức điện trường.

D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2492Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 11 
Phần một: Điện - Điện từ học
Điện trường
1.19 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
 D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
1.20 Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
1.21 Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.
D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
1.22 Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
B. Các đường sức là các đường cong không kín. 
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
1.23 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
1.24 Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A. 
B. 
C. 
D. 
1.25 Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 (μC).
B. q = 12,5.10-6 (μC).
C. q = 8 (μC).
D. q = 12,5 (μC).
1.26 Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 (C), tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:
A. E = 0,450 (V/m).
B. E = 0,225 (V/m).
C. E = 4500 (V/m).
D. E = 2250 (V/m).
1.27 Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là:
A. 
B. 
C. 
D. E = 0.
1.28 Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:
A. E = 18000 (V/m).
B. E = 36000 (V/m).
C. E = 1,800 (V/m).
D. E = 0 (V/m).
1.29 Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m).
B. E = 0,6089.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m).
D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
1.30 Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:
A. E = 16000 (V/m).
B. E = 20000 (V/m).
C. E = 1,600 (V/m).
D. E = 2,000 (V/m).
1.31 Hai điện tích q1 = 5.10-16 (C), q2 = - 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m).
B. E = 0,6089.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m).
D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
hướng dẫn giải và trả lời
1.19 Chọn: C
Hướng dẫn: Theo định nghĩa về điện trường: Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. Theo quy ước về chiều của vectơ cường độ điện trường: Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường. Nếu phát biểu “ Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường” là không đúng vì có thể ở đây là điện tích âm.
1.20 Chọn: A
Hướng dẫn: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Dưới tác dụng của lực điện làm điện tích dương sẽ chuyển động dọc theo chiều của đường sức điện trường. Điện tích âm chuyển động ngược chiều đường sức điện trường.
1.21 Chọn: B
Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 1.20
1.22 Chọn: D
Hướng dẫn: Theo tính chất của đường sức điện: Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua. Các đường sức là các đường cong không kín. Các đường sức không bao giờ cắt nhau. Các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương hoặc ở vô cực và kết thúc ở điện tích âm hoặc ở vô cực. Nên phát biểu “Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm” là không đúng.
1.23 Chọn: B
Hướng dẫn: Xem hướn dẫn câu 1.22
1.24 Chọn: B
Hướng dẫn: Điện tích Q < 0 nên độ lớn của cường độ điện trường là .
1.25 Chọn: C
Hướng dẫn: áp dụng công thức với E = 0,16 (V/m) và 
F = 2.10-4 (N). Suy ra độ lớn điện tích đó là q = 8.10-6 (C) = 8 (μC).
1.26 Chọn: C
Hướng dẫn: áp dụng công thức với Q = 5.10-9 (C), 
r = 10 (cm) = 0,1 (m). Suy ra E = 4500 (V/m).
1.27 Chọn: D
Hướng dẫn: Khoảng cách từ tâm của tam giác đều cạnh a đến mỗi đỉnh của tam giác là .
- Cường độ điện trường do mỗi điện tích Q gây ra tại tâm của tam giác có độ lớn bằng nhau là , với r = . Hướng của mỗi vectơ cường độ điện trường hướng ra xa mỗi điện tích.
- Cường độ điện trường tổng hợp tại tâm của tam giác đều là 
1.28 Chọn: B
Hướng dẫn: 
- Điểm M nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách đều hai điện tích, điểm đó cách mỗi điện tích một khoảng r = 5 (cm) = 0,05 (m).
- Cường độ điện trường do điện tích q1 = 5.10-9 (C) gây ra tại M có độ lớn = 18000 (V/m), có hướng ra xa điện tích q1.
- Cường độ điện trường do điện tích q2 = - 5.10-9(C) gây ra tại M có độ lớn = 18000 (V/m), có hướng về phía q2 tức là ra xa điện tích q1. Suy ra hai vectơ và cùng hướng.
- Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm M là do và cùng hướng nên E = E1 + E2 = 36000 (V/m).
1.29 Chọn: A
Hướng dẫn: 
- Cường độ điện trường do điện tích q1 = 5.10-16 (C) nằm tại B gây ra tại A có độ lớn = 7,03.10-4 (V/m), có hướng từ B tới A.
- Cường độ điện trường do điện tích q2 = 5.10-16 (C) nằm tại C gây ra tại A có độ lớn = 7,03.10-4 (V/m), có hướng từ C tới A.
- Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm A là , do và hợp với nhau một góc 600 và E1 = E2 nên E = 2.E1.cos300 = 1,2178.10-3 (V/m).
1.30 Chọn: A
Hướng dẫn: 
- Điểm M nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách q1 một khoảng 
r1 = 5 (cm) = 0.05 (m); cách q2 một khoảng r2 = 15 (cm) = 0,15 (m). Điểm M nằm ngoài khoảng q1q2.
- Cường độ điện trường do điện tích q1 = 5.10-9 (C) gây ra tại M có độ lớn = 18000 (V/m), có hướng ra xa điện tích q1.
- Cường độ điện trường do điện tích q2 = - 5.10-9(C) gây ra tại M có độ lớn = 2000 (V/m), có hướng về phía q2. Suy ra hai vectơ và ngược hướng.
- Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm M là do và ngược hướng nên E = E1 - E2 = 16000 (V/m).
1.31 Chọn: D
Hướng dẫn:
- Cường độ điện trường do điện tích q1 = 5.10-16 (C) nằm tại B gây ra tại A có độ lớn = 7,03.10-4 (V/m), có hướng từ B tới A.
- Cường độ điện trường do điện tích q2 = - 5.10-16 (C) nằm tại C gây ra tại A có độ lớn = 7,03.10-4 (V/m), có hướng từ A tới C.
- Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm A là , do và hợp với nhau một góc 1200 và E1 = E2 nên E = E1 = E2 = 7,03.10-4 (V/m).

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 010.doc