Ca dao than thân

Ca dao than thân

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Qua bài học, bước đầu cảm nhận được cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân thời xưa.

 - Nắm được NT so sánh, ẩn dụ và cách sử dụng biểu tượng trong ca dao.

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học.

 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi

 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ca dao than thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/11/2006
Tiết theo PPCT: 33
 Ký duyệt: Đọc - văn:
 Ca dao than thân 
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Qua bài học, bước đầu cảm nhận được cảnh ngộ, nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân thời xưa. 
 - Nắm được NT so sánh, ẩn dụ và cách sử dụng biểu tượng trong ca dao. 
 B. phương tiện thực hiện 
 - SGK, SGV
 - Thiết kế bài học.
 C. CáCH THứC TIếN HàNH
 GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi
 tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
 D. tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Giới thiệu bài mới:
 Bên cạnh những câu hát bộc lộ nghĩa tình yêu thương đằm thắm, ca dao còn thể hiện sự than thở về cuộc đời, những cảnh ngộ đắng cay để từ đó bộc lộ phẩm chất và đòi quyền sống cho con người.
 Để thấy được vẻ đẹp trong những câu CD ấy , chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - hiểu:
1.Bài CD 1,2,3
Ba bài ca dao đề cập đến số phận gì của người phụ nữ trong xã hội cũ ? 
Bài CD 1 và 2 đã sử dụng thủ pháp NT gì ?Đối tượng được đề cập là ai? Phân tích giá trị biểu cảm của bài CD? 
 Bài CD số 3 thể hiện thân phận của người phụ nữ trong xã hội như thế nào?
Sắc thái tình cảm của 3 bài
 có gì khác nhau ?
 2. Bài CD số 4:
 Nhân vật trữ tình trong bài CD này là ai ? Hai câu thơ đầu cho ta biết điều gì?Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa 2 câu dầu và 4 câu sau? 
 3. Bài CD số 5 :
Con cò ở trong tình cảnh như thế nào ? Phân tích tính cách con cò trong
 bài CD?
Giải thích nghĩa cụm từ " tôi có lòng nào"và hình ảnh
 " nước trong, nước đục". Tâm sự của con cò thể hiện điều gì ?
Con cò thường là biểu tượng của ai ? 
 Tìm 1 số bài Cd có hình ảnh con cò ?
 II. Củng cố :
 III. Bài tập nâng cao :
 Làm đề cương giới thiệu chùm CD về chủ đề than thân 
 - Ba bài CD đều nói về thân phận chung - Thân phận bị phụ thuộc hoàn cảnh và người khác - của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ( đặc biệt trong hôn nhân ) 
Họ không được chủ động, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình; mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, gia đình.
 - Bài 1 và 2 sử dụng hình thức so sánh và ẩn dụ .
 * Đối tượng để so sánh là:
 Tấm lụa đào
 Thân em như [
 Giếng giữa đàng
 + " Tấm lụa đào": Gợi vẻ đẹp vừa mềm mại, dịu dàng, tha thướt đầy nữ tính.
 + " Giếng giữa đàng ": Gợi ra vẻ đẹp trong trẻo, mát lành
 {-> Người phụ nữ ý thức được về vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý, đáng được nâng niu, gìn giữ,trân trọng của mình - "Giá trị sử dụng"để khẳng định vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, giản dị của người phụ nữ hiện có.
 * Nhưng họ lại :
 + Phất phơ giữa chợ...ai?
 khôn rửa mặt 
 + Người [ { ẩn dụ
 phàm rửa chân
 {-> Người phụ nữ đẹp là thế, đáng quý là thế mà không được lựa chọn HP cho mình, thân phận họ phụ thuộc vào người khác như :
 Tấm lụa đào "phất phơ giữa chợ" không biết rồi ai sẽ là chủ nhân, không biết sẽ thuộc về ai.
 Cũng như , giếng nước mát "giữa đàng"không thể tự mình chọn " Người khôn" hay "người phàm" đến rửa .
 {=> Bối cảnh sử dụng để nhấn mạnh sự phụ thuộc của phụ nữ trong xã hội. 
 - Bài 3: lại gợi ra một sắc thái buồn khác về thân phận người phụ nữ - Nỗi niềm của người phụ nữ phải đi lấy chồng sớm bằng hình ảnh so sánh ngầm:
 Đọt mù u non nớt - Cô gái trẻ
 -> Phải đi lấy chồng qúa sớm, phải từ bỏ tuổi thiếu nữ đẹp đẽ , thơ mộng để buộc đời mình với phận làm vợ đầy bó buộc, đau khổ trong xã hội phong kiến
=> Tiếng ru buồn là tâm sự riêng, họ không biết tâm sự cùng ai ngoài đưa con nhỏ bé, ngây thơ. Bài CD đã diễn tả cảnh đáng thương và số phận đau buồn như đã thành quy luật của những người con gái bị tảo hôn .
 - Sắc thái tình cảm của 3 bài có khác nhau. Nếu bài 1,2 người phụ nữ không quyết định được số phận của mình; thì bài 3 lại thể hiện tình cảm, tiếng nói của người con gái phải lấy chồng quá sớm.
 *Nhân vật trữ tình của bài CD này là một cô gái, đây là lời thổ lộ về tình yêu của cô.
 *Hai câu đầu và 4 câu sau có mối liên hệ với nhau:
 - Hòn đá đóng rong... vì dòng nước chảy
 Hòn đá bạc đầu ... vì bởi sương sa 
 -> ẩn dụ, mượn vật thể thiên nhiên để bộc lộ tâm sự thầm kín : Vững chắc, trơ lì như đá mà không tránh khỏi phôi pha, huống chi tuổi xuân con người (Đặc biệt lại là con gái )
 -> Nói đến "đá" là để nói về sự thay đổi , phôi pha trong thời gian và hoàn cảnh nghiệt ngã 
 - Bốn câu cuối bộc lộ tâm sự của người con gái trong tình yêu đôi lứa, trước nỗi sợ hoàn cảnh, lễ giáo phong kiến -> Nõi sợ hãi của người con gái được cụ thể hoá bằng những hình ảnh mang sắc thái khác nhau:
 Mẹ, cha bằng biển - trời 
 Sợ[ { So sánh
 mây bạc giữa trời mau tan
 + Nỗi sợ cha, mẹ được so sánh với biển rộng, trời cao; bởi trong xã hội phong kiến hà khắc, lạc hậu cha - mẹ quyết định hôn nhân cho con, " cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ". Thực tế này mà cô gái sợ không dám nói ra tình yêu của mình với chàng trai
 -> Hình ảnh " Đất - Trời " nói lên áp lực nặng nề, ghê gớm của xã hội cũ đối với mong muốn chính đáng của người phụ nữ.
 + Nỗi sợ được diễn tả bóng bẩy, tế nhị: " Mây bạc"là ẩn dụ về tình cảm chàng trai - TY của chàng tuy đẹp nhưng mỏng manh , không chắc chắn, dễ chuyển dời, tan biến -> Nỗi sợ lòng người dễ đổi thay - Đây mới chính là nỗi sợ lớn nhất của cô gái ( dù không được diễn tả ở mức độ " bằng biển, bằng trời " ) 
 => Càng yêu thương câu hỏi ấy càng xoáy sâu, giày vò cô gái . Nhưng sợ thì sợ đấy mà thương thì cứ thương. Mâu thuẫn đáng thương giữa niềm khao 
khát HP lứa đôi và thân phận " đàn bà "được diễn 
tả rất sâu sắc và sinh động trong bài CD này .
 - Con cò ở trong tình cảnh : Đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, gặp rủi ro và lâm nạn - Thông thường cò đi kiếm ăn ban ngày chứ không đi kiếm ăn ban đêm như loài Vạc. Con cò đi kiếm ăn ban đêm là trái với tập tính, quy luật tự nhiên -> Vất vả,có thể gặp nhiều tai hoạ bất ngờ ( Họ phải đi làm thuê làm mướn ở nơi xa, phải tranh thủ làm cả đêm nữa để tăng tiền công, tiền thưởng. Song họ gặp phải chuyện chẳng lành )
 - " Tôi có lòng nào ": Tôi có ý gì xấu ( thanh minh, phân trần )
 Nước trong
 [ { ẩn dụ
 Nước đục 
 -> Bộc lộ sự lựa chọn :
 + Nếu phải chết cò muốn chết trong "nước trong"
( tức chết trong danh dự -"Chết trong hơn sống nhục" 
 + Cò không muốn chết trong "nước đục" ( Tức tai tiếng, nhục nhã, hổ thẹn ) 
=> Nỗi niềm của cò:
 + Cò khao khát được sống. Tiếng kêu của nó chân thành, gấp gáp, là tiếng kêu cứu cần được sống.
 + Cò tượng trưng cho cho người lương thiện đêm ngày lặn lội kiếm ăn vất vả, lại gặp rủi ro, hoạn nạn - Lời con cò là lời phân trần chân thật về cảnh ngộ đáng thương của nó
 + Trong việc lựa chọn sự sống, cò luôn hướng tới danh dự . Nếu phải chết cò luôn nghĩ đến lương tâm và trách nhiệm của mình đối với thế hệ nối tiếp; không muốn cháu con phải hổ thẹn vì nó .
- Con cò thường là biểu tượng của người nông dân. Người nông thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình, bởi :
 + Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò gần gũi người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái họ luôn thấy con cò ở bên cạnh.
 + Cò có nhiều đặc điểm giống người nông dân : Thân cò gầy guộc, chịu khó, vất va lặn lội kiếm ăn 
- Bài CD có hình ảnh con cò :
 + Nước non lận đận một mình,
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Ai làm cho bể kia đầy,
 Cho sông kia cạn, cho gầy cò con. 
 + Trời mưa
 Quả dưa vẹo vọ
 Con ốc nằm co
 Con tôm đánh đáo
 Con cò kiếm ăn
 - CD than thân có ssó lượng lớn và tiêu biểu cho tiếng nói đoig quyền sống cho con người 
 - CD còn là tiếng nói tố cáo, bóc trần bản chất của xã hội phong kiến đè nặng lên kiếp sống người dân LĐ
 - NT thường sử dụng là so sánh, ẩn dụ, biểu tượng có tính truyền thống, quen thuộc với người LĐ 
 1. Đặt vấn đề :
- Giới thiệu vài nét về CD nói chung và chùm CD với chủ đề thanh thân nói riêng 
 2. Giải quyết vấn đề:
 - Than thở vì không quyết định được HP của mình 
 Thân em như miếng cau khô
 ......
 - Cùng một chủ đề thanh thân, CD có nhiều cách thể hiện :
 + Hình ảnh cây quế giữa rừng " Em như cây quế ...."
 + Hình ảnh cây khế" Trèo lên cây khế .... khế ơi "
 + Hình ảnh hạt mưa, tấm lụa đào, giếng giữa đàng
 - Có nhiều cảnh ngộ khác nhau trong lời ca giúp ta nhận ra sự phong phú của CD than thân 
 + Người làm nghề sông nước 
 + Người nông dân trên đồng ruộng
 + Cô gái than thở vì bị ép duyên
 - NT tiêu biểu trong CD than thân 
 + So sánh
 + ẩn dụ 
 + Biểu tượng 
 3. Kết thúc vấn đề :
 Nêu ý nghĩa của vấn đề được phản ánh trong chùm CD về chủ đề than thân 

Tài liệu đính kèm:

  • doc26, 27 CD than than.doc