Bài viết số 3: nghị luận văn học Môn: Ngữ văn - Khối 11

Bài viết số 3: nghị luận văn học Môn: Ngữ văn - Khối 11

I. Trắc nghiệm khách quan:

Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án sau:

Câu 1: Trong đoạn thơ:

 Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 Eo sèo mặt nước buổi đò đông

 Một duyên hai nợ âu đành phận

 Năm nắng mười mưa dám quản công.

cụm từ nào không phải là thành ngữ?

 A. Một duyên hai nợ C. Năm nắng mười mưa

 B. Lặn lội thân cò D. A và B

Câu 2: . Từ mũi nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

 A. Mũi dao C. Cái mũi

 B. Mũi thuyền D. Mũi đất

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết số 3: nghị luận văn học Môn: Ngữ văn - Khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - Đt hải phòng
Trường THPT Thủy sơn
 Bài viết số 3: nghị luận văn học
 Năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn - Khối 11
 Thời gian: 90 phút 
I. Trắc nghiệm khách quan: 
Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án sau:
Câu 1: Trong đoạn thơ:
	 Lặn lội thân cò khi quãng vắng
	Eo sèo mặt nước buổi đò đông
	 Một duyên hai nợ âu đành phận
	 Năm nắng mười mưa dám quản công.
cụm từ nào không phải là thành ngữ?
	A. Một duyên hai nợ	C. Năm nắng mười mưa
	B. Lặn lội thân cò	D. A và B
Câu 2: . Từ mũi nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?
	A. Mũi dao	C. Cái mũi
	B. Mũi thuyền	D. Mũi đất
Câu 3: Mục đích của Chiếu cầu hiền là gì?
	A. Bố cáo chiến thắng của quân đội Tây Sơn
	B. Thuyết phục nhân dân cả nước ủng hộ Tây Sơn
	C. Thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn
Câu 4: Cách hiểu nào sau đây đúng nhất về nghĩa của từ “ ăn bám”?
 A. Lợi dụng lúc người khác gặp thế bí để kiếm lợi, hoặc buộc người khác phải cho mình hưởng lợi
	B. Có sức lao động mà không làm việc, sống nhờ vào sức lao động của người khác
	C. Dỗ dành, lừa phỉnh để được hưởng của người khác
	D. Lấy bớt đi một phần để hưởng riêng khi làm một việc chung.
II. Tự luận
Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn bàn về ý nghĩa của tình bạn đẹp trong cuộc sống ngày hôm nay?
Câu 2 : Phân tích hình tượng người nông dân trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Đáp án và biểu điểm bài viết số 3
I.Trắc nghiệm: 1 điểm, mỗi câu đúng cho 0,25đ.
Câu 
1
2
3
4
Đáp án
B
C
C
B
II. Tự luận: 9 điểm
 Câu 1: 3điểm: 
Hình thức: Đảm bảo hình thức một đoạn văn nghị luận xã hội, câu liên kết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng(0,5đ).
Nội dung: Cần nêu được một số ý: 2,5 đ
 + Khẳng định: tình bạn là mối quan hệ không thể thiếu
 + Quan niệm về tình bạn đẹp: gắn bó chân thành, yêu thương sẻ chia, tri âm tri kỉ, giúp đỡ cùng tiến.
 + ý nghĩa: cuộc sống con người có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. 
Câu 2: 6 điểm:
Yêu cầu về kĩ năng:1 điểm
- HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học, văn viết có cảm xúc.
- Kết cấu bài văn chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, khônhg mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu; tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, khái quát hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.(0,5điểm)
* Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ: 4 điểm:
- Điều kiện vật chất: nghèo khó, lam lũ; thiếu thốn mọi bề.
- Sức mạnh tinh thần: tình cảm yêu nước dạt dào, căm thù giặc sâu sắc; ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ quê hương, đát nước; Tấm lòng chuộng nghĩa.
- Hành động xả thân vì nghĩa:
+Tinh thần quả cảm, can trường “ coi giặc cũng như không”, “ liều mình như chẳng có”
+ Tư thế đầy dũng mãnh: “ đạp rào lướt tới”, “ xô cửa xông vào”, “ đâm ngang chém ngược”, “ hè trước ó sau”.
+ Tinh thần và tư thế khiến hành động của họ đầy sức mạnh làm cho kẻ thù kinh hồn bạt vía.
Nghệ thuật : 
+ Hơi văn mạch văn hào hùng, mạnh mẽ: động từ mạnh, nhịp văn nhanh manh, dồn dập. 
+ Thủ pháp tương phản
Đánh giá ( 0,5 điểm): Tầm vóc, sự bất tử của hình tượng; tấm lòng tác giả
* Lưu ý: GV chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu kiến thức và kĩ năng; cần linh hoạt cho điểm đỗi với những bài viết sáng tạo, giàu chất văn, cảm nhận mới mẻ, sâu sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai viet so 3.doc