Bài tập về suất điện động cảm ứng, tự cảm

Bài tập về suất điện động cảm ứng, tự cảm

I. Mục tiêu dạy học.

1. Mục tiêu kiến thức

- Luyện tập việc vận dụng định luật Len-xơ (xác định chiều dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín) và vận dụng quy tắc bàn tay trái (xác định chiều dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động).

- Luyện tập việc vận dụng định luật Fa-ra-đây.

- Tập vận dụng công thức xác định năng lượng từ trường.

2. Mục tiêu kỹ năng

- Giải thích sự suất hiện dòng điện cảm ứmg và suất điện động cảm ứng.

- Kỹ năng giải các bài tập về cảm ứng điện từ, tìm suất điện động cảm ứng, hiện tượng tự cảm.

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 6818Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về suất điện động cảm ứng, tự cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài soạn 15: bài tập về suất điện động cảm ứng, tự cảm
I. Mục tiêu dạy học.
1. Mục tiêu kiến thức 
- Luyện tập việc vận dụng định luật Len-xơ (xác định chiều dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín) và vận dụng quy tắc bàn tay trái (xác định chiều dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động).
- Luyện tập việc vận dụng định luật Fa-ra-đây.
- Tập vận dụng công thức xác định năng lượng từ trường.
2. Mục tiêu kỹ năng
- Giải thích sự suất hiện dòng điện cảm ứmg và suất điện động cảm ứng.
- Kỹ năng giải các bài tập về cảm ứng điện từ, tìm suất điện động cảm ứng, hiện tượng tự cảm. 
3 Mục tiêu thái độ 
- Có thái độ học tập tốt, nghiêm túc trong giờ học.
- Có niềm say mê học môn vật lý hơn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Một số bài tập 
 - Phiếu học tập 
2. Học sinh:
 - Ôn lại kiến thức về cảm ứng điện từ, suất điện động cảm ứng, chiều dòng điện cảm ứng.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 ( 10 phút): Ôn tập kiến thức 
Hoạt động học sinh
Hoạt động giáo viên
Nội dung bài học
- Tiếp nhận và trả lời
- Tiếp nhận và trả lời
- Tiếp nhận và trả lời
- Khi nào xuất hiện dòng điện hay suất điện động cảm ứng? 
- Định luật Fa-ra-đây và định luật Len-xơ về cảm ứng điện từ.
- Công thức tính suất điện động cảm ứng, suất điện động tự cảm.
I) Tóm tắt lý thuyết:
1) Hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Fa-ra-đây: , khung N vòng: .
2) Suất điện động cảm ứng trong đoạn dây:
DF = BS = B(l.v.Dt) => 
3) Hệ số tự cảm của ống dây: L = 4p.10-7n2V.
4) Suất điện động tự cảm: 
DF = LDI; 
5) Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm: 
Hoạt động 2( 15 phút ) : Làm các bài tập trong SGK 
Hoạt động học sinh
Hoạt động giáo viên
Nội dung bài học
- Từ đầu bài và kiến thức học, lập phương án giải.
- Giải bài tập.
- Nhận xét bạn làm bài.
- Hướng dẫn làm các bài tập mà học sinh chưa làm được trong SGK
II. Bài tập 
Hoạt động 2( 15 phút ) : Làm các bài tập trong phiếu học tập 
Hoạt động học sinh
Hoạt động giáo viên
Nội dung bài học
- Tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện 
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 trong phiếu học tập.
Hoạt động 4 ( 5 phút ): Củng cố bài học . Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động học sinh
Hoạt động giáo viên
Nội dung bài học
- Ghi nhớ
- Tiếp nhận nhiệm vụ 
-Hệ thống lại các dạng bài tập và giao nhiệm vụ về nhà 
- BTVN : 4, 5, 6 trong phiếu học tập và chuẩn bị bài mới .
phiếu học tập
bài 1: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có kích thước 3 (cm) x 4 (cm) được đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-4 (T). Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Từ thông qua khung dây dẫn đó là:
A. 3.10-3 (Wb). B. 3.10-5 (Wb).
C. 3.10-7 (Wb). D. 6.10-7 (Wb).
bài 2: Một khung dây phẳng có diện tích 20 (cm2) gồm 100 vòng dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn bằng 2.10-4 (T). Người ta cho từ trường giảm đều đặn đến 0 trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:
A. 40 (V). C. 0,4 (V).
B. 4,0 (V) D. 4.10-3 (V).
bài 3: Một khung dây phẳng có diện tích 25 (cm2) gồm 100 vòng dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn bằng 2,4.10-3 (T). Người ta cho từ trường giảm đều đặn đến 0 trong khoảng thời gian 0,4 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:
A. 1,5 (mV). C. 15 (V).
B. 15 (mV). D. 150 (V).
bài 4: Dòng điện qua một ống dây giảm đều theo thời gian từ I1 = 1,2 (A) đến I2 = 0,4 (A) trong thời gian 0,2 (s). ống dây có hệ số tự cảm L = 0,4 (H). Suất điện động tự cảm trong ống dây là:
A. 0,8 (V). C. 2,4 (V).
B. 1,6 (V). D. 3,2 (V).
bài 5: Dòng điện qua ống dây tăng dần theo thời gian từ I1 = 0,2 (A) đến I2 = 1,8 (A) trong khoảng thời gian 0,01 (s). ống dây có hệ số tự cảm L = 0,5 (H). Suất điện động tự cảm trong ống dây là:
A. 10 (V). C. 90 (V).
B. 80 (V). D. 100 (V).
bài 6: Một thanh dẫn điện dài 40 (cm), chuyển động tịnh tiến trong từ trường đều, cảm ứng từ bằng 0,4 (T). Vectơ vận tốc của thanh vuông góc với thanh và hợp với các đường sức từ một góc 300, độ lớn v = 5 (m/s). Suất điện động giữa hai đầu thanh là:
A. 0,4 (V). C. 40 (V).
B. 0,8 (V). D. 80 (V).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat li 11(2).doc