Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Bài 31: Mắt (Có đáp án)

Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Bài 31: Mắt (Có đáp án)

Câu 6: Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt

B. khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên

C. khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống

D. khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống

Câu 7: Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho

A. độ tụ của mắt luôn giảm xuống

B. ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc

C. độ tụ của mắt luôn tăng lên

D. ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc

 

doc 3 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 30/05/2024 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Bài 31: Mắt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Vật lý 11 bài 31: Mắt
Câu 1: Mắt một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm và độ biến thiên độ tụ từ trạng thái mắt không điều tiết đến trạng thái mắt điều tiết tối đa là 8dp. Hỏi điểm cực cận của mắt người này cách mắt bao nhiêu?
A. 5cm
B. 10cm
C. 15cm
D. 20cm
Câu 2: Một người có mắt bình thường (không tật) nhìn thấy được các vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Khoảng cực cực của người này là 25cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu?
A. ΔD = 4dp
B. ΔD = 5dp
C. ΔD = 6dp
D. ΔD = 7dp
Câu 3: Mắt loại nào phải đeo kính hội tụ?
A. Mắt bình thường về già
B. Mắt cận
C. Mắt viễn
D. Mắt bình thường về già và mắt viễn.
Câu 4: Một mắt bình thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1 dp. Tính độ tụ của thấu kính phải mang (cách mắt 2cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.
A. D ≈ 4,35dp.
B. D ≈ 3,35dp.
C. D ≈ 5,35dp.
D. D ≈ 6,35dp.
Câu 5: Mắt loại nào có điểm cực viễn Cv ở vô cực?
A. Mắt bình thường về già
B. Mắt cận
C. Mắt viễn
D. Mắt bình thường về già và mắt viễn.
Câu 6: Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
B. khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt cong dần lên
C. khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
D. khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống
Câu 7: Để quan sát rõ các vật thì mắt phải điều tiết sao cho 
A. độ tụ của mắt luôn giảm xuống
B. ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc
C. độ tụ của mắt luôn tăng lên
D. ảnh của vật nằm giữa thuỷ tinh thể và võng mạc
Câu 8: Khi nói về khoảng nhìn rõ của mắt, phát biểu nào sau đây sai? 
A. mắt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực là bình thường
B. mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50cm là mắt bị cận thị
C. mắt có khoảng nhìn từ 80cm đến vô cực là vắt bị viễn thị
D. mắt có khoảng nhìn rõ từ 15cm đến vô cực là mắt bị tật cận thị
Câu 9: Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ quang học nào sau đây? 
A. hệ lăng kính
B. hệ thấu kính hội tụ
C. thấu kính phân kì
D. hệ gương cầu
Câu 10: Để khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép them vào mắt một thấu kính 
A. phân kì có độ tụ nhỏ
B. phân kì có độ tụ thích hợp
C. hội tụ có độ tụ nhỏ
D. hội tụ có độ tụ thích hợp
Câu 11: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt ) chữa tật của mắt để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt 
A. 15cm
B. 16,7cm
C. 17,5cm
D. 22,5cm
Câu 12: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ là 
A. -2,5dp
B. 2,5dp
C. -1,5dp
D. 1,5dp
Câu 13: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính ( đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là 
A. từ 13,3cm đến 75cm
B. từ 14,3cm đến 75cm
C. từ 14,3cm đến 100cm
D. từ 13,3cm đến 100cm
Câu 14: Một người viễn thị nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính ( kính cách mắt 1cm) có độ tụ là 
A. 1,4dp
B. 1,5dp
C. 1,6dp
D. 1,7dp
Câu 15: Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12cm đến 51cm. Người đó sửa tật bằng cách đeo kính phân kì cách mắt 1cm. Biết năng suất phân li của mắt là 1’. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn có thể phân biệt được là 
A. 0,033mm
B. 0,043mm
C. 0,067mm
D. 0,044mm
Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 11
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
A
A
C
B
D
Câu
9
10
11
12
13
14
15
 
Đáp án
B
D
B
D
B
C
B
 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_vat_li_lop_11_bai_31_mat_co_dap_an.doc