Bài tập tổng hợp Hóa học hữu cơ Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Thái Học

Bài tập tổng hợp Hóa học hữu cơ Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Thái Học

- Dựa trên khối lượng riêng a(g/ml): Gọi V0 (lít) là thể tích mol của chất khí có khối lượng riêng a(g/ml) trong cùng điều kiện thì M = a.V0

- Dựa trên sự bay hơi: Làm hóa hơi m(g) hợp chất hữu cơ thì thể tích nó chiếm V lít. Từ đó tính khối lượng của một thể tích mol (cùng đk) thì đó chính là M.

Hóa hơi Cùng điều kiện VA = VB nA = nB

II. Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong HCHC:

Dựa vào khối lượng hay (%) các nguyên tố. (x, y, z, t nguyên dương)

 

doc 106 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 29/05/2024 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập tổng hợp Hóa học hữu cơ Lớp 11 - Trường THPT Nguyễn Thái Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu gồm:Bài tập: hidrocacbon no,không no,thơm; dẫn xuất halogen ancol phenol;114 câu trắc nghiệm anđehit-xeton-axit cacboxylic,100 câu trắc nghiệm dẫn xuất halogen-ancol-phenol;xác định CTPT hóa hữucơ 
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ
Kiến thức cần nhớ:
I. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ:
1. Định lượng C và H:
Đốt cháy a(g) HCHC thu được



- Tính khối lượng các nguyên tố:
mC = 12= 12
mH = 2= 2
- Tính thành phần % khối lượng các nguyên tố:
%C =
%H =
2. Định lượng N:
	mN = 28
%N =
3. Định lượng O:
mO = a – (mC + mH + mN)
%O = 100% - (%C + %H + %N)
* Ghi chú:
	- Nếu chất khí đo ở đkc (00C và 1atm): 
	- Nếu chất khí đo ở điều kiện không chuẩn:

P: Áp suất (atm)
V: Thể tích (lít)
R » 0,082
4. Xác định khối lượng mol:
	- Dựa trên tỷ khối hơi:
 Þ Þ
MA = MB.dA/B
	Nếu B là không khí thì MB = 29 Þ M = 29.dA/KK
	- Dựa trên khối lượng riêng a(g/ml): Gọi V0 (lít) là thể tích mol của chất khí có khối lượng riêng a(g/ml) trong cùng điều kiện thì M = a.V0
	- Dựa trên sự bay hơi: Làm hóa hơi m(g) hợp chất hữu cơ thì thể tích nó chiếm V lít. Từ đó tính khối lượng của một thể tích mol (cùng đk) thì đó chính là M.
Hóa hơi Cùng điều kiện VA = VB nA = nB
II. Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong HCHC:
Dựa vào khối lượng hay (%) các nguyên tố. (x, y, z, t nguyên dương)
 hoặc = a : b : g : d
III. Lập CTPT hợp chất hữu cơ:
1. Dựa vào phần trăm khối lượng các nguyên tố: 

	Hoặc

2. Thông qua CTĐGN: 
Từ CTĐGN: CaHbOgNd) suy ra CTPT: (CaHbOgNd)n. 
M = ()n n =Þ CTPT
3. Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy:
	 M 44x 9y 14t
 m 
Do đó:

	Sau khi biết được x, y, t và M ta suy ra z
Dạng 1: Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong HCHC
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,92 g HCHC thu được 1,76 g CO2 và 1,08 g H2O. Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong HCHC.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 7,75 g vitamin C (chứa C, H, O) thu được 11,62 g CO2 và 3,17 g H2O. Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử vitamin C.
Bài 3. Oxi hoá hoàn toàn 0,6 g HCHC A thu được 0,672 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,72 g H2O. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong phân tử chất A.
Bài 4. Oxi hoá hoàn toàn 0,135 g HCHC A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa KOH, thì thấy khối lượng bình 1 tăng lên 0,117 g, bình 2 tăng thêm 0,396 g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 1,35 g hợp chất A với CuO thì thu được 112 ml (đktc) khí nitơ. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong phân tử chất A.
Bài 5. Oxi hoá hoàn toàn 0,46 g HCHC A, dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa KOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 0,54 g bình 2 tăng 0,88 g. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong phân tử chất A.
Bài 6. A là một chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Xác định thành phần định tính và định lượng của chất A.
Bài 7. Khi oxi hoá hoàn toàn 5,00 g một chất hữu cơ, người ta thu được 8,40 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 g H2O. Xác định phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất hữu cơ đó.
Bài 8. Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 g chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 g. Tính phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong A.
Bài 9. Oxi hoá hoàn toàn 6,15 g chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 g H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc).
Dạng 2: Lập CTPT hợp chất hữu cơ
Bài 1. Nilon – 6, loại tơ nilon phổ biến nhất có 63,68% C; 9,08 % H; 14,14% O; và 12,38% N. Xác định CTĐGN của nilon – 6. 
Bài 2. Kết quả phân tích các nguyên tố trong nicotin như sau: 74% C; 8,65% H; 17,35% N. Xác định CTĐGN của nicotin, biết nicotin có khối lượng mol phân tử là 162.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 g HCHC A thu được 13,2 g CO2 và 3,6 g H2O. Tỉ khối của A so với H2 là 28. Xác định CTPT của A.
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,30 g chất A (chứa C, H, O) thu được 0,44 g CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của của 0,30 g chất A bằng thể tích của 0,16g khí oxi (ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất). Xác định CTPT của chất A.
Bài 5. Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10% còn lại là oxi. Lập CTĐGN và CTPT của anetol.
Bài 6. Hợp chất X có phần tẳm khối lượng C, H, O lần lượt bằng 54,54%; 9,10% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88. Xác định CTPT của X.
Bài 7. Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Hãy tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.
Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn HCHC A cần vừa đủ 6,72 lít O2 (ở đktc) thu được 13,2 g CO2 và 5,4 g H2O. Biết tỉ khối hơi của A so với không khí gần bằng 1,0345. Xác định CTPT của A.
Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn 2,20 g chất hữu cơ X người ta thu được 4,40 g CO2 và 1,80 g H2O.
Xác định CTĐGN của chất X.
Xác định CTPT chất X biết rằng nếu làm bay hơi 1,10 g chất X thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 0,40 g khí oxi ở cùng đk nhiệt độ và áp suất. 
Bài 10. Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng 44 : 15.
Xác định CTĐGN của X.
Xác định CTPT của X biết rằng thỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,80. 
*Bài 11. Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN của X.
Bài 12. HCHC A có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: C chiếm 24,24%; H chiếm 4,04%; Cl chiếm 71,72%.
Xác định CTĐGN của A.
Xác định CTPT của A biết rằng tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2,25.
Bài 13. Tìm CTPT chất hữu cơ trong mỗi trường hợp sau:
Đốt cháy hoàn toàn 10 g hợp chất, thu được 33,85 g CO2 và 6,94 g H2O. Tỉ khối hơi của hợp chất so với KK là 2,69.
Đốt cháy 0,282 g hợp chất và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 khan và KOH thấy bình đựng CaCl2 khan tăng thêm 0,194 g, bình KOH tăng thêm 0,80 g. Mặt khác đốt cháy 0,186 g chất đó, thu được 22,4 ml nitơ (ở đktc). Phân tử chỉ chứa một nguyên tử nitơ.
Bài 14. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ có chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 g CO2 và 0,09 g H2O. Khi xác định clo trong lượng chất đó bằng dd AgNO3 người ta thu được 1,435 g AgCl.
Bài 15. Phân tích một HCHC cho thấy: cứ 2,1 phần khối lượng C lại có 2,8 phần khối lượng O và 0,35 phần khối lượng H. Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ trên biết 1,00 g hơi chất đó ở đktc chiếm thể tích 373,3 cm3.
Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 g HCHC A thu được 1,32 g CO2 và 0,54 g H2O. Tỉ khối của A so với H2 là 45. Xác định CTPT của A.
Bài 17. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hơi chất A cần 250 ml oxi tạo ra 200 ml CO2 và 200 ml hơi H2O. Xác định CTPT của A, biết thể tích các khí đo ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất.
Bài 18. Khi đốt 1 lít khí A cần 5 lít oxi sau pư thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi H2O. Xác định CTPT của A, biết thể tích các khí đo ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất.
Bài 19. Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Lập CTĐGN, CTPT của metylơgenol.
Bài 20: Xác định CTPT của mỗi chất trong các trường hợp sau:
a. 	Tính phần nguyên tố: 85,8%C; 14,2%H; 
b. 	51,3%C; 9,4%H; 12%N; 27,3%O; dA/KK = 4,035
ĐS: C4H8; C5H11O2N
Bài 21: Tìm CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
a. 	Đốt cháy 0,6g chất hữu cơ A thì thu được 0,88g CO2 và 0,36g H2O và 
b. 	Đốt cháy 7g chất hữu cơ B thì thu được 11,2 lít CO2 (đkc) và 9g H2O. Khối lượng riêng của B ở đkc là 1,25g/l
c. 	Đốt cháy hoàn toàn 10g chất hữu cơ C thu được 33,85g CO2 và 6,94g H2O. Tỷ khối hơi của C so với không khí là 2,69.
ĐS: C2H4O2; C2H4; C6H6
Bài 22: Đốt cháy hoàn toàn m(g) một Hydrocacbon A thì thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 3,6g H2O.
a. 	Tính m và % khối lượng các nguyên tố trong A ?
b. 	Xác định CTN; CTPT của A biết 
ĐS: 1,6g; 75%; 25%; CH4
Bài 23: Tìm CTN và CTPT của mỗi chất trong từng trường hợp sau:
a. 	Đốt cháy 0,176g hợp chất A sinh ra 0,352g CO2 và 0,144g H2O. Biết dA/KK = 1,52.
b. 	Phân tích 0,31g chất hữu cơ B (C; H; N) thì thu được 0,12g C và 0,05g H. Biết 
c. 	Phân tích chất hữu cơ D thì thấy cứ 3 phần khối lượng C thì có 0,5 phần khối lượng H và 4 phần khối lượng O. Biết 
ĐS: C2H4O; CH5N; C2H4O2
Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,9g một chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O người ta thu được 1,32g CO2 và 0,54g H2O. Khối lượng phân tử chất đó là 180đvC. Hãy xác định CTPT của chất hữu cơ nói trên ?
ĐS: C6H12O6
Bài 25: Đốt cháy hoàn toàn 5,2g hợp chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình H2SO4 đđ thì khối lượng bình tăng 1,8g và qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 15g kết tủa. Xác định CTPT của A biết 
ĐS: C3H4O4
Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn một lượng Hydrocacbon A rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 0,36g và bình hai có 2g kết tủa trắng.
a. 	Tính % khối lượng các nguyên tố trong A ?
b. 	Xác định CTN và CTPT của A biết dA/KK = 0,965 ?
c. 	Nếu ta thay đổi thứ tự hai bình trên thì độ tăng khối lượng mỗi bình ra sao sau thí nghiệm ?
ĐS: 85,71%; 14,29%; C2H4; tăng 1,24g và không đổi
Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn 10,4g hợp chất hữu cơ (A) rồi cho toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình một đựng H2SO4 đđ rồi qua bình hai đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm khối lượng bình một tăng 3,6g và bình hai có 30g kết tủa trắng. Khi hóa hơi 5,2g (A) thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6g khí O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của (A) ?
ĐS: C3H4O4
Bài 28: Đốt cháy 0,45g chất hữu cơ A rồi cho toàn bộ sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư thì có 112 cm3 N2 (đkc) thoát ra khỏi bình, khối lượng bình tăng 1,51g và có 2g kết tủa trắng.
a. 	Xác định CTN và CTPT của A biết rằng 0,225g A khi ở thể khí chiếm một thể tích đúng bằng thể tích chiếm bởi 0,16g O2 đo ở cùng điều kiện ?
b. 	Tính khối lượng Oxy cần cho phản ứng cháy nói trên ?
ĐS: C2H7N; 1,2g
Bài 29: Đốt cháy hoàn toàn 3,2g một chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm qua bình chứa nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 13,44g và có 24g kết tủa. Biết dA/KK = 1,38. Xác định CTPT của A ?
ĐS: C3H4
Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,6g chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư thấy có 2g kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24g.
a. 	Tìm CTN của A ?
b. 	Tìm CTPT của A biết 3g A có thể tích bằng thể tích của 1,6g O2 trong cùng điều kiện ?
ĐS: C2H4O2
Bài 31: Đốt cháy hoàn toàn 2,46g chất hữu cơ A rồi dẫn sản phẩm qua bình một chứa H2SO4 đđ và bình hai chứa Ca(OH)2 dư thấy thoát ra 224ml N2 (đkc) và khối lượng bình một tăng 0,9g và khối lượng bình hai tăng 5,28g.
a. 	Tìm CTN của A ?
b. 	Tìm CTPT của A biết dA/KK = 4,242 ?
ĐS: C6H5O2N
Bài 32: Đốt cháy hoàn t ... CH2OH.

Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với Na, không tác dụng với NaOH ?
A. 4	B. 5 C. 6	D. 7

Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (là dẫn xuất của benzen) không tác dụng với NaOH, còn khi tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime.
A. 2.	B. 3. C. 4.	D. 5.

Cho dãy chuyển hoá sau: C6H5CH3X YZ
Chất Z có công thức là
A. C6H5CH2OH 	B. C6H5CHO C. C6H5OCH3	D. HOC6H4CH3

X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của X có phản ứng với NaOH là
A. 2.	B. 3. C. 4.	D. 5.

Hiện tượng thí nghiệm nào dưới đây được mô tả không đúng ? 
A. Cho dung dịch Br2 vào dung dịch phenol, xuất hiện kết tủa trắng 
B. Cho quì tím vào dung dịch phenol, quì chuyển sang màu đỏ
C. Cho phenol vào dung dịch NaOH, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất. 
D. Dẫn dòng khí CO2 đi vào dung dịch natri phenolat thấy xuất hiện vẩn đục

Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt stiren, ancol benzylic và phenol ?
A. Dung dịch NaOH.	B. Quì tím. C. Na.	 D. Dung dịch Br2.

Có 3 chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn : ancol etylic, phenol, axit fomic. Để nhận biết 3 dung dịch trên có thể dùng thuốc thử nào ?
A. Quỳ tím và dung dịch NaOH. B. Dung dịch NaHCO3 và Na. 
C. Quỳ tím và dung dịch NaHCO3. D. Cu(OH)2 và Na.

Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp A gồm propyl clorua và phenyl clorua. với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp A là
A. 1,0 gam. B. 1,57 gam. C. 2,0 gam. D. 2,57 gam.

Cho 10,15 gam hỗn hợp X gồm CH2=CHCH2Cl, C6H5CH2Cl tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Kết thúc thí nghiệm thu được 5,85 gam muối. Tổng khối lượng các ancol thu được là
A. 8,3 gam B. 14,15 gam C. 20,0 gam D. 5,40 gam

Đun nóng ancol no mạch hở X với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc (lấy dư) thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br). Biết 12,3 gam Y có thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng điều kiện. X có công thức cấu tạo là
A. CH3OH.	B. C2H5OH. C. CH3CH(OH)CH3.	D. CH2=CHCH2OH.

Đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dẫn khí sinh ra qua dung dịch brom dư, thấy có 8,0 gam Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng C2H5Br đem phản ứng là 
A. 1,40 gam	B. 2,725 gam C. 5,450 gam D. 10,90 gam 

Đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở 1400C thu được ete Y có tỉ khối hơi so với X bằng 1,7. X tác dụng với CuO tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
A. metanol.	B. etanol.	 C. propan-1-ol. 	D. propan-2-ol.	

Đun nóng 27,40 gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm hai olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?
A. 4,48 lít B. 8,96 lít C. 11,20 lít 	 D. 17,92 lít 

Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. X có công thức phân tử là 
A. C2H5OH.	B. C3H7OH. C. C4H9OH.	D. C5H11OH.

Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. CH3OH.	B. C2H5OH. C. C3H7OH.	D. C4H9OH.

Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của A là
A. CH3OH.	B. C2H5OH. C. C3H7OH.	D. C4H9OH.

Đun hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau với H2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp 2 olefin có tỉ khối so với X bằng 0,66. X là hỗn hợp 2 ancol nào dưới đây ?
A. CH3OH và C2H5OH	B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH	D. C4H9OH và C5H11OH

Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là giá trị nào sau đây ?
A. 0,1 mol	B. 0,2 mol C. 0,3 mol	D. 0,4 mol

Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B là đồng đẳng ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 tạo ra là
A. 2,94 gam.	B. 2,48 gam.	 C. 1,76 gam.	D. 2,76 gam.

Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là 
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH. 
C. C3H5OH và C4H7OH. 	D. C3H7OH và C4H9OH. 

A, B là hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (ở đktc). A, B có công thức phân tử lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH.	D. C4H9OH, C5H11OH.

Cho 2,840 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức A, B tác dụng vừa đủ với Na. Sau phản ứng thu được 4,60 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (ở đktc) ?
A. 2,240 lít	 B. 1,120 lít C. 1,792 lít	D. 0,896 lít 

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 : đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và hơi H2O) lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam, ở bình (2) có 7,0 gam kết tủa.
- Phần 2 : cho tác dụng hết với Na dư thì thể tích khí H2 (đktc) thu được là bao nhiêu ?
A. 2,24 lít.	B. 0,224 lít. C. 0,56 lít.	D. 1,12 lít.

Cho 15,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,8 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.

Ancol X mạch hở, có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3OH.	B. CH2OHCHOHCH2OH. C. CH2OHCH2OH.	D. C2H5OH.

Cho 18,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, tạo ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH.	B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C4H9OH và C5H11OH.	D. CH3OH và C2H5OH.

Cho 15,20 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,80 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (đktc) ?
A. 1,12 lít	B. 2,24 lít C. 3,36 lít	D. 4,48 lít

Cho 9,20 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). B là ancol nào dưới đây ?
A. CH3OH	B. C2H5OH	C. CH3CH(CH3)OH	D. C3H5OH	

Cho m gam một ancol (ancol) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,32.	B. 0,46. C. 0,64.	D. 0,92.

Lên men nước quả nho thu được 100,0 lít ancol vang 100 (biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95,0% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml). Giả thiết trong nước quả nho chỉ có một loại đường là glucozơ. Khối lượng glucozơ có trong lượng nước quả nho đã dùng là
A. 20,595 kg.	B. 19,565 kg. C. 16,476 kg.	D. 15,652 kg.

Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,240 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH.	B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.	D. C3H7OH và C4H9OH.

Hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ X, Y kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M, cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và hơi H2O) vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 5,24 gam và tạo ra 7 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của X, Y là
A. CH3OH và C2H5OH. B. HCOOH và CH3COOH.
C. CH3COOH và C2H5COOH. D. C2H4(OH)2 và HO-CH2-CH(OH)- CH3.

Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm hai ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 và 7,65 gam H2O. Mặt khác khi cho m (g) hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2. Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các thể tích khí đo ở đktc. A và B có công thức phân tử lần lượt là
A. C2H6O, CH4O.	B. C2H6O, C3H8O. C. C2H6O2, C3H8O2 	 D. C3H6O, C4H8O.

Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO (t0) rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là 
A. C2H5OH.	B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH(CH3)OH.	D. CH3CH2CH2CH2OH.

Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (t0) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là
A. C2H5OH.	B. CH3CH2CH2OH. C. CH3CH(CH3)OH.	D. CH3CH2CH2CH2OH.

Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của A là công thức nào sau đây ?
A. CH3OH	B. C2H5OH	C. C3H7OH	D. C3H5OH	

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol A và B thuộc dãy đồng đẳng của ancol metylic người ta thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Vậy m có giá trị nào sau đây ?
A. 3,32 gam	 B. 33,2 gam C. 16,6 gam	 D. 24,9 gam 

Hóa hơi hoàn toàn 2,48 gam một ancol no, mạch hở X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,12 gam khí N2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O3.	B. C2H6O. C. C2H6O2.	D. C3H8O.

Khi oxi hóa 6,9 gam ancol etylic bằng CuO (t o) với hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng anđehit axetic thu được là
A. 3,68 gam	 	B. 5,28 gam C. 6,6 gam	D. 8,25 gam 

Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của A là 
A. CH3OH. 	B. C2H5OH. C. C3H5OH. 	D. C3H7OH.

X là ancol no, đa chức, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol X cần 2,5 mol O2. Vậy công thức của X là
A. C3H6(OH)2.	B. C3H5(OH)3. C. C4H7(OH)3.	D. C2H4(OH)2.

X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C2H4(OH)2.	B. C3H7OH. C. C3H5(OH)3.	D. C3H6(OH)2.

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen, khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5C6H4OH. 	 B. HOC6H4CH2OH. C. HOCH2C6H4COOH.	 D. C6H4(OH)2.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tong_hop_hoa_hoc_huu_co_lop_11_truong_thpt_nguyen_th.doc