Bài kiểm tra 1 tiết - Môn: Hóa học 12 - Đề 123 (lần 4)

Bài kiểm tra 1 tiết - Môn: Hóa học 12 - Đề 123 (lần 4)

Câu 1. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Fe?

 A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.

Câu 2. Quặng sắt nào sau đây thường dùng là nguyên liệu để sản suất gang?

A. Manhetit B. Pirit C. Hematit D. Xiđerit

Câu 3. Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3 dư, ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3 dư. Số trường hợp xảy ra pứ tạo hợp chất sắt (II) là?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 4. Các số oxi hóa đặc trưng của crom là ?

A. +2, +4, +6 B. +1, +2, +4, +6 C. +2, +3, +6 D. +3, +4, +6

Câu 5. Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr.

Câu 6. Nhúng thanh Fe (dư) vào 100ml dd Cu(NO3)2 0,2 M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng thanh Fe sẽ:

A. tăng 0,16g B. giảm 0,16g C. tăng 0,8g D. giảm 0,8g

Câu 7. Cho 100ml dung dịch FeSO4 0,5M tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 5,35g. B. 4,5g. C. 4,0g. D. 3,6g

 

docx 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết - Môn: Hóa học 12 - Đề 123 (lần 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: HÓA HỌC 12CB
Thời gian làm bài: 45 phút; 
 Họ, tên học sinh:.....................................................................
 Lớp:
 123
(Không được sử dụng tài liệu)
Điểm
Nhận xét của thầy cô giáo
1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (9 điểm)
Câu 1. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Fe?
 A. [Ar] 4s23d6.	B. [Ar]3d64s2.	C. [Ar]3d8.	D. [Ar]3d74s1. 
Câu 2. Quặng sắt nào sau đây thường dùng là nguyên liệu để sản suất gang?
A. Manhetit 	B. Pirit 	C. Hematit 	D. Xiđerit
Câu 3. Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3 dư, ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3 dư. Số trường hợp xảy ra pứ tạo hợp chất sắt (II) là?
A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 5
Câu 4. Các số oxi hóa đặc trưng của crom là ?
A. +2, +4, +6 	B. +1, +2, +4, +6 	C. +2, +3, +6 	D. +3, +4, +6
Câu 5. Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ? 
A. Fe và Al. 	B. Fe và Cr. 	C. Mn và Cr. 	D. Al và Cr.
Câu 6. Nhúng thanh Fe (dư) vào 100ml dd Cu(NO3)2 0,2 M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng thanh Fe sẽ:
A. tăng 0,16g 	B. giảm 0,16g 	C. tăng 0,8g 	D. giảm 0,8g
Câu 7. Cho 100ml dung dịch FeSO4 0,5M tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 5,35g.	B. 4,5g.	C. 4,0g.	D. 3,6g
Câu 8. Cho 7,28 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là?
A. 1,92 	B. 0,64 	C. 1,28 	D. 3,2
Câu 9. Dùng 100 tấn quặng có chứa Fe3O4 để luyện gang (chứa 95% Fe), cho biết rằng hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%, hiệu suất quá trình là 93%. khối lượng gang thu được là?
A. 55,831 tấn 	B. 56,212 tấn 	C. 56,712 tấn 	D. 60,912 tấn
Câu 10. Cặp kim loại nào sau đây có lớp màng oxit rất mỏng, bền vững bảo vệ kim loại trong môi trường nước và không khí?
A. Fe và Cr 	B. Fe và Al 	C. Al và Cr 	D. Ca và Al 
Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ dung dịch FeSO4, người ta thường ngâm kim loại nào sau đây vào dung dịch FeSO4?
A. Cu 	B. Al 	C. Zn 	D. Fe
Câu 12. Cho vào ống nghiệm chứa vài tinh thể K2CrO4 sau đó thêm tiếp khoảng 3ml nước và lắc đều được dd Y. Thêm tiếp vài giọt HCl vào dd Y được dd Z. Màu của Y và Z lần lượt là:
A. Màu đỏ, màu vàng 	B. Màu da cam, màu vàng 
C. Màu vàng, màu đỏ 	D. Màu vàng, màu da cam
Câu 13. Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. Fe2O3; 75%.	B. Fe3O4; 75%.	C. Fe2O3; 65%.	D. FeO; 75%.
Câu 14. Từ Fe2O3 để điều chế Fe .Trong công nghiệp người ta thường cho Fe2O3 tác dụng với :
A. bột Al ở nhiệt độ cao 	B. CO dư ở nhiệt độ cao
C. dd HCl tạo muối clorua, sau đó điện phân dd muối 	D. cả 3 cách
Câu 15. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,2 gam crom và 5,6 gam sắt với dung dịch axit clohiđric loãng dư (trong điều kiện không có không khí). Khối lượng muối snh ra là
A. 25 gam.	B. 12,7 gam.	C. 12,3 gam.	D. 26 gam.
Câu 16. Phản ứng nào sau đây sinh ra Fe3+ : 
1/ Fe + ddHCl 2/ Fe+ ddHNO3 3/ Fe+ Cl2 4/ Fe(OH)2+ HNO3
A. 2,3	B. 2,3,4	C. 2	D. 1,2
Câu 17. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X có khối lượng 43,9 gam. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 1,68 lít khí (đktc). Phần 2 phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M (loãng, nóng). Giá trị của V là ?
1,15.	B. 11,5.	C. 1,75.	D. 17,5.
Câu 18. Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm
A. AgNO3, Fe(NO3)2	B. Fe(NO3)2	C. Fe(NO3)3, AgNO3	D. Fe(NO3)3
Câu 19. Cho 11,36g hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất) và dd X. Cô cạn dd X thu được số gam muối khan là?
A. 38,72 	B. 35,5 	C. 34,36 	D. 49,09
Câu 20. Cho m (g) hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan và còn lại 0,2m (g) chất rắn, tách bỏ phần chưa tan, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 86,16 (g) kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,964 gam. 	B. 46,786 gam. 	C. 48,825 gam. 	D. Đáp án khác.
Câu 21. Tìm phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử:
A. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.	B. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.
C. FeO + CO → Fe + CO2.	D. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 22. Để điều chế dd Fe(NO3)2 ta cho :
 (1) Fe tác dụng dd HNO3 loãng ; (2) Fe dư tác dụng dd HNO3 đđ nóng ; 
 (3) Fe td dd AgNO3 dư 4) Fe td dd Cu(NO3)2 .
A. (2) ; (3) & (4)	B. (1) ; (2) & (4)	C. (1) & (4)	D. (2) & (4)
Câu 23. Trong quá trình luyện gang ngoài quặng sắt, than cốc người ta dùng thêm đá vôi. Vai trò của đá vôi là:
A. Giảm nhiệt độ nóng chảy của quặng sắt.	B. Cung cấp Ca để tạo gang
C. Cung cấp khí CO2 để tạo ra khí CO.	D. Tạo xỉ CaSiO3 .
Câu 24. Cho sơ đồ biến hóa : 
Cho biết a, b, c, d là 4 chất sau : AgNO3, CO, BaCl2, CuSO4. Hãy sắp xếp các chất theo đúng thứ tự a, b, c, d trên sơ đồ
A. CO, CuSO4, BaCl2, AgNO3	B. AgNO3, CO, BaCl2, CuSO4
C. CO, CuSO4, AgNO3, BaCl2	D. CO, AgNO3, CuSO4, BaCl2
Ddung dịch tăng thêm 9,6 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị m là
A. 20,8. 	B. 29,25. 	C. 48,75. 	D. 32,5.
Câu 26. Hỗn hợp kim loại nào sau đây tất cả đều tham gia phản ứng trực tiếp với muối Fe (III) trong dung dịch ?
A. Fe, Mg, Cu	B. Ba, Mg, Ni	C. K, Ca, Al	D. Na, Al, Zn
Câu 27: Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO, Cr2O3, Cr(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl nóng, dung dịch NaOH đặc nóng:
5	B. 6	C. 4	D. 3 
2. PHẦN TỰ LUẬN: ( 1 điểm)
Câu 28: Cho 0,83g hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 0,56 lít (đktc).Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp đầu ?
ĐÁP ÁN
1. PHÂN TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ.án
B
C
B
C
D
A
C
C
C
C
D
D
A
B
A
Câu
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Đ.án
B
A
C
A
A
D
D
D
A
A
A
A
2. PHÂN TỰ LUẬN:
Câu 28: 
Tính số mol : nH2 = 0,25 mol (0,25 điểm)
Tính được số mol Fe, Al : nAl = 0,01 mol ; nFe = 0,01 mol. (0,5 điểm)
Tính được phân trăm của Fe , Al : %mFe = 67,47% ; %mAl = 32,53% (0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_1_tiet_mon_hoa_hoc_12_de_123_lan_4.docx