Bài giảng Ngữ văn 11: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) Ngô Thì Nhậm (tiết 2)

Bài giảng Ngữ văn 11: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) Ngô Thì Nhậm (tiết 2)

Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Hãy phân tích mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử trong bài chiếu của Ngô Thì Nhậm?

Đáp án: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử:

 - Dụng ý câu nói của Khổng Tử trong sách luận ngữ:

 + Sao Bắc Thần là hình ảnh của thiên tử.

 + Các quần thần khác như những ngôi sao khác chầu về.

-> Người hiền phải do thiên tử sử dụng, phải qui thuận về với nhà vua. Hiền tài chỉ có thể phát huy tài năng khi qui thuận về với nhà vua.

 - Khẳng định:

 “ Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.

 -> Nếu hiền tài không do thiên tử sử dụng là trái qui luật, trái đạo trời.

 - Nhận xét: Cách đặt vấn đề ngắn gọn, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục đối với sĩ phu Bắc Hà.

 

ppt 24 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 9568Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) Ngô Thì Nhậm (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính chào các thầy cô giáo và các em học sinhKiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Hãy phân tích mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử trong bài chiếu của Ngô Thì Nhậm?Đáp án: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: - Dụng ý câu nói của Khổng Tử trong sách luận ngữ: 	+ Sao Bắc Thần là hình ảnh của thiên tử.	+ Các quần thần khác như những ngôi sao khác chầu về.-> Người hiền phải do thiên tử sử dụng, phải qui thuận về với nhà vua. Hiền tài chỉ có thể phát huy tài năng khi qui thuận về với nhà vua. - Khẳng định: “ Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”. -> Nếu hiền tài không do thiên tử sử dụng là trái qui luật, trái đạo trời. - Nhận xét: Cách đặt vấn đề ngắn gọn, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục đối với sĩ phu Bắc Hà.Chiếu cầu hiền(Cầu hiền chiếu)Ngô Thì Nhậm(Tiết 2)Đọc văn:TƯỢNG ĐÀI QUANG TRUNG -NGUYỄN HUỆQuang Trung – Nguyễn Huệ là anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào nửa cuối thế kỉ XVIII.	- Cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc:+ ẩn trong ngòi khe.+ Trốn tránh việc đời.+ Kiêng dè không dám lên tiếng.+ Gõ mõ canh cửa.+ Ra biển vào sông.+ Chết đuối trên cạn.+ Lẩn tránh suốt đời. - Nghệ thuật:	+ Sử dụng các điển cố lấy từ kinh điển Nho Gia.	+ Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. - Tác dụng của việc sử dụng các điển cố và hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: 	+Tạo cách nói tế nhị, phê phán nhẹ nhàng, đồng thời thể hiện kiến thức sâu rộng của người cầu hiền.	+ Tác động tới tâm trí và khơi gợi lòng trung thành với đất nước của những hiền tài.	+ Tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho lời thuyết phục.-> Thái độ lánh đời, trốn tránh, ẩn dật, quay lưng, bất hợp tác với triều đại Tây Sơn, bỏ phí tài năng.+ “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe”+ “ Ngày đêm mong mỏi”- Tâm trạng của vua Quang Trung:-> Thành tâm, khiêm nhường, tha thiết mong đợi người tài.+ “ Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”+ “ Hay đang thời đổ nát, chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”Câu hỏi tu từ:	=> Câu hỏi đặt ra ở thế lưỡng phân: Vừa thể hiện sự đòi hỏi, một chút thách thức của nhà vua, vừa như để khẳng định, để giàng buộc, để kêu gọi sự hợp tác của các hiền tài.- Hoàn cảnh đất nước:	-> Triều đại mới tạo lập, mọi việc đang bắt đầu nên còn gặp nhiều khó khăn.	+ Công việc vừa mới mở ra.	+ Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết.	+ Biên ải chưa yên.	+ Dân còn nhọc mệt.	+ Đức hóa của nhà vua còn chưa kịp nhuần thấm khắp nơi.	- Nhu cầu: Rất cần hiền tài ra giúp sức để khôi phục và xây dựng đất nước.	=> Qua đó thể hiện cái nhìn sâu sắc và toàn diện của người cầu hiền. ->Nhấn mạnh hiền tài có tầm quan trọng bậc nhất đối với vận mệnh hiện tại và tương lai của đất nước.- Tác giả dùng biện pháp kích tướng để khơi dậy lòng tự tôn dân tộc.Thái độ khiêm nhường, tha thiết nhưng rất thẳng thắn, kiên quyết.=> Thể hiện trí tuệ, tấm lòng đại trí, đại nhân của vua Quang Trung. - Hình ảnh ẩn dụ: + Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, + Mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình”“ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế, minh vương chẳng ai là không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ làm việc đầu tiên.( “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”- Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba.- Thân Nhân Trung – SGK Ngữ Văn 10, tập 2, Tr 31.)	“ Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười người ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống chi trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”	 	- Dẫn lời của Khổng Tử để khẳng định: Hiện nay nhân tài không phải là không có mà còn có rất nhiều.	- Vậy tại sao: “Trên dải đất văn hiến rộng lớn này, há lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” -> Câu hỏi đó đặt ra buộc sĩ phu Bắc Hà phải thay đổi cách ứng sử.Nhận xét:	- Lập luận chặt chẽ, có lí, có tình, từng bước khơi gợi niềm tin và trách nhiệm của những bậc hiền tài.	- Lời lẽ khiêm nhường, tha thiết nhưng kiên quyết. - Đối tượng: 	+ Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ. -> Tất cả mọi tầng lớp nhân dân.- Biện pháp và cách thức cầu hiền:	+ Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách.	+ Cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay nghiệp giỏi.	+ Cho phép người tài tự tiến cử.=> Biện pháp cầu hiền rõ ràng, cụ thể, rộng mở, thiết thực, dễ thực hiện.Nhận xét:	+ Đường lối rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện.	+ Chính sách rộng mở, giàu tính khả thi.	+ Tư tưởng dân chủ, tiến bộ.Nhận xét về cách kết thúc bài chiếu của tác giả?Kết thúc bài chiếu:	+ Khẳng định thời thế hiện tại là vận hội của người hiền thi thố tài năng, phụng sự cho triều đình, đất nước, nhân dân.	+ Vẽ ra tương lai tốt đẹp cho đất nước có tác dụng động viên, giục giã, xóa hết phân vân, kêu gọi hành động làm phấn chấn lòng người. - Vua Quang Trung:	+ Có tầm nhìn đúng đắn, xa rộng.	+ Hết lòng vì dân, vì nước.	+ Thể hiện tư tưởng dân chủ, tiến bộ.Di ảnh được cho là của vua Quang Trung và Đền thờ vua Quang Trung 1. Nghệ thuật:Cách nói sùng cổ (thi pháp trong văn học trung đại)	+ Sử dụng nhiều điển cố, hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.	+ Từ ngữ chỉ không gian: đất, trời, sao, gió mây.(vũ trụ); Triều đường, triều chính, dải đất văn hiến.(nơi cần người hiền). -> Tạo cảm giác trang trọng, trang nghiêm cho lời kêu gọi.Lời lẽ: mềm mỏng, khiêm nhường, kiên quyết.Lập luận chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục.2. Nội dung: 	- Bài chiếu thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước. * Củng cố: - Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Tình hình thực tiễn và khao khát cầu hiền của vua Quang Trung.	+ Thái độ ứng xử của nho sĩ Bắc Hà khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc.	+ Hoàn cảnh đất nước.	+ Khao khát cầu hiền của vua Quang Trung. - Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.Luyện tập:Bài tập về nhà: Qua bài Chiếu cầu hiền anh (chị) hiểu thế nào về người hiền và vai trò của người hiền đối với sự phát triển của đất nước?Hướng dẫn tự học:- Soạn bài đọc thêm: “ Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ.- Xem trước bài: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng. Cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • pptnam van thuc tap chieu cau hien.ppt