Bài giảng môn Tin học 11 - Bài 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

Bài giảng môn Tin học 11 - Bài 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình

I. Mục đích, yêu cầu.

1. Về kiến thức.

- Biết ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là: Bảng chử cái, cú pháp và ngữ nghĩa. Hiểu và phân biệt được 3 thành phần này.

- Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.

- Yêu cầu học sinh ghi nhớ các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.

2. Về kỹ năng.

- Học sinh biết được cách đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.

II. Phương pháp dạy học.

- Phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Tin học 11 - Bài 2: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ 
NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ 
LẬP TRÌNH.
Mục đích, yêu cầu.
Về kiến thức.
Biết ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là: Bảng chử cái, cú pháp và ngữ nghĩa. Hiểu và phân biệt được 3 thành phần này.
Biết một số khái niệm: tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
Yêu cầu học sinh ghi nhớ các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình.
Về kỹ năng.
Học sinh biết được cách đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.
Phương pháp dạy học.
Phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng.
Công tác chuẩn bị
Giáo viên: giáo án, SGK
Học sinh : SGK, đọc bài trước.
Tiến trình dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là lập trình. Kể tên một số ngôn ngữ lập trình mà các em biết?
Tại sao người ta lựa chọn ngôn ngữ bậc cao để lập trình.
Nội dung bài dạy
Đặt vấn đề: ở bài trước chúng ta đã biết để có thể giải một bài toán bằng máy tính điện tử thì chúng ta phải đưa nó về ngôn ngữ máy thông qua việc lập trình. Vậy để lập trình được thì trước hết ta phải học ngôn ngữ của lập trình. Bài mới “các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình”.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của họcsinh
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình
+ Có những yếu tố nào dùng để xây dựng nên ngôn ngữ tiếng Việt?
Tương tự như vậy trong ngôn ngữ lập trình cũng có 3 thành phần cơ bản : bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
Giới thiệu bảng chữ cái trong SGK trang 9.
Lưu ý : Bảng chữ cái trong ngôn ngữ lập trình khác nhau có sự khác nhau. Ví dụ bảng chữ cái trong ngôn ngữ lập trình C++ chỉ khác pascal là sử dụng thêm các kí tự như “,\, !
+ Nếu như trong pascal ta viết như sau c=a:b thì chương trình có báo lỗi không? Vì sao?
Diễn giải cú pháp: vd trong tiếng việt ta có câu
Nếu a>b thì số lớn nhất là a.
Xét trong ngôn ngữ lập trình ta có : Nếu ó if
 Thì ó then
Trong chương trình nếu ta viết là if a>b Max:=a
Thì chương trình sẽ báo lỗi thiếu ‘then’, lỗi này chính là lỗi cú pháp.
Xét về ngữ nghĩa vd : Xét 2 biểu thức A+B (1) và I+J (2)
Trong đó A,B là các số thực.
I,J là các số nguyên
 + Về ngữ nghĩa 2 biểu thức trên có khác nhau không?
Mỗi ngôn ngữ khác nhau cũng có ngữ nghĩa khác nhau.
Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ.
 Chỉ các chương trình không còn lỗi cú pháp mới được dịch sang ngôn ngữ máy. 
 Các lỗi ngữ nghĩa khó phát hiện hơn. Lỗi ngữ nghĩa chỉ được phát hiện khi chạy trên dữ liệu cụ thể.
Hoạt động 2: tìm hiểu các khái niệm trong ngôn ngữ lập trình
+ Tại sao con người khi sinh ra đều phải đặt tên?
Trong các ngôn ngữ lập trình cũng vậy một đối tượng trong chương trình đều phải đặt tên vì:
Để quản lí và phân biệt các đối tượng trong chương trình.
Để gợi nhớ nội dung của đối tượng. 
Việc đặt tên trong các ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Ngôn ngữ lập trình pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường nhưng một số ngôn ngữ lập trình khác(như C++) lại phân biệt chữ hoa, chữ thường.
+ Quan sát ví dụ SGK nhận xét việc đặt tên trong pascal cần lưu ý điều gì?
lưu ý : không nên đặt tên quá dài, quá ngắn nên đặt sao cho gợi nhớ ý nghĩa đối tượng mang tên đó.
+ Tên nào là đúng: 
a)***** b)-5+9-0 c)PpPpPp
d)+256.512 e)FA33C9 f)(2)
+ Cho các tên sau tên nào dùng tên chuẩn, từ khóa, tên do người lập trình :END, integer, real, sqrt, ‘end’,var,_type,use, delta, Program, Abs, Xyx, Byte, Tong 
Khi ta xây dựng chương trình tìm chu vi, diện tích hình tròn thì ta phải dùng nhiều lần kí tự 3.14. Do đó người ta nghĩ đến khái niệm hằng
 Nếu ta khai báo hằng Pi=3.14 thì trong suốt chương trình sẽ hiểu Pi mang giá trị là 3.14.
Vd ta có đoạn chương trình tìm sau:
Const Pi=3.14
Read (r);
C:=2*Pi*r;
S:= Pi *r*r;
Trong đó r : bán kính, C: chu vi, S là diện tích.
Nếu như mỗi lần ta nhập vào r các giá trị khác nhau thì giá trị của C và S cũng thay đổi theo. Vậy r,C,S là các biến.
+ Để xây dựng chương trình giải phương trình ax2+ bx+ c=0 thì ta cần khai báo các biến nào?
+Bảng chữ cái tiếng Việt, số, dấu..
 Cách ghép các ký tự thành từ, ghép từ thành câu.
 Ngữ nghĩa của từ và câu.
+ Có, vì bảng chữ cái trong pascal không cho phép dùng kí hiệu ‘:’
+ Khác nhau: Dấu cộng trong (1) là cộng 2 số thực còn trong (2) là cộng trong 2 số nguyên.
+ Để phân biệt giữa người này và người khác.
+ Không bắt đầu bằng chữ số,
Không chứa dấu cách
Chỉ bao gồm chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới.
+ c,e
+ Từ khóa: end,var,program
tên người lập trình: _type, delta,Tong,Xyx
tên chuẩn: abs, integer, real, sqrt
+ a,b,c, x1,x2,delta
Các thành phần cơ bản.
Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều có 3 thành phần cơ bản là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
Bảng chữ cái.
 - Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình.
Cú pháp.
 - Là bộ quy tắc để viết chương trình. 
c. Ngữ nghĩa.
 - Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
Một số khái niệm
Tên.
- Trong Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái hoặc dấu gạch dưới và bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
VD: SGK trang 10
- Trong Pascal cần phân biệt 3 loại tên:
 * Tên dành riêng.
- được quy định dùng với ý nghĩa riêng, không được sử dụng với ý nghĩa khác. 
VD: SGK trang 10
* Tên chuẩn.
- Được dùng với ý nghĩa nhất định.Tuy nhiên, có thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa khác.
 VD: SGK trang 10
* Tên do người lập trình đặt.
Cần khai báo trước khi sử dụng.
VD: SGK trang 10.
Hằng và biến
Hằng: Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Hằng số học: số nguyên hoặc số thực
 Hằng logic: Là các giá trị đúng hoặc sai
 Hằng xâu: Là dãy kí tự trong bộ mã ASCII
Ví dụ ( SGK trang 12)
* Biến: Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình 
Biến phải khai báo trước khi sử dụng.
c. Chú thích:
- Trong khi viết chương trình có thể viết các chú thích cho chương trình. Chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình
Trong pascal chú thích được đặt trong {} hoặc (* *)
 Trong C++ chú thích đặt trong: /* */
Củng cố
- Nhắc lại các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình.
- Cách đặt tên trong lập trình.
- Phân biệt tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt.
- Phân biệt được hằng và biến.
Dặn dò
- Học bài và chuẩn bị bài giải cho các bài tập phía sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctin_11bai_2_moi.doc