Bài 39 - Tiết 40: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Bài 39 - Tiết 40: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

1. Kiến thức

- Kể tên được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người.Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tiễn như cải tạo giống, cải thiện môi trường, cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa kiến thức thông qua hình ảnh, video.

- Kĩ năng nghiên cứu SGK.

- Kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm.

- Kĩ năng trình bày trước lớp.

3. Thái độ:

- Hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.

- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống:

 + Biết một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.

 + Có chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân và mọi người.

 + Có biện pháp chăm sóc vật nuôi một cách phù hợp và hiệu quả nhất, tạo môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi sống và phát triển.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống; vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình.

 

docx 15 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài 39 - Tiết 40: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN
TỔ SINH HỌC
- - - š&›- - -
GIÁO ÁN
 BÀI 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 
( tiếp theo)
 Giáo viên hướng dẫn giảng dạy : Trần Thị Tứ Ka
 Sinh viên thực tập : Nguyễn Tường Vy
 Lớp : 11/6
 Môn học : Sinh học
 Tổ : Sinh học
Tam kỳ, tháng 3 năm 2019
Ngày soạn: 15/03/2019
Ngày dạy: 17/03/2019
GIÁO ÁN
BÀI 39 - TIẾT 40: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức
- Kể tên được các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người.Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tiễn như cải tạo giống, cải thiện môi trường, cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa kiến thức thông qua hình ảnh, video.
Kĩ năng nghiên cứu SGK.
Kĩ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
Kĩ năng trình bày trước lớp.
3. Thái độ: 
- Hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống:
 + Biết một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
 + Có chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe cho bản thân và mọi người..
 + Có biện pháp chăm sóc vật nuôi một cách phù hợp và hiệu quả nhất, tạo môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi sống và phát triển.
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường sống; vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình. 
4. Phát triển năng lực
- Năng lực chuyên biệt:
 + Năng lực nhận thức kiến thức sinh học.
 + Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn đời sống.
- Năng lực chung:
 + Năng lực tự giải quyết vấn đề. 
 + Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. 
 + Năng lực tự học.
II. Bảng mô tả quá trình phát triển năng lực:
Nội dung hoạt động
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
II. Các nhân tố bên ngoài
1. Thức ăn
2. Nhiệt độ
3. Ánh sáng
Hiểu rõ nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển động vật.
Nêu được ví dụ cho từng loại nhân tố.
Phân biệt được nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển động vật
III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
1. Cải tạo giống
2. Cải thiện môi trường sống của động vật
3. Cải thiện chất lượng dân số
Hiểu được các biện pháp sử dụng trong cải tạo giống.
Nêu được ví dụ các biện pháp cải tạo giống.
Vận dụng vào đời sống sản xuất, chăn nuôi.
III. Nội dung trọng tâm
- Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
IV. Phương tiện dạy học
- Tranh, ảnh về sự suy dinh dưỡng và béo phì của một số loài động vật và con người.
- Tranh, ảnh các nhân tố nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Tranh, ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng sống.
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc sinh trưởng và phát triển bởi nhiệt độ.
- Phiếu học tập.
V. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS tham gia trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn”, vừa để kiểm tra bài cũ vừa để dẫn dắt vào bài mới.
+ Sẽ có 5 mảnh ghép tương đương với 5 câu hỏi liên quan đến bài cũ.
+ Hình ảnh khóa cần tìm là hình ảnh về bé trai mũm mỉm, thừa cân.
GV hỏi:
Vậy theo các em thì yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến sự thừa cân của bé này ?
GV dẫn dắt vào bài.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và giải thích theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức. 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Học sinh suy nghĩ để trả lời những yêu cầu của GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời những vấn đề GV đặt ra và thảo luận
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS quan sát hình ảnh về ga công nghiệp và gà thả vườn, người Việt Nam sống ở nước ngoài và ở Việt Nam.
+ Tại sao khi gà nuôi theo hình thức công nghiệp lại phát triển hơn gà thả vườn?
+ Tại sao cùng là người Việt Nam nhưng sinh sống ở nước ngoài lại phát triển tốt hơn sống tại Việt Nam?
à Có sự khác biệt trên là vì nó chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Vậy nhân tố bên ngoài gồm những nhân tố nào ?
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1 tìm hiểu về nhân tố thức ăn.
+ Nhóm 2 tìm hiểu về nhân tố nhiệt độ.
+ Nhóm 3 tìm hiểu về nhân tố ánh sáng.
+ Nhóm 4 tìm hiểu về nhân tố chất độc hại.
Để hoàn thành phiêu học tập sau:
Các nhân tố bên ngoài
Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
Ví dụ
Thức ăn
Nhiệt độ
Ánh sáng
Chất độc hại
- GV mời đại diện nhóm 1 lên trình bày nhân tố thức ăn:
+ GV cho HS quan sát hình về em bé còi xương và hình một chú voi chết do đói à HS nhận xét về 2 hình ảnh đó.
+ GV cho HS quan sát hình về trứng gà vỏ lụa và bệnh bướu cổ.
+ Nếu thiếu thức ăn thì động vật và con người sẽ như thế nào?
+ Hỏi thế nào về câu nói “ ăn như tằm ăn rỗi”
+ Vậy nếu sử dụng thừa nguồn thức ăn thì có tốt không?
+ GV cho HS quan sát hình người bị béo phì và bị gout.
+ Cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để cơ thể phát triển toàn diện?
+ GV cho HS quan sát tháp dinh dưỡng và giải thích.
- GV mời đại diện nhóm 2 lên trình bày kết quả về nhân tố nhiệt độ:
+ GV cho HS quan sát hình ảnh về nhiệt độ ảnh hưởng đến ruồi giấm.
+ GV cho HS quan sát sơ đồ tác động của nhiệt độ lên cá rô phi ở VN và mô tả sơ đồ.
+ GV liên hệ thực tiễn: cho HS quan sát hình ảnh trâu bò bị chết do thời tiết quá lạnh ở Lào Cai ngày 25/1/2016.
àĐể tránh hiện tượng này thì người nông dân cần phải làm gì?
-GV mời nhóm 3 lên trình bày kết quả về nhân tố ánh sáng:
+ GV cho HS quan sát một số động vật phơi nắng khi trời rét.
+ GV hỏi: Tại sao người ta lại cho trẻ em tắm nắng vào sáng sớm và chiều tối như vậy?
-GV mời nhóm 4 lên trình bày kết quả về nhân tố chất độc hại:
+ GV hỏi: mẹ bị nghiện rượu, thuốc lá, ma túy con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
+ GV cho HS quan sát 1 số tranh về ảnh hưởng của chất độc hại đến con người.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm đem sản phẩm đã thảo luận của nhóm mình lên trình bày.
- GV chỉ định ngẫu nhiên nhóm khác nhận xét.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Bổ sung thêm các kiến thức khác.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Cải tạo giống: 
GV hỏi:
- Mục đích của việc cải tạo giống là gì?
- Hãy nêu một số biện pháp giúp cải tạo giống trong chăn nuôi?
- Gv cho HS quan sát các ví dụ về lai giống ở cá chép trắng, chọn lọc nhân tạo ở gà, công nghệ phôi ở bò.
* Cải thiện môi trường sống của động vật:
- GV cho HS quan sát một số biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất của vật nuôi.
* Cải thiện chất lượng dân số:
GV cho học sinh quan sát một số tranh về một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng dân số.
*GV liên hệ thực tế.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS trả lời, gọi HS khác nhận xét.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh và chiếu nội dung ghi nhớ cho từng mục (Sau khi từng nhóm báo cáo)
- Bổ sung thêm các kiến thức khác.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
1.Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS quan sát, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 HS lắng nghe GV giảng giải và ghi bài vào vở.
I. Các nhân tố bên ngoài
( Nội dung PHT )
II. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
- Điều khiển khả năng sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi:
+ Cải tạo giống: Bằng phương pháp lai giống, chọn lọc nhân tạo, công nghệ phôitạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi với điều kiện địa phương.
+ Cải thiện môi trường: Cải thiện môi trường sống tối ưu cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển (thức ăn, vệ sinh chuồng trại).
- Cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình: Cải thiện đời sống kinh tế và văn hoá (cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, sinh hoạt văn hoá lành mạnh); áp dụng các biện pháp tư vấn di truyền và kĩ thuật y học hiện đại trong công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi Ai là triệu phú.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa kiến thức các câu trả lời.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS dựa vào kiến thức bài học và sự hiểu biết thực tế để suy nghĩ câu trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Từng học sinh trả lời
- Các học sinh khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS tìm hiểu thêm:
+ Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
+ Để hạn chế số lượng trẻ em sinh ra bị dị tật, thì những bà mẹ cần có các phương pháp gì trong giai đoạn mang thai?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa kiến thức các câu trả lời.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS vận dụng kiến thức vừa học và sự hiểu biết thực tế giải thích. 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
PHIẾU HỌC TẬP
Các nhân tố bên ngoài
Ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật
Ví dụ
1. Thức ăn
2. Nhiệt độ
3. Ánh sáng
4. Chất độc hại
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Các nhân tố bên ngoài
Tác động đến sinh trưởng và 
phát triển ở động vật
Ví dụ
1. Thức ăn
Thức ăn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể ĐV.
Là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
Thiếu thức ăn, động vật còi cọc, dễ bị bệnh hoặc chết.
Suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ em.
Thiếu i-ốt làm trẻ chậm lớn, trí tuệ kém phát triển
2. Nhiệt độ
Mỗi loài động vật sinh trưởng trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng của động vật, đôi khi gây chết. 
Cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ ở 16 độ C.
Nhiệt độ xuống quá thấp, trâu bò có thể bị chết rét.
Giới tính của rùa phụ thuộc nhiệt độ ấp trứng.
3. Ánh sáng
Giúp cơ thể động vật tăng cường thu nhiệt và giảm mất nhiệt.
Ánh sáng giúp biến tiền Vitamin D => Vitamin D chống còi xương.
Chó, mèo,  phơi nắng; đặc biệt vào những ngày trời lạnh.
Trẻ nhỏ tắm nắng.
4. Các chất độc hại
Các chất độc hại, các chất kích thích làm sai lệch sự sinh trưởng và phát triển ở động vật => quái thai, gây chết hay dị tật ở thế hệ sau
Các dị tật của trẻ do mẹ mang thai sử dụng chất kích thích.
Trẻ bị dị tật do nhiễm chất độc màu da cam Dioxin
RÚT KINH NGHIỆM 
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tam kì, ngày 17 tháng 3 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy	Sinh viên thực hiện
 Trần Thị Tứ Ka	Nguyễn Tường Vy

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_39_tiet_40_cac_nhan_to_anh_huong_den_sinh_truong_va_phat.docx