50 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn khối 11 nâng cao

50 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn khối 11 nâng cao

1. “Vào phủ chúa Trịnh” là đoạn trích thuộc thề loại

 a. Chiếu c. Tiểu thuyết chương hồi

 b. Kí d. Văn tế

2. Cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh được miêu tả trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích (Thượng kinh kí sự) của lê Hữu Trác là:

 a. Cực kì xa hoa tráng lệ, nổi lên quyền uy tộc bậc của nhà Chúa

 b. Mỉa mai, phê phan chúa trịnh

 c. Không khí khẩn trương nhộn nhịp.

 d. Ý a, b đúng

3. Thái độ của tác giả Lê Hữu Trác với cuộc sống giàu sang nơi phủ chú Trịnh:

 a. Quan sát tỉ mỉ, sững sờ trước cảnh giàu sang nơi phủ chúa

 b. Mỉa mai phê phán chúa Trịnh

 c. Không màng vinh hoa phú quý

 d. Ý a,c đúng

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4765Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "50 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn khối 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHỐI 11 NÂNG CAO
Năm học: 2007-2008
1. “Vào phủ chúa Trịnh” là đoạn trích thuộc thề loại
	a. Chiếu	c. Tiểu thuyết chương hồi 
	b. Kí 	d. Văn tế 
2. Cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh được miêu tả trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích (Thượng kinh kí sự) của lê Hữu Trác là: 
	a. Cực kì xa hoa tráng lệ, nổi lên quyền uy tộc bậc của nhà Chúa
	b. Mỉa mai, phê phan chúa trịnh 
	c. Không khí khẩn trương nhộn nhịp.
	d. Ý a, b đúng 
3. Thái độ của tác giả Lê Hữu Trác với cuộc sống giàu sang nơi phủ chú Trịnh:
	a. Quan sát tỉ mỉ, sững sờ trước cảnh giàu sang nơi phủ chúa
	b. Mỉa mai phê phán chúa Trịnh 
	c. Không màng vinh hoa phú quý 
	d. Ý a,c đúng 
4. Gía trị đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” :
	a. Mang đậm tính hiện thực 
	b. Mang giá trị trữ tình 
	c. Ngạc nhiên pha chút mỉa mai
	d. Ý a, b đúng 
5. Câu văn nào cho thấy thái độ sững sờ của tác Lê Hữu Trác trứơc cảnh sống nơi phủ chúa.
	a. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
	b. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa.
	c. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.
	d. Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc 1 mẻ khổ không nói hết. 
6. Câu văn nào cho thấy thái độ không màng vinh hoa phú quý của tác giả Lê Hữu Trác 
	a. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
	b. Những sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được nữa.
	c. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.
	d. Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc 1 mẻ khổ không nói hết.
7. Ngôn ngữ chung là gì:
	a. Là ngôn ngữ được 1 cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp.
	b. Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm, chữ viết, từ vựng và ngữ pháp.
	c. Ý a, b đúng 
	d. Muốn có vốn hiểu biết về ngôn ngữ chung phải thừơng xuyên học hỏi.
8. Đặc điểm của lời nói cá nhân là:
	a. Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong tình huống cụ thể.
	b. Vừa mang yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ vừa mang sắc thái riêng, góp phần làm phong phú thêm ngôn ngữ chung.
	c. Mang dấu ấn cá nhân.
	d. Ý a, b đúng 
9. Phân tích đề là phải:
	a. Làm rõ nội dung trọng tâm, các theo tác lập luận chính và phạm vi tư liệu.
	b. Làm rõ nội dung trọng tâm, hàon cảnh sáng tác.
	c. làm rõ hoàn cảnh sáng tác, nội dung luận đề thao tác lập luận.
	d. Làm rõ nội dung luận đề và các thao tác lập luận.
10. Làm thế nào để tìm ý cho 1 bài văn nghị luận xã hội.
	a. Căn cứ vào luận đề.
	b. căn cứ vào yêu cầu thể loại. 
	c. Có thể đặt câu hỏi và vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi, tìm ra ý lớn, ý nhỏ.
	d. Ý a, b đúng 
11. Lập dàn ý cho 1 bài văn nghị luận xã hội:
	a. Chia dàn bài thành các ý lớn, nhỏ.
	b. Sắp xếp các ý theo trình tự logic .
	c. Sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định theo bố cục MB, TB, KB.
	d. Ý a, b đúng 
12. Đoạn trích “Lẽ ghét thương” của tác giả nào ?
	a. Nguyễn khuyến	c. Nguyễn Đình Chiểu 
	b. Nguyễn Trãi	d. Nguyễn Công Trứ 
13. Đoạn trích “lẽ ghét thương” thuộc thể loại:
	a. Thất ngôn	c. Lục bát 	
	b. Truyện thơ Nôm	d. Ý b, c đúng 
14. Đoạn trích “ Lẽ ghét thương” thuộc tác phẩm: 
	a. Kim vân Kiều truyện 	c. Dương từ - Hà Mậu 
	b. Ngư Tiều y thuật vấn đáp 	d. Lục Vân Tiên 
15. Những điềư ông Quán (Lẽ ghét thương) ghét nói chung là:
	a. Lắm chuyện lôi thôi	c. Chi lìa đổ nát 
	b. Hôn nhân, bạo chúa hại dân	d. Ý a, b, c đúng 
16. Thái độ của nhân vật trữ tình khi bày tỏ những điều ghét trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” (Trích Lục Vân Tiên)
	a. Đứng về phía nhân dân bị áp bức lên án bọn vua chúa bạo ngược.
	b. Đau đới xót xa.
	c. Mạnh mẽ, đứt khoát
	d. Ý a, c đúng 
17. Những điều ông Quán thương được thể hiện trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” nói chung là:
	a. Thương những bậc hiền tài cụ thể, chịu số phận lân đận, ước nguyện giúp đời không thành.
	b. Dẫn chuyễn những bậc hiền tài có ước nguyện giúp đời.
	c. Thương tiếc chí lớn không thành. 
	d. Ý a, b đúng 
18. Gía trị tư tưởng đoạn trích “Lẽ ghét thương” (trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
	a. Thể hiện những điều thường ghét của ông Quán 1 cách mạnh mẽ, dứt khoát.
	b. Thể hiện tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
	c. Cảm xúc mạnh mẽ của tác giả.
	d. Ý a, b đúng 
19. Bài “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu:
	a. Thơ tự do	c. Thất ngôn bát cú Đường luật 
	b. Thể thất ngôn trường thiên	d. Thể cổ phong
20. Đại ý bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu 
	a . Miêu tả tình cảnh của nhân dân dân, đất nước trong khi chạy giặc.
	b. Miêu tả hình ảnh của quân thù 
	c. Thể hiện thái độ cảm thường, trách móc và tình cảm xót xa của tác fỉa.
	d. Ý a, c đúng 
21. Dùng 1 trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
	“Sau khi ... tìm khắp gian ngoài và buồng trong không thấy 1 ai, họ xuống bếp chọc tay thước vào cót gia và bồ trấu.”
	a. Khám phá	c. Sục 
	b. Săn lùng	d. trói 
22. Dùng 1 trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
	 “Rồi họ .. ra mé sau nhà, cũng vô hiệu”.
	a. Khám phá	c. Săn lùng 
	b. Trói 	d. Tìm 
23. Dùng 1 trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
	“ Nhưng bỗng có tiếng trẻ em khóc thét lên thì 1 anh tuần mới . ra chỗ người trốn”.
	a. Khám phá	c. Săn lùng 
	b. Trói 	d. Tìm 
24. Dùng 1 trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: 
	“ Cuộc . Dù riết đến đâu cũng không sao  đủ 1 trăm người đi xem đá bóng 
	a. Săn lùng 	c. Săn lùng, khám phá 
	b. Săn lùng, tróc 	d. Săn lùng, sục 
25. Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu thuộc thể loại:
	a. Văn tế	c. Văn chiêu hồn 
	b. Văn xuôi	d. Văn miếu 
26. Bố cục của 1 bài văn tế gồm :
	a. Thích thực, ai vãn, lung khởi, kết .
	b. Ai vãn, thích thực, lung khởi, kết. 
	c. Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.
	d. Lung khởi, ai vãn, thích thực, kết.
27. Văn tế là :
	a. Thể loại trữ tình dùng trong phú điếu tang ma, thường được viết theo thể phú luật Đường.
	b. Thể loại tự sự trữ tình 
	c. Thường được viết theo thể loại phú cổ thể.
	d. Ý b,c đúng 
28. Nhân vật trung tâm của bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là :
	a. Những ngừơi nghĩa sĩ – tráng sĩ.
	b. Những người nông dân đánh giặc- nghĩa sĩ
	c. Những ngừơi nông dân lam lũ, chỉ quen cuộc sống ruộng đồng xa lạ với binh đao, trận mạc.
	d. Ý a, b đúng 
29. Yếu tố nào khiến những người nông dân vốn xa lạ binh đao, trận mạc bỗng trở thành những nghĩa sĩ công đồn:
	a. Yêu nước, căm thù giặc.
	b. Ý thực tự chủ, trách nhiệm trước công lý, lẽ phải.
	c. Nổi giận.
	d. Ý a, b đúng 
30. Những thủ pháp nghệ thuật nào sử dụng 1 cách độc đáo thể hiện thành công hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong phú công đồn: 
	a. Dùng từ phủ định: nào ai, chẳng thèm
	b. Yếu tố trùng lặp.
	c. Hàng loạt động từ, giới từ, câu văn ngắt vụn.
	d. Ý a, b, c đúng 
31. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm 
	a. Văn dĩ tải đạo	c. Thi trung hữu hoạ 
	b. Thi sĩ ngôn chí	d. Thi trung hữu nhạc
32. Các giai đoạn sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là :
a. 4	c. 3
b. 2	d. Không phân giai đoạn 
33. Lục vân tiên, Dương Từ Hà Mậu là những tác phẩm được sáng tác:
	a. Trước khi thực dân pháp xâm lược	c. Khi nhà thờ chạy về Ba Tri 
	b. Bình dị, mộc mạc	d. Ý b, c đúng 
34. Đặc điểm nổi bậc của thơ Nguyễn Đình Chiểu là :
	a. Tài hoa, uyên bác 	c. Mang đậm bản sắt địa phương Nam bộ 
	b. Bình dị, mộc mạc	d. Ý b, c đúng 
35. Trong 2 câu thơ sau từ nào sử dụng biện pháp tách từ:
	“ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
	 Một người chín nhớ mười trong 1 người”
	a. Đoài Đông	c. Nhớ mong 
	b. Chín mười 	d. Một người 
36. Hai câu thơ “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Thơ cái hồng nhan với nước non” (Tự tình - hồ Xuân Hương) thể hiện nội dung: 
	a. Đêm khuya cô đơn	c. Ước mong thầm kín 
	b. Duyên tình lựa chọn 	d. Ý b, c đúng 
37. Tự tình (II) là bài thơ được viết bằng:
	a. Chữ Quốc Ngữ	c. Chữ Hán 
	b. Chữ Nôm	d. Chữ Hán và Chữ Nôm
38. “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát) có tên Chữ Hán là:
	a. Hành ca đoản sa	c. Hành ca đoản ca 
	b. Ca hành đoản ca	d. Sa hành đoản ca 
39. Nội dung bài “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” thể hiện:
	a. Hình ảnh con đường cùng và người đi đường 
	b. Tâm sự của người đi đừơng, bị phẫn trước đường đi bế tắc, xã hội đen tối đầy hiểm hoạ. 
	c. Ý a, b đúng 
	d. Lý tưởng, hoài bão lập công danh
40. Nhan đề của bài “Câu cá mùa thu” theo nguyên tác được viết bằng:
	a. Chữ Hán	c. Chữ Quốc Ngữ 
	b. Chữ Nôm	d. Chữ hán, chữ nôm 
41. Cảnh sắc mùa thu được miêu tả trong bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến là:
	a. Cảnh thu vừa trong vừa tĩnh 
	b. Các sự vật được nhắc đến đều xứng hợp nhau.
	c. Phẳng lặng, chán nản
	d. Ý a, b đúng 
42. Chi tiết nào trong tác phẩm “Câu cá mùa thu” thể hiện rõ nhất tâm sự của Nguyễn Khuyến:
	a. Cả bài thơ	c. Bức tranh thiên nhiên 
	b. Hai câu cuối	d. Hai câu đầu 
43. Câu thơ “ Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi” (tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến) thể hiện:
	a. Cách phát hiện mới về một loại đồ chơi trong thu 
	b. Thích thú với nét tinh xảo của tiến sĩ đồ chơi
	c. Thán phục 
	d. Tự cười mình 
44. Những từ nào sau đây không thuộc từ vựng địa chất:
	a. Thăm dò	c. Khai thác 
	b. Khảo sát	d. Khoan
45. Những nội dung nổi bật trong thơ Nguyễn Khuyến: 
	a. Dân tình, làng cảnh Việt Nam 
	b. Tâm sự yêu nứơc, u hoài trước thời cuộc. 
	c. Tự cười mình, phê phán xã hội.
	d. Cả 3 ý trên. 
46. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là:
	a. Thi sĩ nhà quê 
	b. Bà chúa Thơ Nôm 
	c. Nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam 
	d. Mới nhất trong những nhà thơ mới 
47. Các đức tính nổi bật của Bà Tú được nhắc đến trong bài “Thương Vợ” - Trần Tế Xương là: 
	a. lam lũ, vất vả 
b. Đảm đang, nhẫn nại 
	c. Hi sinh, nhẫn nhịn âm thầm 
	d. Ý b, c đúng 
48. Qua bài thơ Thương Vợ Trần Tế Xương thể hiện 
	a. Sự cảm thông đến độ thành lời tri ân vợ 
	b. Tự kết án mình 
	c. Ý a, b đúng 
	d. An ủi vợ 
49. Một bài hát nói chính cách gồm: 
	a. 11 câu – 3 khổ 	c. 15 câu – 3 khổ 
	b. 13 câu – 3 khổ 	d. 17. câu – 3 khổ 
50. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công trứ là: 
	a. Bái hát nói chính cách 
	b. Bài hát nói biến cách 
	c. Phú 
	d. Văn Biền ngẫu 
ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
26
C
2
A
27
A
3
D
28
B
4
D
29
D
5
C
30
D
6
B
31
A
7
C
32
B
8
B
33
B
9
A
34
D
10
C
35
C
11
C
36
A
12
C
37
B
13
B
38
D
14
D
39
D
15
D
40
A
16
B
41
D
17
A
42
B
18
B
43
D
19
C
44
B
20
D
45
D
21
C
46
C
22
D
47
D
23
A
48
C
24
B
49
A
25
A
50
B

Tài liệu đính kèm:

  • doccau hoi trac nghiem 11 nc HKI.doc