Thi học kì i môn thi: Ngữ văn (11)

Thi học kì i môn thi: Ngữ văn (11)

I. TIẾNG VIỆT (3đ)

1. Trình bày đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? (1.5đ)

2. Phân tích cấu trúc, dung lượng và cho biết bản tin dưới đây thuộc loại tin nào? (1.5đ)

HAI HUYỆN VÙNG CAO QUẢNG TRỊ THIẾU NƯỚC SINH HOẠT

Sau cơn bão số 9 vừa qua, hệ thống công trình nước sạch trên địa bàn hai huyện vùng cao Quảng Trị: Hướng Hoá và Đakrong bị hư hại nghiêm trọng với hơn 90 công trình nước sạch tự chảy bị nước cuốn trôi dẫn đến việc hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, huyện Đakrong hư hại 44 công trình (chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh nhánh đi Thừa Thiên Huế) và huyện Hướng Hoá hư hại 46 công trình (tập trung dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi Quảng Bình và các xã vùng Lìa). Do các công trình vẫn đang trong giai đoạn sửa chữa, người dân nơi đây phải dùng nước ao, hồ để sinh hoạt bất chấp nguy cơ dịch bệnh.

Nguyễn Phúc (Tin trên báo Thanh niên, số ra ngày 29/11/2009)

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi học kì i môn thi: Ngữ văn (11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BẾN CÁT THI HỌC KÌ I
MÔN THI: NGỮ VĂN (11)
THỜI GIAN: 120 phút 
TIẾNG VIỆT (3đ)
Trình bày đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? (1.5đ)
Phân tích cấu trúc, dung lượng và cho biết bản tin dưới đây thuộc loại tin nào? (1.5đ)
HAI HUYỆN VÙNG CAO QUẢNG TRỊ THIẾU NƯỚC SINH HOẠT
Sau cơn bão số 9 vừa qua, hệ thống công trình nước sạch trên địa bàn hai huyện vùng cao Quảng Trị: Hướng Hoá và Đakrong bị hư hại nghiêm trọng với hơn 90 công trình nước sạch tự chảy bị nước cuốn trôi dẫn đến việc hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trong đó, huyện Đakrong hư hại 44 công trình (chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh nhánh đi Thừa Thiên Huế) và huyện Hướng Hoá hư hại 46 công trình (tập trung dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đi Quảng Bình và các xã vùng Lìa). Do các công trình vẫn đang trong giai đoạn sửa chữa, người dân nơi đây phải dùng nước ao, hồ để sinh hoạt bất chấp nguy cơ dịch bệnh.
Nguyễn Phúc (Tin trên báo Thanh niên, số ra ngày 29/11/2009)
LÀM VĂN (7đ)
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
ĐÁP ÁN 
I. Tiếng Việt:(3đ)
1. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: (1.5đ)
- Tính thông tin thời sự (0.5đ)
- Tính ngắn gọn (0.5đ)
- Tính sinh động, hấp dẫn (0.5đ)
2. Phân tích cấu trúc, dung lượng, cho biết loại tin: (1.5đ)
 + Cấu trúc:( 0.5đ)
- Loại tin có nhan đề (0.25đ)
- Bản tin triển khai thông tin từ khái quát đến cụ thể.(0.25đ)
+ Dung lượng: (0.5đ)
 Trung bình
+ Loại tin: Tin thường (0.5đ)
Làm văn: (7đ)
YÊU CẦU:
Điểm
 1. Về kĩ năng : 
- Áp dụng kết hợp thao tác lập luận ở những mức độ nhất định để làm rõ nội dung đề bài, trong đó thao tác lập luận phân tích là thao tác chính ngoài các thao tác chứng minh, biểu cảm...
- Biết cách phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học
- Biết cách trình bày một bài văn nghị luận văn học.
2. Về nội dung : 
 Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau: 
 Nêu được vấn đề cần nghị luận
0.75
a. Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ. Đó là tài viết chữ Hán - nghệ thuật thư pháp:
 + “rất nhanh và rất đẹp”. 
 + “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm  có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”. 
- Ca ngợi tài của Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm: Kính trọng, ngưỡng mộ những người tài, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
1.5
b. Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất:
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. Huấn Cao thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng  nâu đen”. Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho “uy vũ bất năng khuất”.
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Đúng là một phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”. Huấn Cao là người không quy luỵ trước cường quyền. Đó là khí phách của một người anh hùng.
1.5
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân”. Có tấm lòng trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân, đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của quản ngục và Huấn Cao nhận lời cho chữ. Ông chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. 
- Câu nói của Huấn Cao: “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”. Câu nói thể hiện sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp. Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
 - Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đây là một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.
d. Hội tụ ba phẩm chất ở cảnh cho chữ.
-“Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
1.5
0.5
- Chú ý nghệ thuật: tạo tình huống, nghệ thuật dựng cảnh, khắc hoạ tính cách, thủ pháp đối lập, tạo không khí cổ kính, trang trọng.
0.5
Suy nghĩ về vấn đề
0.75

Tài liệu đính kèm:

  • docDETHI HKI.doc