Tài liệu Vật lý cơ bản lớp 11 học kì I (năm 2010)

Tài liệu Vật lý cơ bản lớp 11 học kì I  (năm 2010)

Câu 1: Sự nhiễm điện của các vật

- Ta có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát, hưởng ứng hay tiếp xúc với một vật đã nhiễm điện.

- Các vật sau khi cọ xát sẽ bị nhiễm điện. Nó có khả năng hút các vật nhẹ khác.

Câu 2: Điện tích là gì ? Điện tích điểm là gì ?

- Điện là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính đó.

- Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

Câu 3: Hai loại điện tích – Tương tác điện

- Có 2 loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).

- Sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích đó là sự tương tác điện. Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.

Câu 4: Định luật Cu-lông

- Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó. Có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương

 

doc 11 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1479Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Vật lý cơ bản lớp 11 học kì I (năm 2010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU VẬT LÝ CƠ BẢN LỚP 11 HK I (2010)
* CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
* BÀI 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU LÔNG
Câu 1: Sự nhiễm điện của các vật 
Ta có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát, hưởng ứng hay tiếp xúc với một vật đã nhiễm điện.
Các vật sau khi cọ xát sẽ bị nhiễm điện. Nó có khả năng hút các vật nhẹ khác.
Câu 2: Điện tích là gì ? Điện tích điểm là gì ?
Điện là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính đó.
Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
Câu 3: Hai loại điện tích – Tương tác điện
Có 2 loại điện tích là điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
Sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích đó là sự tương tác điện. Các điện tích cùng loại (dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau.
Câu 4: Định luật Cu-lông
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó. Có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Trong đó: k: hệ số tỉ lệ k = 9.109 Nm2/c2
 : hằng số điện môi của môi trường ( đối với chân không thì =1 ; đối với không khí thì 1 ; đối với các môi trường cách điện khác thì > 1).
 F: lực tương tác tĩnh điện (N)
 q1,q2: độ lớn các điện tích (C) 
 r: khoảng cách giữa các điện tích (m)
Chú ý: Hằng số điện môi cho biết khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tương tác giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
Câu 5: Đặc điểm véc tơ lực tương tác tĩnh điện.
Điểm đặt: ở mỗi điện tích.
Phương: là phương của đường thẳng nối 2 điện tích.
Chiều: Hướng ra xa các điện tích nếu q1.q2 > 0
 Hướng về phía các điện tích nếu q1.q2 < 0
	- Độ lớn: ( e là hằng số điện môi )
* BÀI 2: THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH:
Câu 6: Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện – Điện tích nguyên tố
	a) Cấu tạo nguyên tử:
Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.
Hạt nhân có cấu tạo gồm hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôton mang điện dương.
Electron có: điện tích là qe = -1,6 . 10-19 C, khối lượng me = 9,1 . 10-31 kg.
Prôton có: điện tích là qP = c1,6 . 10-19 C, khối lượng mp = 1,67 . 10-27 kg.
Số prôton trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử ở trạng thái trung hoà về điện.
b) Điện tích nguyên tố:
Điện tích của electron và prôton là điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên và được gọi là điện tích nguyên tố ( âm hoặc dương ).
Câu 7: Thuyết electron
	a) Thuyết electron:
Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất chất điện của các vật.
b) Nội dung thuyết electron:
Bình thường, nguyên tử trung hoà về điện. Khi nguyên tử mất bớt một số electron sẽ trở thành ion dương, hoặc nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm.
Một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron. Vật nhiễm điện dương là thiếu electron.
Câu 8: Vật ( chất ) dẫn điện và vật ( chất ) cách điện
Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do như kim loại, dung dịch muối, axit, bazơ
Vật cách điện là vật không chứa hoặc chứa ít điện tích tự do như không khí khô, dầu, thuỷ tinh, sứ, cao su, nhựa 
Câu 9: Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Khi cọ xát 2 vật khác loại nhau thì 2 vật đều nhiễm điện, điện tích của chúng trái dấu nhau. Đó là sự nhiễm điện do cọ xát.
Ví dụ: Khi cọ xát thanh thuỷ tinh vào lụa thì có rất nhiều điểm tiếp xúc chặt chẽ nên có nhiều electron từ thuỷ tinh di chuyển sang lụa, kết quả là thanh thuỷ tinh mất bớt electron nên nhiễm điện dương, còn mảnh lụa thừa electron nên nhiễm điện âm.
Câu 10: Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc
Nếu cho 1 vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với 1 vật đã nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.
Ví dụ: Khi cho quả cầu kim loại trung hoà điện tiếp xúc với 1 vật nhiễm điện dương, thì vật nhiễm điện dương sẽ hút các electron tự do của quả cầu qua nó cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Kết quả sau khi tiếp xúc quả cầu kim loại bị mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
( Tự giải thích đối với vật nhiễm điện âm )
Câu 11: Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
Đưa một quả cầu nhiễm điện dương lại gần 1 đầu thanh kim loại trung hoà về điện. Ta thấy đầu thanh kim loại gần quả cầu nhiễm điện âm, còn đầu xa quả cầu nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại là sự nhiễm điện do hưởng ứng ( hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện ).
Giải thích: Điện tích dương ở quả cầu sẽ hút các electron tự do trong thanh kim loại về phía nó. Do đó đầu thanh kim loại gần quả cầu sẽ thừa electron nên nhiễm điện âm, còn đầu xa quả cầu thiếu electron nên nhiễm điện dương. Khi đưa quả cầu ra xa thì không có lực tương tác tĩnh điện nên thanh kim loại trở lại trạng thái trung hoà điện.
( Hiện tượng cũng tương tự xảy ra khi quả cầu nhiễm điện âm )
Câu 12: Định luật bảo toàn điện tích
Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
* BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG – ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
Câu 13: Điện trường là gì ?
Điện trường là 1 dạng vật chất ( môi trường ) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Câu 14: Cường độ điện trường là gì ? Đơn vị CĐĐT.
Định nghĩa: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q ( dương ) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
 ( E là cường độ điện trường tại điểm đang xét )
Đơn vị : E: cường độ điện trường có đơn vị là vôn trên mét (V/m)
F (N) ; q (C)
Câu 15: Véc tơ cường độ điện trường là gì ? Véc tơ cường độ điện trường gây bởi 1 điện tích điểm.
	a) Véc tơ cường độ điện trường :
	Cường độ điện trường được biểu diễn bằng 1 véc tơ gọi là véc tơ cường độ điện trường.
	 = 
	b) Véc tơ cường độ điện trường gây bởi 1 điện tích điểm có:
Điểm đặt: tại điểm ta đang xét (M).
Phương: trùng với đường thẳng nối điện tích Q và điểm đang xét (M).
Chiều: véc tơ E hướng ra xa Q nếu Q > 0, hướng vào Q nếu Q < 0.
Độ lớn: Với k = 9. 109 C.
Câu 16: Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường
Các điện trường đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu lực tác dụng của điện trường tổng hợp .	
 	( Các véc tơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành ).
Câu 17: Định nghĩa đường sức điện
Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
Câu 18: Các đặc điểm của đường sức điện
Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi.
Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trườg tại điểm đó.
Đường sức của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Nơi nào có cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện càng mau (dày) và ngược lại.
Câu 19: Điện trường đều
Điện trường đều là điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
Đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều.
Cầu 20: Đặc điểm của lực điện tác dụng lên 1 điện tích đặt trong điện trường đều:
Đặt 1 điện tích q dương ( q > 0 ) tại điểm M trong điện trường đều, nó sẽ chịu tác dụng của 1 lực điện .
 là lực không đổi, có phương song song với các đường sức điện, có chiều hướng từ bản dương sang bản âm, có độ lớn F = q . E
* BÀI 4: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
Câu 21: Công của lực điện trong điện trường đều.
Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là 
AMN = q.E.d, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
	Biểu thức: AMN = q . E . d Trong đó: q: độ lớn điện tích (C)
	 E: cường độ điện trường đều ( V/m )
	 d: hình chiếu đường đi trên một đường sức điện.
	- Trường tĩnh điện là 1 trường thế.
Câu 22: Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường
Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường.
Câu 23: Sự phục thuộc của thế năng WM vào điện tích q
Thế năng của một điện tích q tại điểm M trong điện trường là WM = AM¥ = VM . q
Thế năng tỉ lệ với q ; VM là hệ số tỉ lệ không phụ thuộc q mà chỉ phụ thuộc điểm M trong điện trường.
Câu 24: Mối liên hệ công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.
Biểu thức: AMN = WM - WN 
* Bài 5: ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ
Câu 25: Định nghĩa điện thế tại một điểm trong điện trường – Đơn vị điện thế
Định nghĩa: Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q. 
Đơn vị: VM: điện thế có đơn vị là vôn (V)
 A (J) ; q (C)
Câu 26: Đặc điểm của điện thế
Điện thế là đại lượng đại số.
Thường chọn điện thế của đất hoặc 1 điểm ở vô cực làm mốc ( bằng 0 ).
Câu 27: Định nghĩa hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường – Đơn vị hiệu điện thế.
Định nghĩa: Hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.
b) Đơn vị: UMN: hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N có đơn vị là vôn (V)
	 AMN ( J ) ; q (C)
- Người ta đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.
Câu 28: Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
	U = E . d
	E: cường độ điện trường đều.
	d: khoảng cách giữa hình chiếu của 2 điểm trong điện trường trên đường sức.
* BÀI 6: TỤ ĐIỆN
Câu 29: Tụ điện là gì ? – Cấu tạo của tụ điện phẳng – Ký hiệu tụ điện trong mạch điện
Tụ điện: Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau, ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Nó dùng để tích và phóng điện trong mạch điện. 
C
b) Cấu tạo tụ điện phẳng: gồm 2 bản kim loại phẳng đặt song song nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
c) Kí hiệu tụ điện trong mạch điện:
Câu 30: Cách tích điện cho tụ điện.
Để tích điện cho tụ người ta nối 2 bản của tụ điện với 2 cực của nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.
Ta gọi điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện.
Câu 31: Định nghĩa điện dung của tụ điện – Đơn vị điện dung
Định nghĩa: Đ ... T2 ) aT là hệ số nhiệt điện động.
* BÀI 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
Câu 59: Thuyết điện li.
- Trong dung dịch, các hợp chất hoá học như axít, bazơ và muối bị phân li ( một phần hoặc toàn bộ ) thành các nguyên tử ( hoặc nhóm nguyên tử ) tích điện gọi là ion ; ion có thể chuyển động tự do trong dung dịch và trở thành hạt tải điện.
- Các dung dịch muối, axit, bazơ, các muối nóng chảy được gọi là chất điện phân.
Câu 60: Bản chất dòng điện trong chất điện phân.
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion trong điện trường.
Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.
Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất đi theo. Tới điện cực chỉ có các electron có thể đi tiếp còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực gây ra hiện tượng điện phân.
Câu 61: Các hiện tượng diễn ra ở điện cực – Hiện tượng dương cực tan.
Dưới tác dụng của điện trường, các ion về các điện cực, trao đổi điện tích với các điện cực, trở thành các nguyên tử hay phân tử trung hoà bám vào điện cực hay bay lên khỏi dung dịch hoặc gây ra các phản ứng phụ.
Trường hợp chất điện phân là dung dịch muối kim loại mà anốt được làm bằng chính kim loại đó thì có hiện tượng dương cực tan. 
 Vậy hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối kim loại mà anốt làm bằng chính kim loại ấy.
Câu 62: Các định luật Faraday.
Định luật Faraday thứ nhất: 
Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó. 
( k: là đương lượng điện hoá của chất được giải phóng ở điện cực )
Định luật Faraday thứ hai:
Đương lượng điện hoá K của một nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là , trong đó F gọi là hằng số Faraday.
	 Với F = 96500 C/mol.
Kết hợp 2 định luật ta được công thức Faraday.
	( m là khối lượng chất được giải phóng ở điện cực – Tính bằng gam )
Câu 63: Ứng dụng của hiện tượng điện phân:
	 Hiện tượng điện phân có nhiều ứng dụng trong thực tế, sản xuất và đời sống như luyện nhôm, tinh luyện đồng , điều chế clo xút, mạ điện, đúc điện 
Câu 64: Dòng điện trong chất điện phân khác dòng điện trong kim loại như thế nào ?
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm trong điện trường.
Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải vật chất đi theo.
Còn dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
Câu 65: Chất điện phân thường dẫn điện tốt hơn hay kém hơn kim loại ? Tại sao ?
Chất điện phân thường dẫn điện kém hơn kim loại.
Tại vì:
+ Mật độ các electron trong chất điện phân nhỏ hơn mật độ các electron trong kim loại.
+ Khối lượng và kích thước của các ion trong chất điện phân lớn hơn khối lượng các electron, nên tốc độ di chuyển có hướng của chúng nhỏ hơn của electron.
+ Môi trường dung dịch điện phân mất trật tự, nên cản trở mạnh chuyển động có hướng của các ion.
* BÀI 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
Câu 66: Chất khí là môi trường cách điện.
Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hoà điện, do đó trong chất khí không có hạt tải điện.
Câu 67: Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường.
Thực ra chất khí không phải tuyệt đối không dẫn điện.
Khi đốt nóng không khí bằng đèn ga, hoặc chiếu các bức xạ ( tia tử ngoại ) thì trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện, nên chất khí có thể dẫn điện.
Câu 68: Bản chất của dòng điện trong chất khí.
Sự ion hoá chất khí và tác nhân ion hoá: 
+ Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
	+ Ngọn lửa ga, tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân gọi là các tác nhân ion hoá.
	+ Khi mất tác nhân ion hoá, các ion dương, ion âm và các electron trao đổi điện tích với nhau hoặc với điện cực để trở lại thành các phân tử trung hoà, chất khí không dẫn điện.
b) Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí:
+ Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí chỉ tồn tại khi ta tạo ra hạt tải điện trong khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra hạt tải điện.
+ Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
c) Hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực:
Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua gây ra gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện.
Câu 69: Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện
 tự lực.
Quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì, không cần ta chủ động tạo ra hạt tải điện, gọi là quá trình dẫn điện ( phóng điện ) tự lực.
Có 4 cách chính để dòng điện có thể tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí:
 1 . Dòng điện chạy qua chất khí làm nhiệt độ khí tăng rất cao, khiến phân tử khí bị ion hoá.
 2 . Điện trường trong chất khí rất lớn, khiến phân tử khí bị ion hoá ngay khi nhiệt độ thấp.
 3 . Catôt bị dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng phát ra electron ( phát xạ electron )
 4 . Catôt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào, làm bật electron ra khỏi catôt và trở thành hạt tải điện.
Có 2 kiểu phóng điện tự lực thường gặp nhất là tia lửa điện và hồ quang điện.
Câu 70: Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện.
Định nghĩa: Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion dương và electron tự do.
b) Điều kiện tạo ra tia lửa điện: Tia lửa điện hình thành trong không khí ở điều kiện thường, khi điện trường đạt đến giá trị ngưỡng vào khoảng 3 . 106 V/m. 
Hiệu điện thế đủ để phát sinh tia lửa điện trong không khí giữa 2 điện cực dạng khác nhau ở các khoảng khác nhau.
c) Ứng dụng: 
+ Bộ phận tạo ra tia lửa điện trong động cơ ( bugi ).
+ Sét là tia lửa điện khổng lồ ( là quá trình phóng điện giữa các đám mây và mặt đất tích điện dương.
Câu 71: Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện.
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.
Hồ quang điện có thể kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
b) Điều kiện tạo ra hồ quang điện:
+ Làm cho hai điện cực nóng đỏ đến mức có thể phát xạ nhiệt electron.
+ Tạo ra 1 điện trường đủ mạnh giữa hai điện cực để ion hoá chất khí, tạo ra tia lửa điện giữa hai điện cực. Khi đó quá trình phóng điện tự lực được duy trì. Nó tạo ra một cung sáng chói như ngọn lửa nối hai điện cực gọi là hồ quang điện.
+ Hồ quang điện phát ra nhiệt độ rất cao ( có thể lên tới 3500oC ) làm anốt bị lõm xuống.
c) Ứng dụng: Hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu 
* BÀI 16: DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG
Câu 72: Cách tạo ra dòng điện trong chân không – Bản chất dòng điện trong chân không.
Chân không là môi trường đã được lấy đi tất cả các phân tử khí. Nó không chứa hạt tải điện nên không dẫn điện.
Muốn tạo ra dòng điện chạy giữa hai điện cực đặt trong chân không, ta phải đưa hạt tải điện là các electron vào trong đó ( bằng cách đốt nóng điện cực ).
Bản chất dòng điện trong chân không: Dòng điện trong chân không là dòng chyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.
Câu 73: Tia catốt.
Định nghĩa: Tia catốt là một dòng các electron phát ra từ catốt, có năng lượng lớn và bay tự do trong không gian, được sinh ra khi phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp.
b) Tính chất của tia catốt:
+ Nó phát ra từ tia catốt, theo phương vuông góc với bề mặt catốt. Gặp vật cản, nó bị chặn lại và làm vật đó tích điện âm.
+ Nó mang năng lượng lớn: làm đen phim ảnh, làm huỳnh quang một số tinh thể, làm kim loại phát ra tia X, làm nóng các vật mà nó rọi vào và tác dụng lực lên các vật đó.
+ Từ trường làm tia catốt lệch theo hướng vuông góc với phương lan truyền và phương của từ trường, còn điện trường làm tia catốt lệch theo chiều ngược với chiều của điện trường.	
c) Bản chất của tia catốt: Tia catốt thực chất là dòng electron phát ra từ catốt và bay gần như tự do trong ống thí nghiệm.
d) Ứng dụng: Tia catốt có khả năng làm huỳnh quang các chất và bị làm lệch bằng điện trường và từ trường. Nó được dùng trong đèn hình và ống phóng điện tử.
* BÀI 17: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
Câu 74: Chất bán dẫn và tính chất.
	- Chất bán dẫn là 1 nhóm vật liệu mà tiêu biểu là mêgani và silic.
Ở nhiệt độ thấp điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm. Đây là sự dẫn điện riêng của chất bán dẫn.
Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào nhiệt độ và tạp chất. 
Điện trở suất của chất bán dẫn cũng giảm đáng kể khi nó bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hoa khác.
Câu 75: Hạt tải điện trong chất bán dẫn – Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p:
+ Bán dẫn có hạt tải điện mang điện âm gọi là bán dẫn loại n.
Ví dụ: Silic pha tạp phôtpho (P), asen (AS) hoặc anitimon (Sb).
+ Bán dẫn có hạt tải điện mang điện dương gọi là bán dẫn loại p.
 Ví dụ: Silic pha tạp bo (B) , nhôm (Al) hoặc gali (Ga).
b) Electron và lỗ trống:
+ Chất bán dẫn có 2 loại hạt tải điện là electron và lỗ trống.
+ Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các electron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
c) Tạp chất cho (đono) vá tạp chất nhận (axepto):
+ Bán dẫn chứa đono ( tạp cho ) là loại n có mật độ electron rất lớn so với mật độ lỗ trống.
+ Bán dẫn chứa axepto ( tạp nhận ) là loại p, có mật độ lỗ trống rất lớn so với mật độ electron.
Câu 76: Lớp chuyển tiếp p – n.
	 Lớp chuyển tiếp p – n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinhthể bán dẫn.
a) Lớp nghèo:
Khi cho bán dẫn loại n và loại p tiếp xúc nhau, ở lớp chuyển tiếp p – n, sẽ hình thành một lớp không có hạt tải điện gọi là lớp nghèo ( có điện trở rất lớn ).
b) Dòng điện chạy qua lớp nghèo:
+ Chiều dòng điện qua được lớp nghèo ( từ p sang n ) là chiều thuận.
+ Dòng điện không thể chạy qua từ miền (n sang p) vì không có hạt tải điện đến lớp nghèo.
c) Hiện tượng phun hạt tải điện:
Khi dòng điện chạy qua lớp nghèo theo chiều thuận, các hạt tải điện đi vào lớp nghèo có thể đi tiếp sang miền đối diện. Ta nói có hiện tượng phun hạt tải điện từ miền này sang miền khác.
Câu 77: Điốt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng điốt bán dẫn.
Điốt bán dẫn thực chất là lớp chuyển tiếp p – n. Vì tính chất chỉ dẫn điện một chiều của lớp chuyển tiếp p – n nên điốt bán dẫn được dùng để điều chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều.
Câu 78: Tranzito lưỡng cực n – p – n.
Hiệu ứng tranxito: Hiệu ứng dòng điện chạy từ B sang E làm thay đổi điện trở RCB gọi là hiệu ứng tranzito.
Tranzito lưỡng cực n – p – n: Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 đã mô tả ở trên gọi tranzito lưỡng cực n – p –n.
GV biên soạn – XS.

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on tap hoc ky I vat ly 11.doc