Phân tích bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác

Phân tích bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác

Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người"_Anatole France nhận xét. Thật vậy, với bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại đã tạo nên những vẻ đẹp độc đáo của bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh. Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Bác: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về cuộc sống và ánh sáng. Qua phân tích, ta sẽ hiểu hơn tấm lòng của Bác.

 "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

 Cô em xóm núi xay ngô tối

 Xay hết, lò than đã rực hồng".

 (Chiều tối_Hồ Chí Minh)

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 16920Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Phân tích bài "Chiều tối" của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
	"Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người"_Anatole France nhận xét. Thật vậy, với bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại đã tạo nên những vẻ đẹp độc đáo của bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh. Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Bác: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về cuộc sống và ánh sáng. Qua phân tích, ta sẽ hiểu hơn tấm lòng của Bác.
	"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
	 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
	 Cô em xóm núi xay ngô tối
	 Xay hết, lò than đã rực hồng".
 (Chiều tối_Hồ Chí Minh)
	Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ ba mốt của tập thơ "Nhật kí trong tù". Cảm ứng của bài thơ được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ nhà tù Tĩnh Tây sang nhà tù Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942. Thời gian và hoàn cảnh dễ gây nên cảm giác mệt mỏi nhưng mà cảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên, chân thật, gần gũi.
	"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
	 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
	Chiều tối là thời khắc cuối cùng của một ngày và với một tù nhân như Bác thì đây lại là chặng đường vất vả nhất. Và dừơng nhưcảm hứng thơ lại đến với Bác thật tự nhiên. Hai câu thơ đã tái hiện thời gian và không gian của buổi chiều tối. Lúc ấy, người đi ngước mắt nhìn lên bầu trời và chợt thấy chim bay về tổ, mây chầm chậm trôi_khung cảnh thiên nhiên được phác hoạ bằng những nét chấm phá cổ điển. Nhà thơ không trực tiếp nói về màu sắc và âm thanh nhưng người đọc vẫn cảm thấy rừng núi chiều tối âm u, và âm thanh nghe thật vắng vẻ, hiu quạnh. Với hình ảnh chim bay về tổ có ý nghĩa báo hiệu thời gian của buổi chiều tối. Từ trong ca dao đã có hình ảnh:
	"Chim bay về núi, tối rồi"
và Nguyễn Du cũng có câu:
	"Chim hôm thoi thót về rừng"
	(Truyện Kiều)
	Rồi buổi chiều nghiêng xuống theo cánh chim bé nhỏ trong bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận:
	"Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"
	Như vậy, cánh chim vừa mang ý nghĩa của thời gian vừa mang ý nghĩa của không gian. Ở đây không phải chim bay trong trạng thái vận động bình thường mà bay trong trạng thái mệt mỏi, bay mải miểt mà không kịp tới chốn nghỉ ngơi nơi rừng xanh. Cánh chim mỏi và người đi còn có sự tương đồng, gần gũi. Suốt một ngày dài bay đi kiếm ăn, cánh chim mỏi mệt bay về rừng xanh tìm chốn ngủ và nhà thơ cũng mệt mỏi khi phải lê bước trên đường đi đày_ý thơ có sự hoà hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ và phong cảnh thiên nhiên.Và cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương rộng lớn của Bác luôn dành cho mọi sự sống chân thành ở trên đời.
	Câu thơ phác hoạ không gian , thời gian và tâm trạng của Bác là ở câu thơ thứ hai:
	"Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
Ở phần dịch thơ, ta thấy ý nghĩa độc đáo của câu thơ đã bị mất đi:
	"Cô vân mạn mạn độ thiên không"
Ý nghĩa độc đáo là nhịp bay chầm chậm của chòm mây cùng với sự cô đơn, lẻ loi.Và chính câu thơ ấy, gợi ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Khuyến:
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt"
(Câu cá mùa thu)
Không giống các nhà thơ khác: Nguyễn Khuyễn, Thôi Hiệu, Hồ Chí Minh chỉ tả một chòm mây quen thuộc trên bầu trời, nó gợi cảm rất nhiều về cái cao, cái rộng, trong trẻo và êm ả của một chiều thu ở Quảng Tây.Phải chăng, Bác có một phong thái ung dung để theo dõi các chuyển động thong thả của chòm mây giữa bầu trời rộng lớn.Dường như chòm mây như mang tâm hồn, như mang tâm trạng. Nó cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của buổi chiều. Bầu trời có chim, có mây nhưng lẻ loi, mệt mỏi đang ở trong cảnh chia lìa. Câu thơ vừa tả cảnh vừa tả tâm trạng. Cảnh buồn thì người buồn nhưng trong nỗi buồn trước cảnh chiều lại ẩn chứa một khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt theo dõi cánh chim bay.Chính câu thơ ấy, gợi ta nhớ đến hai câu thơ của Lí Bạch:
	"Bầy chim một loạt bay cao
	 Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình"
	(Một mình ngôì trên núi Kính Đình_Xuân Diệu dịch)
	Nếu hai câu đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét chấm phá, phần nào cổ điển thì hai câu thơ tiếp theo tái hiện quá trình vận động của thời gian và không gian:
	"Cô em xóm núi xay ngô tối
	 Xay hết, lò than đã rực hồng"
	Cảm quan biện chứng về thời gian thấm vào hình ảnh, sự vật, sự chuyển đổi của các hình ảnh tạo nên bước đi của thời gian. Trong thơ ca, nhiều tác giả lấy gần nói xa, lấy động nói tĩnh. Và trong bài "Chiều tối", Bác không hề nói đến tối mà người đọc đã hình dung ra buổi chiều tối của bài thơ.Đó là nhờ đâu?. Phải chăng, là nhờ chữ "hồng" ở cuối bài_điểm sáng duy nhất của bài thơ. Và Hoàng Trung Thông cũng đã từng bình luận: "Chữ hồng trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là con mắt của thơ (thi nhãn) hoặc cái nhãn tự (chữ có mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ hồng đó, có ai còn cảm giác nặng nề mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia".Cũng chính nhờ trời tối mà người bị đi đày mới nhìn thấy được ánh lửa rực lên.
	Như các bài thơ khác của mình, các hình ảnh trong bài "Mộ" có sự vận động khoẻ khoắn và li kì. Trong màn đêm của núi rừng, tưởng chừng chiều có bóng đêm hiu quạnh thì ở đấy lại rực lên ánh sáng của ngọn lửa để xua tan bóng đêm, cái giá lạnh. Sự xuất hiện của người thiếu nữ bên ngọn lửa đã đem lại ánh sáng, niềm vui và cả sự sống. Dường như đến hai câu thơ này, bức hoạ trữ tình của mây, chim đã nhường chỗ cho cảnh sinh hoạt gần gũi: một cô thiếu nữ ngồi xay ngô bên bếp lửa. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hoà, phong phú, tinh tế và cũng lãng mạn cho bài thơ. 
	Chỉ với 24 tiếng ngắn gọn, xúc tích đã diẽn tả biết bao tình ý mà Bác đã thể hiện. Bài thơ có sự kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển và hiện đại.Về bút pháp cổ điển:cánh chim, chòm mây. Và thời gian gợi tả cho tâm trạng cô dơn buồn nhớ: buổi chiều trên đất khách quê người.
Còn bút pháp hiện đại có gì đặc biệt?. Phải chăng ,hình ảnh thơ có sự vận động: dù thời gian được miêu tả theo trật tự từ chiều đến đêm nhưng màu sắc trong bức tranh lại rực hồng, tràn đầy ánh sáng làm cho tâm hồn nhà thơ có sự chuyển biến sâu sắc từ buồn sang vui, lòng người ấm áp hơn. Nhưng đến đây, ta lại thấy tâm trạng và màu sắc của bức tranh Bác vẽ nên có sự đối lập với bài "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Trời càng về đêm thì bóng đen lại gian ngập tất cả, tâm trạng con người lại buồn vì những đe doạ ban ngày vẫn chưa qua và những đe doạ ban đem thì sắp tới và cũng không còn nghe tiếng trò chuyện mà xung quanh chỉ là bóng tối. Thật ghê sợ!. Nhưng Bác đã biết khắc phục tất cả và cũng để lại cho ta nhiều bài học quý báu. Đó là ý chí nghị lực vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, Bác vẫn thể hiện một trái tim yêu đời, một tấm lòng bao dung rộng mở để hoà nhập với cuộc sống của thiên nhiên, của con người với phong thái ung dung, lạc quan... của Bác.. Và đây chính là cái thép trong bài thơ Hồ Chí Minh. Bác đã khẳng định:
	"Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
	 Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
	 Nay ở trong thơ nên có thép
	 Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
 	Bài thơ "Chiều tối" không chỉ miêu tả cảnh vật thiên nhiên: chim, mây mà còn miêu tả cuộc sống hằng ngày của người lao động. Toát lên toàn bộ bài thơ là tấm lòng yêu thương rộng lớn, nâng niu cuộc sống trên đời với tâm hồn lạc quan cũng như ánh sáng và tương lai. Và có lẽ, chính cách nhìn độc đáo và tình người đã tạo nên giá trị sâu sắc của bài thơ.
Tôi hy vọng các bạn xen dây là tư liệu tham khảo chứ không phải là photocoppy khi gặp đề này.

Tài liệu đính kèm:

  • docChieu toi Ho Chi Minh.doc