Kiểm tra 15 phút môn: Văn

Kiểm tra 15 phút môn: Văn

Câu 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được trình bày theo trình tự như thế nào?

A. Thích thực – lung khởi –ai vãn -kết

B. Ai vãn- thích thực –lung khởi -kết

C. Lung khởi –thích thực- ai vãn- kết

D. Lung khởi – ai vãn –thích thực -kết

Câu 2: Người nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chỉ thông thạo những việc gì?

A. Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ

B. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy

C. Mười tám ban võ nghệ

D. Chín chục trận binh thư

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút môn: Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA :10P
MÔN: VĂN
Câu 1: Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” được trình bày theo trình tự như thế nào?
Thích thực – lung khởi –ai vãn -kết
Ai vãn- thích thực –lung khởi -kết
Lung khởi –thích thực- ai vãn- kết
Lung khởi – ai vãn –thích thực -kết
Câu 2: Người nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” chỉ thông thạo những việc gì?
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy
Mười tám ban võ nghệ
Chín chục trận binh thư
Câu 3: Thành ngữ “đội trời đạp đất” trong câu thơ:
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
 (Nguyễn Du)
thể hiện điều gì?
Khí phách ngang tàng của Từ Hải
Sức khoẻ phi thường của Từ Hải
Tầm vóc vũ trụ của Từ Hải
tầm ảnh hưởng của Từ Hải
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của điển cố là gì?
Hàm súc, uyên bác
Gần gũi, dễ hiểu
Giàu hình tượng
Có vần điệu nhịp nhàng
Câu 5: “Chiếu cầu hiền” được viết theo thể văn gì?
Kí sự
Văn xuôi trữ tình
Văn chính luận
Văn xuôi tự sự
Câu 6: Mục đích của “Chiếu cầu hiền” là gì?
Kêu gọi hiền tài 
Bố cáo chiến thắng của quân Tây Sơn
Thuyết phục nhân dân cả nước ủng hộ Tây Sơn
Thuyết phục giới sĩ phu Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn
Câu 7: Mục đích của thao tác lập luận so sánh trong văn nghị luận là gì?
Để làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình, khiến bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục cao
Để giúp người đọc hình dung ra đối tượng được nói đến một cách dễ dàng hơn
Để tạo cách nói bất ngờ, cách thể hiện độc đáo và có hiệu quả cao
Để xác định kiểu bài nghị luận
Câu 8: Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là gì?
Đề cao truyền thống đạo lí
Khẳng định quyền sống của con người
Khẳng định con người cá nhân
Đề cao quyền tự do con người
Câu 9: so sánh trong văn nghị luận phải tuân theo những yêu cầu nào?
Phải đặt các đối tượng vào các bình diện khác nhau để đánh giá được toàn diện
Phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí và rút ra kết luận liên quan đến các tiêu chí đó
Phải đặt đối tượng vào các cấp độ khác nhau để so sánh được phong phú
Phải đặt các đối tượng vào nhiều tiêu chí để vấn đề được làm sáng tỏ từ nhiều phía khác nhau
Câu 10: Dòng nào sau đây nói về Ngô Thì Nhậm?
 A. Ông sinh năm 1724, mất năm 1791, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
 B. Ông sinh năm 1825, mất năm 1874, người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
 C. Ông sinh năm 1808, mất năm 1855, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh
 D. Ông sinh năm 1746, mất năm 1803, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông ( nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiemtra 15p.doc