Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý lớp 11 (ban tự nhiên) - Mã đề thi 485

Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý lớp 11 (ban tự nhiên) - Mã đề thi 485

Câu 1: Chọn câu đúng :

Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường :

A. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q<>

B. luôn luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo.

C. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều của vectơ

D. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q>0.

Câu 2: Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện tr ong chất bán dẫn là đúng ?

A. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống.

B. Electron dẫn và lỗ trống đều mang điện tích âm và chuyển động ngược chiều điện trường.

C. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại n chỉ là các electron dẫn.

D. Các hạt tải điện trong các chất bán dẫn luôn bao gồm cả hai loại : electron dẫn và lỗ trống.

Câu 3: Có hai thanh kim loại M, N bề ngoài giống hệt nhau. Khi đặt chúng gần nhau như trên hình 4.1 thì chúng hút nhau.

Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?

A. Đó là hai thanh nam châm.

B. Đó là hai thanh nam châm mà hai đầu gần nhau là hai cực Bắc.

C. M là thanh sắt, N là thanh nam châm.

D. M là thanh nam châm, N là thanh sắt.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1786Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết môn: Vật lý lớp 11 (ban tự nhiên) - Mã đề thi 485", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VẬT LÝ LỚP 11( ban tự nhiên)
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(25 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Mã đề thi 485
Câu 1: Chọn câu đúng :
Chiều của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường : 
A. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q<0.
B. luôn luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo.
C. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều của vectơ 
D. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo chỉ khi q>0.
Câu 2: Câu nào dưới đây nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn là đúng ?
A. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại p chỉ là các lỗ trống.
B. Electron dẫn và lỗ trống đều mang điện tích âm và chuyển động ngược chiều điện trường.
C. Các hạt tải điện trong bán dẫn loại n chỉ là các electron dẫn.
D. Các hạt tải điện trong các chất bán dẫn luôn bao gồm cả hai loại : electron dẫn và lỗ trống.
Câu 3: Có hai thanh kim loại M, N bề ngoài giống hệt nhau. Khi đặt chúng gần nhau như trên hình 4.1 thì chúng hút nhau. 
Tình huống nào sau đây không thể xảy ra? 
A. Đó là hai thanh nam châm.
B. Đó là hai thanh nam châm mà hai đầu gần nhau là hai cực Bắc.
C. M là thanh sắt, N là thanh nam châm.
D. M là thanh nam châm, N là thanh sắt.
Câu 4: Chọn phương án đúng : 
Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 2 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM, tại N là BN thì :
A. BM = 1/4BN.	B. BM = 4BN.	C. BM = 2BN.	D. BM = 1/2BN	.
Câu 5: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10(cm) trong không khí, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 (A) và I2 = 5 (A). Lực từ tác dụng lên 20(cm) chiều dài của mỗi dây là:
A. lực đẩy có độ lớn 4.10-6(N).	B. lực đẩy có độ lớn 4.10-7(N).
C. lực hút có độ lớn 4.10-6(N).	D. lực hút có độ lớn 4.10-7(N).
Câu 6: Tranzito bán dẫn có tác dụng
A. khuếch đại dòng điện.
B. cho dòng điện đi theo một chiều từ catốt sang anốt.
C. cho dòng điện đi theo hai chiều.
D. chỉnh lưu dòng điện.
Câu 7: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32(cm) trong không khí, dòng diện chạy trên dây 1 là I1 = 0,5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1(A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là
A. 7,5.10-6.(T)	B. 7,5.10-7.(T)	C. 5,0.10-6.(T)	D. 5,0.10-7.(T)
Câu 8: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng qui tắc:
A. bàn tay trái.	B. bàn tay phải.	C. vặn đinh ốc 1.	D. vặn đinh ốc 2.
Câu 9: Câu nào đúng? 
Sau khi bắn một electron có vận tốc vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với đường sức từ thì electron sẽ chuyển động 
A. nhanh dần.	B. chậm dần.
C. lúc đầu nhanh dần sau đó chậm dần.	D. đều.
Câu 10: Chọn câu đúng :
Hình 27.3 mô tả đoạn dây dẫn AB và lực từ tác dụng lên đoạn dây đó đều nằm trong mặt phẳng hình vẽ. Chiều của lực từ và chiều của dòng điện đã được chỉ rõ trong hình vẽ, từ đó ta suy ra :
A. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ có chiều từ trái sang phải.
B. Đường sức từ nằm trong mặt phẳng hình vẽ có chiều từ phải sáng trái.
C. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ sau ra trước.
D. Đường sức từ vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng từ trước ra sau.
Câu 11: Điốt bán dẫn có tác dụng
A. cho dòng điện đi theo hai chiều.
B. khuếch đại dòng điện.
C. cho dòng điện đi theo một chiều từ catốt sang anốt.
D. chỉnh lưu dòng điện.
Câu 12: Độ từ thiên là 
A. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng nằm ngang.
B. góc lệch giữa kinh tuyến từ và kinh tuyến địa lí.
C. góc lệch giữa kinh tuyến từ và mặt phẳng xích đạo của Trái Đất.
D. góc lệch giữa kinh tuyến từ và vĩ tuyến địa lí.
Câu 13: Một êlectron bay vào không gian từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4(T) với vận tốc ban đầu vo = 3,2.106(m/s) vuông góc với , me = 9,1.10-31(kg). Bán kính quỹ đạo của êlectron trong từ trường là 
A. 27,3(cm).	B. 20,4(cm).	C. 16,0(cm).	D. 18,2(cm)
Câu 14: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5(A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5(T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
A. 30o.	B. 90o.	C. 0,5o.	D. 60o.
Câu 15: Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2(cm) x 3(cm) đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2(A) đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10-4(Nm). Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là 
A. 0,10(T).	B. 0,40(T).	C. 0,75(T).	D. 0,05(T).
Câu 16: Chọn phát biểu đúng 
A. Chất thuận từ là chất bị nhiễm từ rất mạnh, chất nghịch từ là chất không bị nhiễm từ.
B. Sắt và các hợp chất của sắt là các chất thuận từ.
C. Chất thuận từ và chất nghịch từ đều bị từ hóa khi đặt trong từ trường và bị mất từ tính khi từ trường ngoài mất đi.
D. Các nam châm là các chất thuận từ.
Câu 17: Chọn câu sai : 
A. Với cùng một hiệu điện thế ngược đặt vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Có thể thay thế một tranzito n-p-n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
C. Phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p-n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai cực của phôtôđiôt được nối với một điện trở.
D. Có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt.
Câu 18: Tìm câu đúng : 
A. Trong bán dẫn, mật độ electron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
C. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
D. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống hơn mật độ electron.
Câu 19: Câu nào sai? 
Một khung dây đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ thì momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây.
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện trong khung.	B. phụ thuộc diện tích của khung.
C. bằng không.	D. là lớn nhất.
Câu 20: Một khung dây phẳng nằm trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây chứa các đường sức từ. Khi giảm cường độ dòng điện đi 2 lần và tăng cảm ứng từ lên 4 lần thì mômen lực từ tác dụng lên khung dây 
A. tăng 2 lần.	B. không đổi.	C. tăng 4 lần.	D. giảm 2 lần.
Câu 21: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8(mm), điện trở R = 1,1(), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40(cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3(T).Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:
A. 6,3(V).	B. 4,4(V).	C. 1,1(V).	D. 2,8(V).
Câu 22: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của mỗi dây sẽ tăng lên :
A. 9 lần.	B. 3 lần.	C. 12 lần.	D. 6 lần.
Câu 23: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt cùng phương với đường sức từ.
A. luôn ngược hướng với đường sức từ.	B. luôn vuông góc với đường sức từ.
C. luôn cùng hướng với đường sức từ.	D. luôn bằng 0.
Câu 24: Chọn câu sai : 
A. Ta chỉ có thể vẽ được một đường sức từ qua mỗi điểm trong từ trường.
B. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.
C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.
D. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.
Câu 25: Độ từ khuynh là 
A. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng thẳng đứng.
B. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và và kinh tuyến địa lí.
C. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng nằm ngang.
D. góc hợp bởi kim nam châm của la bàn và mặt phẳng xích đạo của Trái Đất.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docvat ly 11 btn.doc