Khóa luận Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Khóa luận Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “hai đứa trẻ” của Thạch Lam

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1. Xuất phát từ định hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp.

Trước đây, lí thuyết về hoạt động GT chỉ được đặt ra trong việc dạy học Tiếng Việt và Làm văn. Vì vậy trong xu thế nghiên cứu phức hợp, đa ngành, người ta nhận ra sự hữu ích của việc dạy học TPVC theo hướng GT. Hướng dạy học mới này cho rằng văn bản văn học như là một cuộc GT, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Đây là hướng dạy học mới coi “giờ học văn là giờ giao tiếp ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh với nhau, giáo viên trở thành người hướng dẫn, gợi mở, quan tâm khai thác các yếu tố giao tiếp tư tưởng, tình cảm, các quan hệ giữa con người và con người thông qua tác phẩm văn học” [16]. Mục đích của hướng dạy học này là “Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp là dạy cách giao tiếp ứng xử”, “Dạy văn ¬- dạy cách sử dụng phương tiện giao tiếp” [16] và mở rộng thêm các quan hệ GT khác, GT với hình tượng nghệ thuật, GT với nhà văn, GT giữa những người tham gia tiếp nhận văn học.Từ thực tế trên, chúng tôi thấy yêu cầu đặt ra cho việc dạy học TPVC phải theo hướng “trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu của bộ môn Văn trong nhà trường” [11], “Văn học phải được hiểu trong quá trình giao tiếp”, “Giảng dạy văn học là một quả trình giao tiếp và đối thoại nghệ thuật có cơ sở khoa học dựa trên sự cảm thụ, thấu hiểu tác phẩm sâu sắc”. GV- người tổ chức giờ học sao cho “Giờ văn phải tạo được không khí cảm xúc, sự đồng cảm, giao cảm, sự cộng hưởng giữa nhà văn - giáo viên - học sinh. Học sinh trò chuyện với nhà văn thông qua tác phẩm trung gian” [3]

 

doc 119 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1549Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “hai đứa trẻ” của Thạch Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m Hµ Néi
KHOA ng÷ v¨n
----˜&™-----
khãa luËn tèt nghiÖp
ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG LÍ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN 
“HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Giảng viên hướng dẫn	: TS. Trịnh Thị Lan
Sinh viên thực hiện	: Dương Thị Duyên
Lớp	: A - K61
Hµ Néi - 2015
Lêi c¶m ¬n 
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức chuyên ngành sâu sắc và ý nghĩa trong suốt thời gian học tập tại trường.
 Đặc biệt, Em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lòng quan tâm và động viên em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Duyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GV	: Giáo viên
2. HS	: Học sinh
3. PPDH	: Phương pháp dạy học
4. GT	: Giao tiếp
5. GTNN	: Giao tiếp ngôn ngữ
6. GTVH	: Giao tiếp văn học
7. TPVH	: Tác phẩm văn học
8. TPVC	: Tác phẩm văn chương
9. THPT	: Trung học phổ thông
10.VH	: Văn học
11. TC	: Tạp chí
12. NXB : Nhà xuất bản
13. SGK	: SGK
14. TS : Tiến sĩ
15. PGS.TS : Phó giáo sư Tiến sĩ
16. GS.TS : Giáo sư Tiến sĩ
17. ĐHSP : Đại học Sư phạm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Xuất phát từ định hướng dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp.
Trước đây, lí thuyết về hoạt động GT chỉ được đặt ra trong việc dạy học Tiếng Việt và Làm văn. Vì vậy trong xu thế nghiên cứu phức hợp, đa ngành, người ta nhận ra sự hữu ích của việc dạy học TPVC theo hướng GT. Hướng dạy học mới này cho rằng văn bản văn học như là một cuộc GT, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Đây là hướng dạy học mới coi “giờ học văn là giờ giao tiếp ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh với nhau, giáo viên trở thành người hướng dẫn, gợi mở, quan tâm khai thác các yếu tố giao tiếp tư tưởng, tình cảm, các quan hệ giữa con người và con người thông qua tác phẩm văn học” [16]. Mục đích của hướng dạy học này là “Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng giao tiếp là dạy cách giao tiếp ứng xử”, “Dạy văn - dạy cách sử dụng phương tiện giao tiếp” [16] và mở rộng thêm các quan hệ GT khác, GT với hình tượng nghệ thuật, GT với nhà văn, GT giữa những người tham gia tiếp nhận văn học.Từ thực tế trên, chúng tôi thấy yêu cầu đặt ra cho việc dạy học TPVC phải theo hướng “trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu của bộ môn Văn trong nhà trường” [11], “Văn học phải được hiểu trong quá trình giao tiếp”, “Giảng dạy văn học là một quả trình giao tiếp và đối thoại nghệ thuật có cơ sở khoa học dựa trên sự cảm thụ, thấu hiểu tác phẩm sâu sắc”. GV- người tổ chức giờ học sao cho “Giờ văn phải tạo được không khí cảm xúc, sự đồng cảm, giao cảm, sự cộng hưởng giữa nhà văn - giáo viên - học sinh. Học sinh trò chuyện với nhà văn thông qua tác phẩm trung gian” [3]
2. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Muốn dạy - học tốt phải đề cập đến nhiều yếu tố, trong đó một yếu tố không kém phần quan trọng là PPDH. Một thời gian dài trong nhà trường đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học một chiều “thầy giảng trò nghe”, HS thụ động tiếp nhận kiến thức và ít có những ý kiến phản hồi trong quá trình lĩnh hội. Ngày nay, nhiều phương pháp mới có ý tưởng phá vỡ những ràng buộc nhằm đổi mới theo hướng dân chủ hóa và nhân dân hóa. Trong dạy học TPVC ở nhà trường, vấn đề người đọc với tư cách là chủ thể của giờ học càng được quan tâm. Nhiệm vụ của giờ dạy học văn là làm sao phải tạo ra mối quan hệ tương tác của ba mối quan hệ vốn có: tác phẩm - nhà văn, GV và bản thân HS. Muốn như vậy, người dạy phải có hệ thống PPDH phù hợp, hướng vào HS, giúp HS khám phá TPVC như một đối tượng nhận thức thẩm mĩ.
Có thể thấy PPDH được đổi mới bằng việc nhìn nhận HS là chủ thể cảm thụ trong quá trình tiếp nhận TPVC, có sự trao đổi GT trong quá trình dạy học giữa GV và HS. Chúng tôi cho rằng việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học một TPVC sẽ phát huy được tính chủ thể của HS, góp phần vào công cuộc đổi mới PPDH Ngữ văn, làm cho chất lượng dạy học TPVC trong nhà trường ngày càng được cải thiện, cụ thể là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
3. Xuất phát từ vị trí của nhà văn Thạch Lam và tình hình dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ở nhà trường phổ thông.
- Thạch Lam (1910 - 1942) là một trong những tác giả lớn, có đóng góp đáng kể cho văn học trong nước và cả văn học thế giới. Những tác phẩm của nhà văn được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông (Một thứ quà của lúa non cốm, lớp 7; Hai đứa trẻ, lớp 11) đều là những tác phẩm thành công, ngoài giá trị thẩm mĩ còn phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục: Phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Các nhà nghiên cứu đánh giá Thạch Lam là một trong những hiện tượng văn học độc đáo. Ông bắt đầu tham gia hoạt động văn học từ năm 1932, là thành viên của Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn chương uy tín theo khuynh hướng lãng mạn trước năm 1945, nhưng trong khuynh hướng chung ấy, Thạch Lam vẫn có nhiều điểm khác biệt.Văn phong của ông nhẹ nhàng, dung dị mà thấm thía; những trang viết đầy chất thơ mà phập phồng hơi thở sự sống hàng ngày như nó vẫn diễn ra nơi cuộc đời ngoài kia. Có thể thấy những sáng tác của Thạch Lam đọng lại trong lòng người đọc thật bền lâu với những tâm tình êm dịu, ngọt ngào.
- Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam, được chọn giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 11, chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, NXB Giáo dục năm 2004. Thực tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông cho thấy, việc dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam vẫn chỉ dừng lại ở những lối mòn, chưa theo kịp công tác nghiên cứu. GV và HS chưa nhận thức đúng đắn về bản chất TPVC (vừa là một bộ môn nghệ thuật vừa là một bộ môn khoa học). Chúng tôi cho rằng việc vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một hướng đi khắc phục phần nào tình trạng trên, đồng thời giúp HS tiếp nhận một cách tích cực nhất, đem lại hiệu quả giảng dạy.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng lí thuyết về hoạt động giao tiếp vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam với mong muốn tìm ra những phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp nhất để khai thác tối đa các giá trị trong giờ học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam nói riêng và cũng là định hướng để áp dụng vào các TPVC nói chung.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
1. Vấn đề dạy học theo lí thuyết về hoạt động giao tiếp.
Hiện nay, GT và vận dụng lí thuyết về hoạt động GT vào dạy học là nội dung được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi tính ưu việt của nó. Ở Việt Nam, dạy học theo lí thuyết về hoạt động GT vẫn là khá mới mẻ, song việc nghiên cứu đã đạt được hiệu qua cao:
+ Trong giảng dạy Tiếng Việt, GS.TS Bùi Minh Toán trong bài: Về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt (TC Nghiên cứu Giáo dục, 5/1995), từ việc khẳng định “Hoạt động giao tiếp là hoạt động phát và nhận thông điệp”, tác giả đưa ra những cơ sở đề xuất quan điểm GT trong giảng dạy. Điều này vừa xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ, vừa xuất phát từ mục tiêu của môn học. Từ đó, hướng GT được thể hiện trong nội dung và phương pháp giảng dạy Tiếng Việt. Về nội dung, quan điểm GT đòi hỏi môn Tiếng Việt cung cấp cho HS không chỉ tri thức về hệ thống kết cấu của tiếng Việt mà cả tri thức về quy tắc hoạt động sử dụng và tri thức về sản phẩm của hoạt động. Về phương pháp, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ hay năng lực hoạt động bằng ngôn ngữ.
+ Đối với môn Làm văn, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh trong bài: Quan điểm giao tiếp và việc dạy làm văn (TC Nghiên cứu Giáo dục 1/1995) cũng đưa ra một số cơ sở trong việc đề xuất quan điểm GT: Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ; xuất phát từ đặc thù của ngôn ngữ; xuất phát từ mục đích của việc dạy tiếng là việc dạy cho HS cách tư duy và giao tiếp tốt. Trong quan điểm này tác giả cho rằng HS học tiếng không phải chỉ để nắm những tri thức khoa học hệ thống về tiếng mà quan trọng hơn là trên cơ sở những kiến thức khoa học tiếp thu được HS phải nắm được cách sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo nhằm hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng ngôn ngữ. Công trình cũng chỉ ra việc làm văn chính là cách tổ chức GT hay nói một cách chính xác là cách dạy cách thức tổ chức GT bằng văn bản.
+ Trong công trình Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông theo hướng giao tiếp (Luận án tiến sĩ, ĐHSP, Hà Nội, 2009), TS Phạm Văn Nam cho rằng hoạt động GT có nhiều ưu thế trong việc phát triển nhận thức của HS, hoàn toàn có thể ứng dụng vào dạy học nói chung và dạy học TPVC nói riêng. Từ đó tác giả làm rõ hoạt động GT trong giờ học TPVC bao gồm hai phương diện: GT văn học và GT sư phạm, về GT văn học tác giả chủ trương tổ chức cho HS thực hiện GT văn học là để các em trực tiếp đối thoại với tác phẩm, tìm ra giá trị thẩm mĩ của tác phẩm biểu hiện qua hệ thống ngôn ngữ và hình tượng văn học. Về GT sư phạm, tác giả đề xuất bài học TPVC phải tổ chức các hoạt động trao đổi, bàn luận, đánh giá trong một quy trình dạy và học chặt chẽ với sự tham gia của GV - người dạy và HS - người học. GT sư phạm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức: giữa GV và cá nhân HS, giữa GV và nhóm HS, giữa GV và tập thể lớp. Điều này giúp HS biết ứng dụng các kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ vào GT đời sống, GT văn hóa, sử dụng văn học như một phương tiện GT. Luận án cũng nghiên cứu một cách khá hệ thống từ quan điểm, nguyên tắc đến các bước thực hiện bài học TPVC theo hướng GT. Đây chính là cơ sở gợi mở cho đề tài của chúng tôi khi áp dụng vào dạy học một tác phẩm cụ thể trong nhà trường phổ thông.
+ Trong luận văn Dạy học thơ trữ tình giai đoạn sau 1975 cho học sinh THPT theo hướng giao tiếp của Trần Thị Nga, ĐHSP, Hà Nội, 2010, tác giả đã nêu được những kiến thức lí luận cơ bản về vấn đề dạy học thơ trữ tình theo hướng GT. Đề tài khẳng định bản chất của thơ ca là GT bằng tâm hồn, tình cảm. Trong đó thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của người nghệ sĩ, tình cảm trong thơ gắn với tình cảm của nhân dân và nhân loại, tình cảm trong thơ là tình cảm được cá thể hóa. Và từ đó tác giả đưa ra các nguyên tắc, phương pháp dạy học thơ trữ tình theo hướng GT sao cho việc truyền đạt của GV cũng như sự tiếp nhận của HS đạt kết quả cao nhất. Luận văn đã nêu ra định hướng GT cụ thể cho quá trình dạy học, mở ra chân trời mới cho cách tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình trong nhà trường.
+ Trong khóa luận tốt nghiệp Dạy học tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu theo định hướng giao tiếp của sinh viên Đào Thị Thu Trà, ĐHSP, Hà Nội, 2012, đã vận dụng những phương pháp, biện pháp vốn quen thuộc vào một tác phẩm cụ thể nhưng được soi chiếu dưới định hướng GT: đọc sáng tạo; gợi tì ... hất Linh, Hoàng Đạo. Cả 3 anh em đều là thành viên trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Là nhà văn có quan niệm văn chương tiến bộ, lành mạnh.
- Sáng tác của Thạch Lam thiên về việc đi sâu phân tích thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc tinh tế, thấm đượm tình cảm nhân ái.
- Truyện Thạch Lam đan xen hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
2. Tác phẩm:
- In trong tập truyện “Nắng trong vườn” (1938). Tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Nội dung.
a. Bức tranh phố huyện nghèo.
- Ba bức tranh liên hoàn:
+ Lúc chiều tàn của phố huyện.
+Trong đêm.
+ Lúc chuyến tàu đi qua.
* Cảnh chiều tàn:
- Âm thanh của tiếng ếch nhái, muỗi vo ve, tiếng trống thu không, màu sắc ánh đèn le lói. Góp phần diễn tả cảnh chiều tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn tạ.
- Gợi cho Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp.
- Chọn lọc hình ảnh, âm thanh có sức gợi tả cao.
- Ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu chất trữ tình.
* Phố huyện trong đêm và lúc về khuya:
- Bóng tối tràn lan, mênh mông và đậm đặc >< Ánh sáng lẻ loi, đơn độc và hiếm hoi.
- Chiếc ngọn đèn con chị Tý (7 lần) là biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống vật vờ, leo lét trong màn đêm của xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Nhịp sống của phố huyện cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu: Chị Tý dọn hàng, bác Siêu nhóm lửa
* Phố huyện lúc chuyến tàu đi qua:
- Sáng bừng lên và huyên náo chốc lát.
=> Chuyến tàu đêm: Biểu tượng của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn tối tăm và quanh quẩn của người dân phố huyện.
b. Tâm trạng chờ mong của chị em Liên:
- Khung cảnh thiên nhiên, đời sống: buồn nhưng thân thuộc, gần gũi với Liên.
- Xót xa cảm thông với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong cơ cực của đói nghèo.
- Hân hoan, hạnh phúc khi tàu đến, nuối tiếc, bang khuâng khi tàu đi qua: Vì con tàu mang theo mơ ước về một thế giới sáng sủa hơn và đánh thức những hồi ức về Hà Nội xa xăm.
à Niềm thương cảm và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước nhỏ nhoi của con người (tư tưởng nhân đạo của tác giả).
è Qua tâm trạng của chị em Liên, tác giả muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ, hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn (Giá trị nhân bản).
III. Tổng kết.
2. Nghệ Thuật.
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản, đối lập.
- Miêu tả sinh động.
- Ngôn ngữ giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
3. Ý nghĩa văn bản.
- Tác phẩm thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi, tăm tối trước Cách mạng và trân trọng những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ.
5. Dặn dò.
- Học bài, phân tích văn bản, chọn đọc các chi tiết tiêu biểu và phân tích, cảm nhận; soạn bài tiết 39: Ngữ cảnh
PHỤ LỤC 03: Phiếu khảo sát.
PHIẾU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN.
I. Thông tin cá nhân (không nhất thiết phải điền đầy đủ).
1. Họ và tên:
2. Trường:...
3. Huyện (Quận): ..........Tỉnh (Thành phố): 
II. Nội dung phiếu hỏi.
Xin thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thầy/ cô thường dùng các phương pháp nào sau đây:
- Phân tích tác phẩm
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Giảng bình.
- Kết hợp cả ba phương pháp.
2. Khi day học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thầy/cô thường yêu cầu HS những điều gì sau đây:
- Đọc trước tác phẩm, tập đọc diễn cảm một số đoạn hay và tiêu biểu.
- Phát hiện những chi tiết, và tình tiết đặc sắc, gây ấn tượng.
- Tìm thông điệp tác giả gửi gắm qua tác phẩm.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình về một hình tượng văn học trong tác phẩm.
3. Trong giờ dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thầy/cô thường khuyến khích phát triển mối quan hệ nào sau đây:
- Quan hệ HS - HS.
- Quan hệ HS - Tác phẩm (văn bản).
- Quan hệ GV - Tác phẩm (văn bản).
- Quan hệ GV - HS.
- Quan hệ HS - Tác giả.
- Quan hệ GV - Tác giả.
- Quan hệ GV - HS - Tác phẩm - Tác giả.
4. Trong giờ dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thầy/cô thường dùng câu hỏi này sau đây:
- Câu hỏi phát hiện.
- Câu hỏi để HS suy luận.
- Câu hỏi để HS thảo luận vấn đề.
- Câu hỏi để HS phân tích vấn đề.
5. Khi dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thầy/cô thường tổ chức cho HS đối thoại với:
- Giáo viên.
- Học sinh.
- Nhà văn.
- Chủ thể GT khác.
- Ý kiến khác: ...............
.
Xin cảm ơn thầy/cô !
PHIẾU HỎI DÀNH CHO HỌC SINH
I. Thông tin cá nhân (không nhất thiết phải điền đầy đủ).
1. Họ và tên:
2. Trường:...
3. Huyện (Quận):............Tỉnh (Thành phố):
II. Nội dung phiếu hỏi.
Đề nghị em cho biết một số thông tin sau:
1. Em hãy đánh giá việc chuẩn bị bài (ở nhà) ở các mức độ sau:
- Tốt.
- Khá
- Bình thường..
- Không chuẩn bị bài.
2. Trong giờ học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, em thường:
- Nghe GV giảng ...
- Tranh luận với mọi người về tác phẩm ................
- Ghi chép nội dung bài học 
3. Trong giờ học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, em thường chú ý:
- Những đoạn văn hay 
- Những hình ảnh, tình tiết, sự kiện đặc sắc 
- Tình cảm của tác giả 
- Ý kiến khác:..
4. Khó khăn nhất đối với em khi học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là gì trong các trường hợp sau đây:
- Chuẩn bị bài ở nhà..
- Trao đổi thảo luận ở lớp.
- Ghi chép bài học ở lớp.
5. Trong giờ học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, em thích những điểm nào sau đây:
- Ít phải ghi chép
- Được nói lên ý kiến riêng của mình.....................
- Được mọi người lắng nghe ý kiến của mình
- Không có ý kiến gì..
Xin cảm ơn em!
PHỤ LỤC 04: ĐỀ KIỂM TRA
BÀI KIỂM TRA SỐ 01
(Thời gian làm bài 15 phút - Trắc nghiệm)
I. Mục đích kiểm tra.
Kiểm tra năng lực nhận diện các nhân tố giao tiếp của HS sau khi tìm hiểu bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
II. Đề bài.
1/ Hãy xác định hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam?
A. Mẹ con chị Tý. B. Bác phở Siêu.
C. Gia đình bác xẩm . C. Chị em Liên.
2/ Trong truyện ngắn, hình tượng nhân vật Liên hiện lên như thế nào?
A. Giàu tình thương yêu, có những rung động tinh tế trước con người và cảnh vật và luôn có khao khát về một sự đổi thay nơi phố huyện.
B. Luôn có những ước mơ và mong muốn nhỏ bé, tầm thường.
C. Sống khép kín, không có sự chia sẻ với mọi người xung quanh.
D. Thờ ơ, lãnh đạm trước cuộc sống tối tăm, quẩn quanh nơi phố huyện.
3/ Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam nghiêng về?
A. Hiện thực.
B. Trào phúng.
C. Không có cố truyện đặc biệt, phảng phất như bài thơ đượm buồn.
D. Cốt truyện có những tình huống độc đáo.
4/ Phương tiện giao tiếp nào không được Thạch Lam sử dụng khi xây dựng hình tượng nhân vật Liên?
A. Sự kiện. B. Chi tiết.
C. Hình ảnh. D. Nhạc tính.
5/ Ánh sáng trong truyện ngắn dùng để:
A. Mô tả bóng tối.
B. Ẩn chứa khát vọng, mơ ước.
C. Đối lập hai thế giới: Phố huyện và Hà Nội hoa lệ.
D. Làm cho câu chuyện nên thơ.
III. Đáp án:
Câu 1: C, câu 2: A, câu 3: C, câu 4: A, câu 5: B
BÀI KIỂM TRA SỐ 02
(Thời gian làm bài 45 phút - Trắc nghiệm và Tự luận)
I. Mục đích kiểm tra.
- Kiểm tra khả năng nhận diện vai GT, nội dung GT, cách thức GT của HS khi học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
II. Đề bài.
Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm.
1/ Nội dung chính truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là?
A. Bức tranh phố huyện nghèo nàn, quẩn quanh, tẻ nhạt.
B. Cuộc sống con người tù túng, đơn điệu, lay lắt.
C. Bức tranh tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh vật và con người phố huyện lúc chiều muộn, phố huyện lúc tối, phố huyện lúc về đêm khi đoàn tàu đi qua.
D. Sự đối lập giữa ánh sáng yếu ớt, ít ỏi và bóng tối đen kịt, dày đặc.
2/ Phương tiện nào được nhà văn sử dụng để xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm?
A. Hình ảnh, chi tiết. B. Câu văn.
C. Các biện pháp tu từ. D. Cả A, B và C.
3/ Những câu văn sau đọc với giọng điệu như thế nào?
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa vào (...). Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
A. Giọng điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển.
B. Giọng điệu biến hóa linh hoạt.
C. Giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng.
D. Giọng điệu khẩn trương, dồn dập.
4/ Truyện ngắn cho thấy những cảm xúc gì của nhà văn Thạch Lam?
A. Tấm lòng bùi ngùi thương cảm kín đào, nhẹ nhàng mà chân thành, thấm thía của nhà văn đối với những kiếp người sống quẩn quanh, lay lắt trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945.
B. Thái độ rất mực trân trọng và sự đồng cảm sâu xa của nhà văn đối với những mong ước tuy mơ hồ, mong manh và xa vời trong tâm hồn của những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện.
C. Lên án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào cảnh sống tối tăm bế tắc, qua đó khẳng định và trân trọng ước mong vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.
D. Cả A, B và C.
5/ Qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, em rút ra cho bản thân mình bài học học gì?
A. Luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống vào tương lai.
B. Luôn nỗ lực hết sức để vươn lên trong cuộc sống.
C. Biết đồng cảm chia sẻ với những khó khăn của người khác.
D. Cả A, B và C.
Phần 2: Câu hỏi tự luận.
Viết bài văn (khoảng 250 từ) trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân vật Liên khi có chuyến tàu đêm đi qua?
III. Đáp án.
1. Phần trắc nghiệm (5 điểm): mỗi câu trả lời đúng điểm.
Câu 1: C, câu 2: D, câu 3: A, câu 4: D, câu 5: D
2. Phần tự luận (5 điểm).
* Về kiến thức:
+ Tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh vật và con người phố huyện lúc đêm khuya (lúc đợi tàu, khi tàu đến, khi đoàn tàu đi qua): Vừa khắc khoải, háo hức, tha thiết, vừa vui mừng, hân hoan, hạnh phúc lại vừa bâng khuâng nuối tiếc, xót xa nhưng cuối cùng đọng lại là niềm khát khao về một cuộc sống tươi sáng hơn.
+ Qua tâm trạng đợi tàu, nhà văn bày tỏ sự xót thương sâu sắc với những kiếp người nhỏ bé, cơ cực, sự đồng cảm với ước mơ, khát vọng của con người khi phải sống một cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, đơn điệu. Thạch Lam đã thắp lên ước mơ và hi vọng dù là ước mơ nhỏ bé, tội nghiệp.
* Về kĩ năng: Có kĩ năng trình bày, phân tích, cảm nhận tác phẩm truyện không có cốt truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_10_Hai_dua_tre.doc