Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 56, 57: Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 56, 57: Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nắm được cấu tạo và hoạt động của la bàn.

 - Biết cách xác định la bàn để xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất.

 - Biết cách sử dụng máy đo điện đa năng hiện số.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: Kĩ năng lắp ráp, bố trí dụng cụ thí nghiệm từ hình vẽ cho trước.

 - Tiến hành thí nghiệm thực tập, biết cách thu thập số liệu và xử lí số liệu.

 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm trong thực hành thí nghiệm.

 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng máy đo điện đa năng hiện số.

3.Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

 - Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm theo nội dung bài thực hành.

 - Kiểm tra chất lượng từng dụng cụ, nhất là la bàn tang.

 - Tiến hành thí nghiệm nêu trong bài thực hành.

2. Chuẩn bị của trò:

 - Ôn tập kiến thức về độ từ thiện, độ từ khuynh.

 - Ôn tập các đặc điểm véc tơ cảm ứng từ do dòng điện tròn gây ra tại tâm của nó.

 - Nghiên cứu bài thực hành xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 56, 57: Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết 56-57: Thực hành: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẰM NGANG CỦA TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nắm được cấu tạo và hoạt động của la bàn.
 - Biết cách xác định la bàn để xác định thành phần nằm ngang của từ trường trái đất.
 - Biết cách sử dụng máy đo điện đa năng hiện số.
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng thí nghiệm: Kĩ năng lắp ráp, bố trí dụng cụ thí nghiệm từ hình vẽ cho trước.
 - Tiến hành thí nghiệm thực tập, biết cách thu thập số liệu và xử lí số liệu.
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm trong thực hành thí nghiệm.
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng máy đo điện đa năng hiện số.
3.Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy:
 - Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm theo nội dung bài thực hành.
 - Kiểm tra chất lượng từng dụng cụ, nhất là la bàn tang.
 - Tiến hành thí nghiệm nêu trong bài thực hành.
2. Chuẩn bị của trò: 
 - Ôn tập kiến thức về độ từ thiện, độ từ khuynh.
 - Ôn tập các đặc điểm véc tơ cảm ứng từ do dòng điện tròn gây ra tại tâm của nó.
 - Nghiên cứu bài thực hành xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
A. Hoạt động ban đầu:
1. Ổn định tổ chức: (1phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút)
 - Trình bày khái niệm độ từ thiên, độ từ khuynh?
 - Viết công thức xác định từ trường gây ra tại tâm dòng điện tròn?
B. Hoạt động dạy-học:
TL (ph)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
 30
Hoạt động 1: Thiết kế phương án thí nhí nghiệm xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất
HS có thể thảo luận nhóm một lần nữa và nêu lại phương án thí nghiệm xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất.
-Muốn xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất người ta xác định từ trường tổng hợp cxuar từ trường của dòng điện và thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất.từ đó xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất.
-Để làm được điều đó cần phải có các dụng cụ thí nghiệm như sau.
+Máy đo điện đa năng hiện số.
+Nguồn điện một chiều đa năng 6V -150mA.
+La bàn tang
La bàn tang có số vòng dây là 200 vòng,300 vòng, đường kính d của vòng dây cở 16mm.
- Khi đặt mặt phẳng cuộn dây trung với mặt phẳng kinh tuyến từ, ta có thể xác định được thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất Bt theo công thức:
.
- Điều chỉnh la bàn tan sao cho mặt thước đo góc thật sự nằm ngang, kim nam châm nằm trong mặt phẳng cuộn dây.Giữ cố định vị trí la bàn tang trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Mắc nối tiếp cuộn dây N12 =200 vòng của la bàn tang với ampe kế, rồi nối vào nguồn điện.
- Tăng dần U cho tới khi kim chỉ thị la bàn chỉ thi ghi giá trị của I, sau đó giảm I về giá trị 0.Sau đó đổi chiều dòng điện qua cuộn dây của la bàn tang, lặp lại thí nghiệm trên và ghi giá trị của I.
-Giá trị trung bình của cường độ dòng điện rồi ghi kết quả này vào bảng.Lặp lại các bước thí nghiệm này 2 lần.
GV: Kiểm tra sự nghiên cứu trước bài thực hành ở nhà của học sinh.
- Muốn xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất người ta làm thế nào? Sử dụng dụng cụ nào để đo thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó.
-Thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất Được xác định thông qua đại lượng nào?
- Nêu các bước tiến hành thí nghiệm?
35
Hoạt động 2: Phân nhóm và tiến hành thí nghiệm xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất
 Các nhóm trưởng lên nhận thiết bị thí nghiệm về cho nhóm và nhận mẩu báo cáo thí nghiệm.
- Sau khi các nhóm đã tiến hành xong cả hai phương án thí nghiệm thì lau chùi, xếp lại gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm và bàn giao lại các thiết bị thí nghiệm cho GV.
GV: Chia lớp thành các nhóm thí nghiệm.
-Trong quá trình học sinh làm thí nghiệm GV đi tới từng bàn thí nghiệm để định hướng, giúp đở học sinh khi học sinh gặp khó khăn.
Hoạt động 3:Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm
15
Cá nhân tính toán và viết báo cáo thí nghiệm.
Giá trị trung bình.
Yêu cầu học sinh xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu có sẵn trong sách GK.
GV: Thu báo cáo thí nghiệm của học sinh sau khi học sinh đã xử lí số liệu và viết xong báo cáo thí nghiệm.
C. Hoạt động kết thúc tiết học:
1. Củng cố kiến thức: ( 5phút) 
 GV: Nêu câu hỏi củng cố bài học:
 - Vì sao la bàn tang không xác định được thành phần thẳng đứng của từ trường Trái Đất?
 - Có thể dùng nguồn điện xoay chiều để tạo ra từ trường của cuộn dây trong la bnaf tang được không? Tại Sao?
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 56-57.doc