Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Quyết Thắng

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Quyết Thắng

 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 - Nắm được các khái niệm: điện tích và điện tích điểm, các loại điện tích và cơ chế của sự tương tác của các điện tích.

 - Phát biếu được nội dung & viết được biểu thức của định luật Culông về tương tác giữa các điện tích.

 2.Kĩ năng:

 Ap dụng được định luật Culông vào việc giải các bài toán đơn giản về cân bằng của hệ điện tích điểm. Giải thích được các hiện tương nhiễm điện trong thực tế.

 II.CHUẨN BỊ:

-GV: Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện.

-HS: On lại kiến thức về sự nhiễm điện ở THCS.

 

doc 121 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1495Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Quyết Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỘT: ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC.
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
 Tuần 1 Tiết 1
§ 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CULÔNG
 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1.Kiến thức:
 - Nắm được các khái niệm: điện tích và điện tích điểm, các loại điện tích và cơ chế của sự tương tác của các điện tích.
 - Phát biếu được nội dung & viết được biểu thức của định luật Culông về tương tác giữa các điện tích.
 2.Kĩ năng:
 Aùp dụng được định luật Culông vào việc giải các bài toán đơn giản về cân bằng của hệ điện tích điểm. Giải thích được các hiện tương nhiễm điện trong thực tế.
 II.CHUẨN BỊ:
-GV: Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện.
-HS: Oân lại kiến thức về sự nhiễm điện ở THCS.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
-Oån định lớp
-Giới thiệu chương trình vật lí 11: điện học + quang học.
-Đặt vấn đề vào bài:
 Ở lớp 7 các em đã biết các vật mang điện đặt gần nhau hoặc hút nhau hoặc đẩy nhau bằng lực tương tác điện gọi tắt là lực điện. Lực điện đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Để hiểu vấn đề này, chúng ta sẽ đi vào bài học đầu tiên của chương I. 
§ 1. Điện tích. Định luật Cu lông
 IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện.
Hoạt động Thầy – Trò
Lưu bảng
? Có mấy cách làm cho một vật bị nhiễm điện? Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là gì?
HS: -Cọ xát, hưởng ứng, tiếp xúc.
-Có khả năng hút được các vật nhẹ hoặc truyền điện cho nhau.
Yêu cầu Hs đọc sgk.
? Điện tích là gì ?
? Điện tích điểm là gì?
? Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm, cho VD?
HS: -Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm.
-Nếu kích thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật được coi là điện tích điểm.
-VD: Viên bi sắt, đồng xu mang điện.
? Thế nào là sự tương tác điện?
Yêu cầu HS trả lời C1.
?Hãy cho biết hai loại điện tích đó là gì ? 
?Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích?
HS: Trả lời như SGK
Yêu cầu HS đọc phần chú ý Sgk / 7
I.SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT.ĐIỆN TÍCH:
1. Sự nhiễm điện của các vật :
 SGK
2.Điện tích. Điện tích điểm:
+Một vật bị nhiễm điện được gọi là điện tích .
+ Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm.
VD: Viên bi sắt, đồng xu mang điện được coi là điện tích điểm.
3.Tương tác điện. Hai loại điện tích:
+Tương tác điện là sự hút nhau hoặc đẩy nhau giữa các điện tích.
+ Có hai loại điện tích:Điện tích dương(q+) & điện tích âm (q-)
Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tương tác giữa các điện tích:
Hoạt động Thầy- Trò
Nội dung
Gọi HS đọc tiểu sử về nhà bác học Culông.
Gv biểu diễn bằng h. vẽ lực tương tác giữa 2 đtích cùng dấu và trái dấu cách nhau một khoảng r .
Gv trình bày TN cân xoắn của CuLông.
Yêu cầu Hs nêu đặc điểm(điểm đặt,phương, chiều) của lực tương tác điện . GV nhận xét.
Yêu cầu HS trả lời C2: lực tương tác giảm đi 9 lần ( F ~132=19 ).
? Kết hợp 2 kết quả trên F = ?
? Trong đó: K ; q1,q2; r = ?
Hướng dẫn HS đổi các ước của (C):
 1μC=10-6 C
 1nC = 10-9 C
1PC = 10-12 C
? Từ biếu thức vừa tìm được hãy phát biểu nội dung của định luật Culông?
? Điện môi là gì? HS xem bảng 1.1
? Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì ?
HS: Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần so với lực tương tác giữa các điện tích đó trong chân không.
Yêu cầu HS trả lời C3: D. đồng
II.ĐỊNH LUẬT CULÔNG. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI:
1.Định luật Culông:
a. Thí nghiệm:
q1
q2
r
q1
q2
r
b. Kết quả TN:
. F 
 ⟹ F =K. 
 . F Trong đó : K = 9.109 (): hệ số tỉ lệ.
 q1, q2 (C)
 r (m): k/c giữa hai điện tích.
 F = 9.10 9. (N)
*Định luật Cu lông: SGK
2.Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính:
a. Điện môi là môi trường cách điện.
b. Khi các điện tích đặt trong điện môi:
 F = 9.10 9. (N)
Trong đó: là hằng số điện môi.
()
c. Hằng số điện môi: sgk
V. CỦNG CỐ –DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi 1-7 sgk.
- Làm tại lớp BT 8 / Tr10.
* Học thuộc nội dung bài 1 và đọc trước bài 2.Thuyết Electron. ĐLBT điện tích
Kí duyệt
Tiết 2
§ 2. THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Trình bày được nội dung thuyết electron, trình bày sơ lược cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện.
- Hiểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tương nhiễm điện.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
 Xem lại SGK vật lí 7 để biết HS đã học gì ở THCS.
 Một số TN đơn giản về các hiện tượng nhiễm điện.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
 -Oån định lớp
 -Dạy bài 2: Thuyết electron. ĐLBT điện tích.
 -Đặt vấn đề vào bài mới:
 Như các em đã biết, có ba cáh làm cho một vật bị nhiễm điện? Nhưng để giải thích được các hiện tương nhiễm điện đó người ta dựa trên cơ sở nào ? Hôm nay chúng ta sẽ học bài số 2. “Thuyết electron. ĐLBT điện tích.”
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thuyết electron :
Hoạt động Thầy- Trò
Nội dung
? Hãy quan sát hình 2.1 & cho biết nguyên tử có cấu tạo ntn?
HS: trả lời như SGK.
? e, prôton, nơtron có điện tích và khối lượng ntn?
HS: Trả lời như SGK
? Vì sao các nguyên tử luôn ở trạng thái trung hoà về điện?
HS: vì qe + qp + qn = 0
? Điện tích nguyên tố là gì ?
Gv: Để giải thích các h/t điện và tính chất điện của các vật người ta dựa vào sự cư trú và di chuyển của các e gọi là thuyết electron.
? e có ở đâu & có thể di chuyển ntn?
HS: - e có trong mọi chất & có thể di chuyển từ ngtử này đến ngtử khác, từ vật này sang vật khác & gây ra các hiện tượng điện.
? Thế nào là ion dương, ion âm?
? Nếu ngtử Fe thiếu 3e thì nó mang điện gì có giá trị là bao nhiêu?
HS: +3.1,6.10-19C
? Nếu một ngtử đang thừa -1,6.10-19C điện lượng mà nó nhận được thêm 2e thì nó sẽ là ion gì? 
HS: Vẫn là ion âm.
?Khi nào thì một vật nhiễm điện âm, khi nào thì một vật nhiễm điện dương?
HS: trả lời như SGK.
? Vậy ngnhân gây ra các h/t điện & tính chất điện là gì?
HS: Do động thái cư trú & di chuyển của các e.
Yêu cầu HS trả lời C1
? Thế nào là chất dẫn điện? thế nào là chất cách điện? cho VD.
? Thế nào là electron tự do ?
 Yêu cầu HS trả lời C2, C3.
? Thế nào là sự nhiễm điện do tiếp xúc?
 Yêu cầu HS trả lời C4
? Thế nào là sự nhiễm điện do hưởng ứng ?
 Yêu cầu HS trả lời C5
I.THUYẾT ELECTRON:
1.Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. điện tích nguyên tố:
+ Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện: SGK.
.e có: qe= -1,6.10-19C, me = 9,1.10-31kg.
. prôtron có: qp = 1,6.10-19C
. nơtron có qn = 0, 
 mn ≈ mp =1,67.10-27kg
⟹ Các nguyên tử luôn ở trạng thái trung hoà về điện. ( qe + qp + qn = 0).
+ Điện tích nguyên tố: là điện tích của e và prôtron.
2.Thuyết electron:
& Nội dung thuyết electron:
a.
b. SGK
c
II.VẬN DỤNG
1.Vật ( chất) đẫn điện & vật cách điện:
+ Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do.
+ Chất cách điện là chất không có chứa điện tích tự do.
2.Sự nhiễm điện do tiếp xúc:Hình 2.2
 Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác.
3.Sự nhiễm điện do hưởng ứng:Hình 2.3
 Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các e tự do trong thanh kim loại làm hai đầu thanh kim loại tích điện trái dấu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung ĐLBT điện tích.
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
GV thông báo nội dung ĐLBT điện tích như SGK.
? Hệ cô lập về điện là hệ ntn?
? Nếu một hệ cô lập về điện, ban đầu trung hoà về điện, sau đó một vật nhiễm điện +10C thì vật 2 nhiễm điện gì, giá trị bao nhiêu? (vật 2 nhiễm điện âm, giá trị -10C.)
III. ĐLBT ĐIỆN TÍCH: Sgk
q1+q2 +.. + qn = hằng số
Kí duyệt
 V. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
 - Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi 1-7 sgk/ 14.
 - Học thuộc nội dung bài 2 & đọc trước bài 3. Điện trường & cường độ điện trường.
Tuần 2	 Tiết 3
§3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN ( T1 )
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
-Trình bày được khái niệm điện trường, điện trường đều.
-Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của véctơ cường độ điện trường.
-Biết cách tổng hợp các véctơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm.
2.Kĩ năng:
-Xác định phương chiều của véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
-Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của véctơ cường độ điện trường tổng hợp.
-Giải các bài tập về đđiện trường.
II.CHUẨN BỊ:
Giáo Viên:
Chuẩn bị hình vẽ 3.3 đđến 3.4.
Chuẩn bị phiếu học tập
Học sinh: ôn lại kiến thức về định luâït Culông.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
-Oån định lớp.
-Kiểm tra bài cũ: Phát phiếu học tập ( thời gian 5 phút).
-Đặt vấn đề vào bài mới: 
 Như chúng ta đã biết, khi 2 điện tích đặt gần nhau thì giữa chúng có sự tương tác điện. Tuy nhiên khi nghiên cứu sự tương tác giữa 2 điện tích người ta đặt ra câu hỏi: nếu 2 điện tích đặt ở cách xa nhau thì tác dụng lực lên nhau bằng cách nào? Theo thuyết tương tác thì 2 điện tích đặt ở cách xa nhau tác dụng được lên nhau phải thông qua một môi trường nào đó, môi trường mà các điện tích tương tác được lên nhau gọi là điện trường. Hôm nay chúng ta sang bài học số 3. “ Điện trường và cường độ điện trường.Đường sức điện”.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trường.
Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Yêu cầu HS đọc sgk . Gv phân tích: sở dĩ 2 đtích tương tác được vói nhau là vì xung quanh mỗi đtích luôn tồn tại một MT vật chất gọi là điện trường, chính điện trường của đtích này tác dụng lên đtích kia một lực điện.
? Từ điều phân tích trên hãy cho biết điện trường là gì?
HS: Định nghĩa như sgk.
GV phân tích hình 3.2 như sgk.
I.ĐIỆN TRƯỜNG:
1.Môi trường truyền tương tác điện:
Môi trường truyền tương tác điện giữa các điện tích gọi là điện trường.
2.Điện trường:
Định nghĩa : sgk
Hoạt động  ... ở màng lưới.
-Khi mắt không điều tiết : 
- Khi mắt điều tiết tối đa : max
2. Điểm cực viễn. Điểm cực cận :
* Điểm cực viễn ( Cv) : là điểm xa nhất trên trục chính của thuỷ tinh thể mà mắt có thể nhìn rõ khi không điều tiết. 
 Mắt không tật : OCv = ( Khoảng cực viễn ).
* Điểm cực cận ( Cc) : là điểm gần nhất trên trục chính của thuỷ tinh thể mà mắt còn nhìn rõ khi điều tiết tối đa. Khoảng cực cận: OCc = Đ
* K/c giữa điểm Cv & Cc gọi là khoảng nhìn rõ của mắt .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm năng suất phân li của mắt.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv vẽ hình 31.4 và trình bày như sgk.
? Năng suất phân li của mắt là gì ? 
? Nếu càng lớn thì mắt quan sát vật sẽ ntn ?
Hs : càng lớn thì mắt quan sát vật càng rõ.
III. NĂNG SUẤT PHÂN LI CỦA MẮT:
* Năng suất phân li là góc trông nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được một vật.
 (1’ = 3.10-4 rad)
Hoạt động 3: Tìm hiểu các tật của mắt và cách khắc phục.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv vẽ H31.5 .
? Mắt cận thị có đặc điểm gì ? Bị cận thị là do nguyên nhân nào ?
? Để sửa tật cận thị ta phải làm thế nào?
? Mắt viễn thị có đặc điểm gì ? 
Hs: nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.
? Để sửa tật viễn thị ta phải làm thế nào?
? Hãy cho biết khả năng nhìn vật của hầu hết những người già ntn ?
Hs: nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.
?Mắt lão thị có đặc điểm gì ?
? Có nên coi mắt lão là mắt viễn không? Vì sao ?
Hs : không. Vì mắt lão có thể nhìn rõ vật ở mà không phải điều tiết.
?Để sửa tật lão thị ta phải làm thế nào?
Yêu cầu Hs đọc mục V và xem các VD1,2 / sgk.
IV. CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC :
1. Mắt cận và cách khắc phục :
a. Đặc điểm của mắt cận:
 Dcận > DBình thường ; 
* K/c OCv hữu hạn.
* Điểm Cc gần mắt hơn bình thường.
b. Cách khắc phục : mắt cận đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp để nhìn rõ các vật ở xa.
* Nếu đeo kính sát mắt : 
2. Mắt viễn và cách khắc phục :
a. Đặc điểm của mắt viễn :
 Dviễn < DBình thường ; 
* Mắt viễn nhìn vật ở xa phải điều tiết.
* Điểm cực Cc xa mắt hơn bình thường.
b. Cách khắc phục : mắt viễn đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp để nhìn rõ các vật ở gần.
3. Mắt lão và cách khắc phục :
Mắt lão nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.
* Đặc điểm : - Thể thuỷ tinh bị sơ cứng.
 - Điểm cực cận Cc rất xa mắt.
* Cách khắc phục : 
- Mắt lão đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp để nhìn rõ các vật ở gần.
- Mắt lão đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp để nhìn rõ các vật ở gần xa.
V. HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH CỦA MẮT : SGK
V. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Kí duyệt
 - Yêu cầu Hs trả lời nhanh các câu hỏi 1 8/ 203.
 - Học thuộc nội dung bài học và làm BT 9–10/ 203.
Tiết 63
§ BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
Gv hệ thống lại các công thức về mắt :
-K/c từ thấu kính mắt đến màng lưới : d’= OV.
-Khi mắt không điều tiết : 
- Khi mắt điều tiết tối đa : max
- Mắt không tật : OCv = 
- Mắt cận : Dcận > DBình thường ; . Nếu đeo kính sát mắt : 
- Mắt viễn : Dviễn < DBình thường ; 
2. Kĩ năng :
 Hs vận dụng được các công thức trên để giải các bài tập / sgk / 203.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Hướng dẫn Hs giải BT 9 + 10 sgk / 203
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Bài 9 / 203
OCv = 50cm = 0,5m
Mắt bị tật gì?
D = ? đeo kính sát mắt.
OCc = 10cm ; dc = ? cm
Gv hướng dẫn Hs giải và nhận xét.
Bài 10 / 203
OCv = ; 
dv = 25- = 23cm
Bài 9 / 203
a. Vì điểm Cv cách mắt hữu hạn 50cm nên là mắt cận thị.
b. Do đeo kính sát mắt nên : f = -OCv = - 0,5m
c.
Bài 10 / 203
a.Mắt bình thường về già : dv = OCv = ; d’= OV 
 (1)
Khi vật ở Cc : dc = OCc ; d’= OV (2)
Lấy (2) – (1) : 
b. Mắt không điều tiết thì ảnh ở Cv : 
Kí duyệt
Tuần 34	 Tiết 64
§ 32. KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Trình bày được tổng quát về các dụng cụ quang học : K/n chung, tác dụng, công thức tính số bội giác, phân loại các dụng cụ quang học.
- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp, số bội giác của kính lúp.
- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp và cách ngắm chừng ở điểm cực viễn.
- Vẽ được đường truyền của tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
2. Kĩ năng :
 Vận dụng công thức số bội giác của kính lúp trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực để giải các BT liên quan.
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : Một vài loại kính lúp (nếu có).
 Hs : Ôn lại kiến thức về TKHT và Mắt.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
-Oån định lớp.
-Dạy § 32. Kính lúp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tổng quát về các dụng cụ quang học :
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
? Điều kiện để mắt có thể phân biệt được một vật là gì?
Hs : góc trông vật phải có giá trị tối thiểu bằng năng suất phân li của mắt.
? Nếu tăng góc trông của vật thì có tác dụng gì ?
Hs : Giúp mắt quan sát vật được rõ hơn.
? Để quan sát được một vật thì vật đó phải nằm trong khoảng nào của mắt?
Hs : Vật phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
? Nếu vật quá nhỏ thì ta phải làm thế nào để có thể quan sát được nó?
Hs : Ta phải dùng các dụng cụ quang học để bổ trợ cho mắt.
? Các dụng cụ quang học có tác dụng gì ?
? Đại lượng đặc trưng cho tác dụng tạo ảnh của các dụng cụ quang học gọi là gì ?
I. TỔNG QUÁT VỀ CÁC DỤNG CỤ QUANG BỔ TRỢ MẮT :
* Các dụng cụ quang học đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.
* Số bội giác : 
Trong đó : là góc trông ảnh qua kính.
 là góc trông vật.
* Phân loại các dụng cụ quang học : sgk
Hoạt động 2 : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính lúp.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
? Kính lúp có công dụng và cấu tạo như thế nào ?
? Kính lúp có đặc điểm gì ?
II. CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA KÍNH LÚP:
* Công dụng : bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ ( H321,2,3,4).
* Cấu tạo : sgk
* Đặc điểm : Kính lúp cho ảnh ảo cùng chiều > vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi kính lúp.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv trình bày như sgk.
? Muốn nhìn được ảnh ảo tạo bởi kính lúp thì cần có điều kiện gì ?
? Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là gì ?
? Có những cách ngắm chừng nào ?
? Để mắt không bị mỏi thì nên ngắm chừng vật ở điểm nào ?
III. SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH LÚP:
* Muốn nhìn được ảnh ảo tạo bởi kính lúp thì :
- Đặt vật trong khoảng từ O đến F của kính.
- Aûnh phải nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
* Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
- Ngắm chừng ở cực cận Cc : ảnh hiện tại điểm Cc của mắt.
- Ngắm chừng ở cực viễn Cv : ảnh hiện tại điểm Cv của mắt.
* Để mắt không bị mỏi thì nên ngắm chừng vật ở điểm cực viễn Cv.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về số bội giác của kính lúp.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv vẽ H 32.5 và trình bày như sgk.
? có giá tri lớn nhất khi nào ?
Hs : có giá tri lớn nhất khi vật đặt ở điểm Cc.
Yêu cầu Hs quan sát H32.6
Yêu cầu Hs đọc phần chú ý và bài tập VD / sgk.
IV. SỐ BỘI GIÁC CỦA KÍNH LÚP :
* Khi ngắm chừng ở : với ; 
* Khi ngắm chừng ở điểm cực cận Cc :
* Chú ý :-Đối với kính lúp : OCc = 25cm.
 - trên kính lúp thường có các kí hiệu : 3x ; 5x. sẽ có tiêu cự tương ứng là có khả năng làm cho góc trông ảnh qua kính lớn gấp 3 lần, 5 lần góc trông vật.
V. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
* Học thuộc nội dung bài 32 và làm Bt / sgk/ 208.
Kí duyệt
* Đọc trước Bài 33. Kính hiển vi.
Tiết 65
§ 33. KÍNH HIỂN VI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức :
- Nêu được cấu tạo và công dụng của KHV. Phân biệt được vật kính và thị kính của KHV.
- Biết cách xác định độ dài quang học của kính.
- Trình bày được sự tạo ảnh của KHV và vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
- Nêu được đặc diểm của việc điều chỉnh KHV. Hiểu được yêu cầu cần làm khi quan sát vật bằng KHV.
2. Kĩ năng :
- Thiết lập được hệ thức Đ
- Vận dụng công thức số bội giác của KHV trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực để giải các BT liên quan.
II. CHUẨN BỊ :
 Gv : KHV , một số vật nhỏ, tiêu bản của KHV.
 Hs : Ôn lại kiến thức về TKHT và Mắt.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
-Oån định lớp.
? Dụng cụ quang học có tác dụng gì? Có mấy loại dụng cụ quang học?
- Đặt vấn đề : sách thiết kế bài giảng VL 11 (CB).
-Dạy § 33. Kính hiển vi.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của KHV .
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv trình bày như sgk.
L2
L1
F2
O2
O1
°
°
I. CÔNG DỤNG VÀ CẤU TẠO CỦA KHV :
+ Công dụng : sgk
+ cấu tạo : 
. Vật kính L1 là một TKHT có tiêu cự rất nhỏ(mm).
. Thị kính L2 là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.
. bộ phận tụ sáng để chiếu sáng vật cần quan sát là một gương cầu lõm.
O1O2 = ; : độ dài quang học của kính.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự tạo ảnh qua KHV.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv trình bày như sgk bằng hình 33.5.
Gv giải thích chiều chiều của ngược chiều với AB như sách thiết kế.
Gv trình bày tiếp sgk.
Yêu cầu Hs trả lời C1.
? Muốn ảnh ở vô cực thì cần có điều kiện gì?
Hs : d2 = f2 nghĩa là .
II. SỰ TẠO ẢNH QUA KHV :
Vật kính L1 tạo ảnh thật A’B’ > AB và ở trong khoảng O2F2.
Thị kính L2 tạo ảnh ảo sau cùng và ngược chiều với AB.
Ứng với khoảng CvCc của ảnh thì khoảng xê dịch của vật rất nhỏ( vài chục ).
-Nếu ảnh sau cùng của vật cần quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta phải ngắm chừng ở vô cực.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu số bội giác của KHV.
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Gv chứng minh C2 từ hình 33.5.
C2 : 
với ; 
Vì nên :
C3: .Đ
III.SỐ BỘI GIÁC CỦA KHV:
* Khi ngắm chừng ở vô cực : 
: số phóng đại của ảnh tạo bởi vật kính L1.
G2 : số bội giác của thị kính L2 ngắm chừng ở .
 Hay Đ
V. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- Yêu cầu Hs trả lời nhanh các câu hỏi 1 
Kí duyệt
* Đọc trước bài 34. Kính thiên văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 cot.doc