Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 34: Bài tập

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 34: Bài tập

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Nắm được các khái niệm cơ bản về dòng điện trong chất khí, trong chân không và trong chất bán dẫn

b. Về kĩ năng

 - Giải được các bài toán đơn giản về dòng điện trong các môi trường

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV

- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS

- Một số bài toán về dòng điện trong các môi trường

 

docx 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1627Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 34: Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2009
Ngày dạy : 18/12/2009 
Ngày dạy : 18/12/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 34 : BÀI TẬP
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Nắm được các khái niệm cơ bản về dòng điện trong chất khí, trong chân không và trong chất bán dẫn
b. Về kĩ năng
	- Giải được các bài toán đơn giản về dòng điện trong các môi trường
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS 
 	a. Chuẩn bị của GV
- Giải trước các bài toán để lường trước các khó khăn của HS
- Một số bài toán về dòng điện trong các môi trường 
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập về dòng điện trong các môi trường
3.Tiến trình bài dạy 
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5 phút)
	- Câu hỏi: Nêu cấu tạo, kí hiệu của Tranzito lưỡng cực n – p – n?
	- Đáp án: Tinh thể bán dẫn được pha tạp để tạo ra một miền p rất mỏng kẹp giữa hai miền n1 và n2 với mật độ electron của miền n2 lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống trong miền bán dẫn p gọi là tranzito lưỡng cực n-p-n
	Tranzito có ba cực: 
	+ Cực góp hay colectơ, kí hiệu C
	+ Cực đáy hay cực gốc, hoặc bazơ, kí hiệu là B
	+ Cực phát hay êmitơ, kí hiệu là E
+ Kí hiệu:
	- Đặt vấn đề: Ta đã được khảo sát dòng điện trong các môi trường, nhưng vận dụng bản chất cũng như tính chất của dòng điện trong các môi trường để giải các bài tập như thế nào 
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (25 Phút): Giải các bài tập về dòng điện trong chất khí
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Giới thiệu nội dung tiết học
- Đọc đề bài toán
? Các điện cực có dạng như thế nào 
? Vậy tính hiệu điện thế như thế nào 
? Tính hiệu điện thế khi có sét trong trường hợp các điện cực là mũi nhọn và các điện cực là mặt phẳng
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả
- Chính xác hoá
- Mô tả cách thử điện ở xe máy
? Tính U
- Quan sát, hướng dẫn các nhóm
? Nêu kết quả
? Trong trường hợp này, các điện cực phải như thế nào 
- Hướng dẫn HS tính HĐT
? Tính d
- Theo dõi + ghi nhớ
- Theo dõi + quan sát bảng15.1 Sgk 
TL: Một điện cực mũi nhọn, một cực phẳng
TL: Tính trung bình của hai giá trị hiệu điện thế khi các điện cực là mũi nhọn và điện cực phẳng
- Làm bài tập 
TL: .....
- Ghi nhớ
- Theo dõi + ghi nhớ
- Thảo luận, làm bài tập
TL: U = 104V
TL: Là mũi nhọn
- Ghi nhớ
TL: d = 0,35m
Bài 8/Sgk – T93
a. Hiệu điện thế khi có sét giữa đám mây và ngọn cây (d = 190m)
- Khi hai điện cực là mũi nhọn: U1 = 300000.1900,6 = 9,5.107V
- Khi hai điện cực là mặt phẳng: U1 = 300000.1900,114 = 5.108V
Vậy HĐT khi có sét khoảng 108V
b. HĐT giữa hai cực của bugi xe máy (d = 5mm)
HĐT khoảng 104V
c. Khoảng cách an toàn trong đường dây tải điện 120kV: khoảng cách an toàn d = 0,35m
- Đọc đề bài toán
- Ghi nhớ
Bài 9/ Sgk – T93
- Hướng dẫn HS vẽ hình mô tả quá trình sinh hạt tải điện khi sinh nhiều hạt tải nhất
- Vẽ hình theo sự hướng dẫn của HS
? Tính số electron sinh ra 
TL: ne = 32 – 1 = 31
- Số electron mà một electron đưa vào ở sát anốt 
? Tính số ion dương sinh ra
? Tổng số hạt tải điện sinh ra bằng bao nhiêu
? Nếu một electron ở đoạn bay thứ 5 chưa kịp làm ion hoá phân tử thì tổng số điện tích sinh ra bằng bao nhiêu
TL: nion = 1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 31
TL: n = 62
TL: n = 30
sinh ra: ne = 32 – 1 = 31
Số ion dương sinh ra
nion = 31 ion
Tổng số hạt tải điện sinh ra: n = ne + nion = 62 hạt
- Nếu một electron ở đoạn bay thứ 5 chưa kịp làm ion hoá phân tử thì tổng số điện tích sinh ra n = 30
Hoạt động 2 (10 Phút): Giải các bài toán về dòng điện trong chân không
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Đọc đề bài toán
? Năng lượng mà electron nhận được được tính như thế nào 
? Mô tả quá trình chuyển hoá năng lượng 
? Tính động năng của electron, từ đó tính vận tốc của nó
- Hướng dẫn: động năng của electron Wđ = 12mv2
- Quan sát, hướng dẫn HS yếu kém
? Nêu kết quả
- Nhận xét kết quả của các nhóm, đánh giá, chính xác hoá
- Ghi nhớ
TL: ε = eU
TL: Năng lượng này chuyển hoá thành động năng
- Thảo luận làm bài tập
- Đại diện nhóm nêu đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- Ghi nhớ
Bài 11/Sgk – T99
- Electron di chuyển từ K tới A nhận năng lượng
ε = eU = 4.10-16J
- Năng lượng này chuyển hoá thành động năng của electron: ε = Wđ 
Hay: ε = 12mv2 
⇒ v = 2εm = 2.4.10-169,11.10-31
v ≈ 3.107m/s
c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
	? Khi giải bài toán về dòng điện trong chất khí, ta cần lưu ý điều gì
	- GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết, bài tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
	- Ôn tập: Từ trường (lớp 9)
	- Tiết sau: Từ trường

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 34.docx