Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 30 - Bài 15: Dòng điện trong chất khí (tiếp)

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 30 - Bài 15: Dòng điện trong chất khí (tiếp)

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

 - Nắm được thế nào là quá trình dẫn điện tự lực và điều kiện để có quá trình này

- Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực & sự dẫn điện tự lực trong chất khí.

- Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong chất khí là hồ quan điện & tia lửa điện.

b. Về kĩ năng

 - Trình bày được các ứng dụng của quá trình phóng điện trong chất khí

 - Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết được hiện tượng phóng điện trong khí quyển, hiện tượng sét tạo ra các ion NO2 và NH tạo ra các chất hữu cơ làm cây cối xanh tốt, xét cũng gây nguy hiểm cho con người

c. Về thái độ

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi

- Có hứng thú học tập bộ môn

 

docx 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4286Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 30 - Bài 15: Dòng điện trong chất khí (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2009
Ngày dạy : 04/12/2009 
Ngày dạy : 04/12/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2
Dạy lớp: 11A3, 11A4
Tiết 30 - Bài 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ (Tiếp)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức
	- Nắm được thế nào là quá trình dẫn điện tự lực và điều kiện để có quá trình này
- Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực & sự dẫn điện tự lực trong chất khí.
- Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong chất khí là hồ quan điện & tia lửa điện.
b. Về kĩ năng
	- Trình bày được các ứng dụng của quá trình phóng điện trong chất khí
	- Giáo dục bảo vệ môi trường: Biết được hiện tượng phóng điện trong khí quyển, hiện tượng sét tạo ra các ion NO2 và NH tạo ra các chất hữu cơ làm cây cối xanh tốt, xét cũng gây nguy hiểm cho con người
c. Về thái độ
- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV
- Bộ thí nghiệm về phóng điện trong chất khí
 	b. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập khái niệm dòng điện trong các môi trường
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5 phút)
	- Câu hỏi: Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí, thế nào là hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực
	- Đáp án: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá gây ra
	Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua gây ra gọi là hiện tượng nhân số hạt tải điện 
	- Đặt vấn đề: Trong thực tế cuộc sống ta thường hay gặp hiện tượng sét, hiện tượng ánh sáng mạnh ở các mối hàn khi người thợ hàn đang hàn phát ra. Vậy bản chất của các hiện tượng này là gì?
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 (10 Phút): Tìm hiểu quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Nêu nội dung chính của tiết học
? Em hãy nêu định nghĩa quá trình dẫn điện tự lực
- Phân tích định nghĩa
? Điều kiện để chất khí có thể dẫn điện tự lực?
? Các cách tạo ra hạt tải điện trong chất khí để tạo ra sự dẫn điện tự lực
- Phân tích các cách để tạo ra các hạt tải điện mới
? Các kiểu phóng điện tự lực?
- Theo dõi + ghi nhớ
- Nêu định nghĩa
- Ghi nhớ
TL: Phải tạo ra các hạt tải điện
TL: Có 4 cách tạo ra hạt tải điện trong chất khí: Ion hoá chất khí bằng nhiệt độ cao; điện trường rất lớn; nung nóng catốt làm bức xạ nhiệt điện tử; bắn phá Catốt bằng các ion dương năng lượng cao làm cho catốt nóng đỏ và bức xạ điện tử
- Theo dõi + ghi nhớ
TL: Có 2 kiểu phóng điện tự lực là tia lửa điện và hồ quang điện
IV. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực
* Quá trình dẫn điện không tự lực: Sgk – T89
* Điều kiện: phải tạo ra các hạt tải điện
* Các cách để tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí: Sgk – T89
Hoạt động 2 (15 Phút): Tìm hiểu tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lử điện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Nêu định nghĩa tia lửa điện
- Phân tích định nghĩa và lấy ví dụ về tia lửa điện 
? Đọc mục V.2 Sgk và nêu điều kiện để có tia lửa điện 
- Nêu định nghĩa như Sgk
- Ghi nhớ định nghĩa
- Đọc Sgk và trả lời câu hỏi của GV
V. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lử điện
1. Định nghĩa:
- Định nghĩa: Sgk – T91
- Ví dụ: 
2. Điều kiện tạo ra tai lửa điện:
- Điện trường đạt đến ngưỡng vào khoảng 3.106 
- Phân tích điều kiện để có tia lửa điện 
- Tiến hành thí nghiệm tạo tia lửa điện với các khoảng cách khác nhau
? Tia lửa điện có hình dạng gì? 
? Nguyên nhân của sự phóng điện thành tia?
- Yêu cầu HS quan sát H15.7 và mô tả cơ chế đánh lửa của Bugi
? Bản chất của tia sét là gì
? Tại sao trong sét thường kèm theo tiếng nổ (sấm)
? Sét (tia lửa điện) có lợi hay có hại
- Phân tích ý nghĩa của xét trong việc bảo vệ môi trường
? Làm thế nào để phòng tránh tác hại của sét
? Trả lời C5
- Phân tích đáp án C5 và lưu ý HS khi gặp giông bão
- Ghi nhớ
- Quan sát GV làm thí nghiệm
TL: Tia lửa điện không có hình dạng nhất định thường là một chùm tia ngoằn ngoèo
? Nguyên nhân tạo ra các hạt tải điện trong tia lửa điện là do ion hoá do va chạm và sự ion hoá do tác dụng của bức xạ phát ra trong tia lửa điện
- TL: ....
+ Sét là tia lửa điện khổng lồ phát ra do sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa đám mây tích điện với mặt đất.
TL: Do áp suất tăng đột ngột gây ra tiếng nổ gọi là sấm
TL: Tạo ra các ion NO2 và NH tạo ra các chất hữu cơ làm cây cối xanh tốt, xét cũng gây nguy hiểm cho con người
- Ghi nhớ 
TL: Để chống sét người ta làm cột thu lôi
TL: Vì sét là tia lửa điện thường hay đánh vào các mũi nhọn
- Ghi nhớ
V/m
- Hiệu điện thế cao
3. Ứng dụng:
- Bugi đánh lửa trong động cơ nổ
- Sét
- Để chống sét người ta làm cột thu lôi
Hoạt động 3 (11 Phút): Tìm hiểu hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
? Nêu định nghĩa hồ quang điện
? Nêu ví dụ
? Kèm theo hồ quang điện là gì
- Yêu cầu HS đọc mục VI.2 Sgk
? Nêu điều kiện để tạo ra tia lửa điện 
- Phân tích các điều kiện và mô tả quá trình tạo hồ quang điện như Sgk
? Hồ quang điện được ứng dụng như thế nào trong thực tế?
? Khi quan sát hồ quang phải làm gì? Tại sao
? Mô tả hoạt động của máy hàn 
- Chính xác hoá
- Nêu định nghĩa
TL: ..
TL: Kèm theo toả nhiệt và ánh sáng mạnh
- Đọc Sgk
TL: ...
- Ghi nhớ
TL: Hàn kim loại, đèn chiếu sáng, luyện kim, thực hiện các phản ứng hoá học nếu cần đến nhiệt độ cao
- Khi quan sát hồ quang cần đeo kính den vì cường độ sáng của hồ quang mạnh và ánh sáng này giàu tia tử ngoại có hại cho mắt
- Phân tích hoạt động như Sgk
- Ghi nhớ
VI. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện
1. Định nghĩa: Sgk – T91
2. Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Sgk – T91
3. Ứng dụng: Sgk – T92
c. Củng cố, luyện tập (3 phút)
	? Trong bài học ta cần nhớ những nội dung cơ bản nào? tóm tắt
	- GV: đánh giá giờ học, nhấn mạnh kiến thức trong bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà ( 1 phút)
	- Ôn tập lí thuyết, làm bài tập: 6, 7, 8, 9 Sgk + BT SBT
	- Ôn tập khái niệm dòng điện 
	- Tiết sau: Dòng điện trong chân không

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 30.docx