Giáo án Vật lí 11 - Tiết 29 đến tiết 36

Giáo án Vật lí 11 - Tiết 29 đến tiết 36

1. Kiến thức, kĩ năng:

a. Kiến thức

- Học sinh biết:

+ Nêu được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.

+Thực hiện được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.

+ Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.

+ Hiểu và nêu được những đặc điểm của chất bán dẫn.

+ Nêu được bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn.

- Học sinh hiểu:

+Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại và công thức tính điện trở suất của kim loại.

+ Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực và sự dẫn điện tự lực trong chất khí.

+ Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong không khí là hồ quang điện và tia lửa điện.

+ Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.

+ Phân biệt được thế nào là chất bán dẫn loại n và loại p.

- Học sinh vận dụng:

+Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng siêu dẫn, nhiệt điện.

+ Vận dụng được kiến thức về điện phân ứng dụng trong thực tế đời sống.

+ Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân.

b. Kĩ năng: Giải thích hiện tượng vật lí và giải bài tập vật lí.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a. Các phẩm chất

- Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu các kiến thức mới

- Tự tin trình bày các phần kiến thức tìm hiểu được.

- Nghiêm túc, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.

b. Các năng lực chung

- Làm việc nhóm để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.

- Giao tiếp, ứng xử, trình bày một vấn đề trước tập thể.

- Làm việc các nhân, tìm tòi nghiên cứu phân tích tài liệu.

- Nghiên cứu khoa học, tìm tòi phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết và chứng minh, kết luận.

c. Các năng lực chuyên biệt: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và có thể thay thế lắp đặt một số mạch bán dẫn đơn giản trong đó có sử dụng bán dẫn.

 

docx 29 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1381Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Tiết 29 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG.
TIẾT 26 - 29: CHỦ ĐỀ DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Ngày soạn
....................
Lớp dạy
Tiết 26
Tiết 27
Tiết 28
Tiết 29
Ngày dạy
Tiết
Ngày dạy
Tiết
Ngày dạy
Tiết
Ngày dạy
Tiết
11B1
11B2
11B3
11B9
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức	
- Học sinh biết: 
+ Nêu được tính chất điện chung của các kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
+Thực hiện được câu hỏi thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, nêu được bản chất dòng điện trong chất điện phân và trình bày được thuyết điện li.
+ Phát biểu được định luật Faraday về điện phân.
+ Hiểu và nêu được những đặc điểm của chất bán dẫn.
+ Nêu được bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn.
- Học sinh hiểu: 
+Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại và công thức tính điện trở suất của kim loại. 
+ Phân biệt được sự dẫn điện không tự lực và sự dẫn điện tự lực trong chất khí.
+ Phân biệt được hai quá trình dẫn điện tự lực quan trọng trong không khí là hồ quang điện và tia lửa điện.
+ Trình bày được các ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.
+ Phân biệt được thế nào là chất bán dẫn loại n và loại p.
- Học sinh vận dụng: 
+Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng siêu dẫn, nhiệt điện.
+ Vận dụng được kiến thức về điện phân ứng dụng trong thực tế đời sống.
+ Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân.
b. Kĩ năng: Giải thích hiện tượng vật lí và giải bài tập vật lí. 
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu các kiến thức mới
- Tự tin trình bày các phần kiến thức tìm hiểu được. 
- Nghiêm túc, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.
b. Các năng lực chung
- Làm việc nhóm để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
- Giao tiếp, ứng xử, trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Làm việc các nhân, tìm tòi nghiên cứu phân tích tài liệu.
- Nghiên cứu khoa học, tìm tòi phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết và chứng minh, kết luận.
c. Các năng lực chuyên biệt: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và có thể thay thế lắp đặt một số mạch bán dẫn đơn giản trong đó có sử dụng bán dẫn.
2. Kỹ năng.
- Thông qua hoạt động tổ chức trò chơi kích thích hứng thú học tập của học sinh.- Vận dụng được kiến thức để giải được các bài tập có vận dụng định luật Faraday.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích được một số hiện tượng tự nhên và làm một số bài tập đơn giản.
- Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tài liệu giảng dạy: giáo án, tài liệu tham khảo khác, phiếu học tập .
- Dụng cụ thí nghiệm: cặp nhiệt điện
- Dụng cụ hỗ trợ khác: máy chiếu, bảng phụ, thước kẻ, phấn màu
2. Học sinh. 
Đọc trước bài ở nhà theo các nội dung thầy cô đã giao. 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động/Hoạt động trải nghiệm, kết nối
Thời gian:10 phút
Đăt vấn đề. 
Ta biết tương ứng với mỗi thời kì lịch sử được đặc trưng bởi 1 loại vật liệu khác nhau: đồ đá, đồ đồngVới thời kì hiện đại ngày nay đứng trước nguy cơ nguồn nguyên liệu ngày một cạn kiệt => con người nghiên cứu sâu hơn đến tính chất của vật liệu trong đó có tính dẫn điện => dòng điện trong các môi trường khác nhau. (Kết hợp cho học sinh quan sát video)
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Bản chất dòng điện trong các môi trường: 
Thời gian:30 phút
Hoạt động của giáo viên (Giáo viên làm gì?)
- Giáo viên chia HS làm 4 nhóm bầu nhóm trưởng.
- Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm 
Nhóm 1: 
Nhóm 2: Thảo luận nhóm
Nhóm 3: theo yêu cầu của GV
Nhóm 4:
Hoạt động của học sinh (Học sinh làm gì?)
- HS 1 bàn thành một nhóm.
- Học sinh quan sát thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi. Tìm hiểu bản chất dòng điện trong các môi trường. 
- Mỗi nhóm làm việc trong 5 phút
- Thời gian trình bày là 2 phút
- Thời gian thảo luận bổ sung: 2 phút
- Thời gian kết luận : 1 phút
Kết luận: 
1. Bản chất dòng điện trong kim loại
- Dòng điện trong kim loại là chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.
chú ý: Kim loại có các e lớp ngoài cùng linh động có thể chuyển động tự do. 
2.Bản chất dòng điện trong chất điện phân. 
- Bản chất của dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
chú ý: Các hạt tải điện trong chất điện phân là do quá trình phân li thành ion. 
3. Bản chất dòng điện trong chất khí.
- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và ion âm, e ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra.
chú ý: 
- Hiện tượng phân tử khí trung hòa bị tách thành electron, ion âm, ion dương gọi là sự ion hóa.
- Các tác nhân bên ngoài gây ra sự ion hóa gọi là tác nhân ion hóa (ngọn lửa đèn ga, bức xạ,).
4. Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn
- Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các e dẫn chuyển động ngược với chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
chú ý: - Hạt tải điện trong chất bán dẫn gồm:
+ Electron: mang điện tích âm.
+ Lỗ trống: mang điện tích dương.
Hoạt động 2: Các đặc tính dẫn điện trong các môi trường. 
Thời gian: 20 phút
Hoạt động của giáo viên (Giáo viên làm gì?)
- Giáo viên chia HS làm 4 nhóm bầu nhóm trưởng.
- Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm 
Nhóm 1: 
Nhóm 2: Thảo luận nhóm
Nhóm 3: theo yêu cầu của GV
Nhóm 4:
Hoạt động của học sinh (Học sinh làm gì?)
- HS 3 bàn thành một nhóm.
- Học sinh quan sát thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi. Tìm hiểu đặc tính dẫn điện của dòng điện trong các môi trường. 
- Mỗi nhóm làm việc trong 5 phút
- Thời gian trình bày là 2 phút
- Thời gian thảo luận bổ sung: 2 phút
- Thời gian kết luận : 1 phút
Kết luận: 
1. Dòng điện trong kim loại.
- Điện trở của dây dẫn: .
Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ 
2.Dòng điện trong chất điện phân. 
- Công thức Faraday: 
Với :
F = 96 500 C/mol: hằng số Faraday
n: hóa trị của nguyên tố tạo ion.
A: khối lượng mol nguyên tử của chất.
m: khối lượng của chất được giải phóng ra khỏi điện cực (g)
3. Dòng điện trong chất khí.
- Quá trình dẫn điện của chất khí nhờ có tác nhân ion hóa gọi là quá trình dẫn điện không tự lực.
- Sự dẫn dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm
4. Dòng điện trong chất bán dẫn.
- Ở nhiệt độ thấp, điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn. Khi nhiệt độ tăng, điện trở suất giảm nhanh, hệ số nhiệt điện trở có giá trị âm.
- Điện trở suất của chất bán dẫn giảm rất mạnh khi pha một ít tạp chất.
- Điện trở của bán dẫn giảm đáng kể khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác
* Bán dẫn loại n: là bán dẫn chứa donor (tạp chất cho), hạt mang điện cơ bản là e và hạt mang điện không cơ bản là lỗ trống.
* Bán dẫn loại p: là bán dẫn chứa axepto (tạp chất nhận), hạt tải điện cơ bản là lỗ trống, hạt tải điện không cơ bản là electron.
* Lớp chuyển tiếp p – n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và phần mang tính dẫn n được tạo r trên một tinh thể bán dẫn. Ở lớp chuyển tiếp p-n hình thành một lớp không có hạt tải điện gọi là lớp nghèo.
a. Dòng điện chạy qua lớp nghèo:
- Dòng điện đi qua lớp chuyển tiếp p – n chủ yếu đi theo chiều từ p sang n (chiều thuận), chiều ngược lại (từ n sang p) là chiều nghịch. 
b. Hiện tượng phun hạt tải điện
- Khi dòng điện đi từ p sang n (dòng điện thuận) thì các hạt tải điện đi vào lớp nghèo và có thể đi tiếp sang miền đối diện. Đó là hiện tượng phun hạt tải điện từ miền này sang miền khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các ứng dụng của dòng điện trong các môi trường. 
Thời gian: 40 phút
Đăt vấn đề.
Cho học sinh quan sát một clip về hiện tượng sấm sét. Sét là hiện tượng như thế nào? Cách phòng tránh sét ra sao? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên (Giáo viên làm gì?)
- Giáo viên chia HS làm 4 nhóm bầu nhóm trưởng.
- Giáo viên tiến hành làm thí nghiệm 
Nhóm 1: 
Nhóm 2: Thảo luận nhóm
Nhóm 3: theo yêu cầu của GV
Nhóm 4:
Hoạt động của học sinh (Học sinh làm gì?)
- HS 3 bàn thành một nhóm.
- Học sinh quan sát thí nghiệm, thảo luận trả lời câu hỏi. Tìm hiểu các ứng dụng của dòng điện trong các môi trường. 
- Mỗi nhóm làm việc trong 5 phút
- Thời gian trình bày là 2 phút
- Thời gian thảo luận bổ sung: 2 phút
- Thời gian kết luận : 1 phút
Kết luận: 
1. Ứng dụng dòng điện trong kim loại.
a. Chế tạo ra pin nhiệt điện. 
* Cấu tạo của cặp nhiệt điện: gồm hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau.
- Khi hai mối hàn có nhiệt độ T1, T2 khác nhau, trong mạch có suất điện động nhiệt điện , với là hệ số nhiệt điện động.
b. Giải thích hiện tượng siêu dẫn:
- Ở vật liệu siêu dẫn khi hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ tới hạn Tc thì điện trở suất giảm đột ngột xuống bằng 0 Vật liệu chuyển sang trạng thái siêu dẫn.
2. Ứng dụng dòng điện trong chất điện phân. 
- Hiện tượng điện phân được áp dụng trong các công nghệ luyện kim, hóa chất, mạ điện,
3. Ứng dụng dòng điện trong chất khí.
Giải thích sự hình thành: 
* Tia lửa điện (sét)
* Hồ quang điện
4. Ứng dụng dòng điện trong chất bán dẫn.
Chế tạo ra Điôt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn.
- Điôt thực chất là lớp chuyển tiếp p – n.
- Dòng điện qua điôt chủ yếu theo một chiều nên điôt bán dẫn được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
- Mạch chỉnh lưu dùng 1 Điốt:
C. Hoạt động luyện tập/Thực hành
Hoạt động 1: Sơ đồ tư duy nội dung kiến thức bài học
Thời gian:10 phút
Mục tiêu: Củng cố nội dung bài học
PPDH: Tổ chức hoạt động nhóm
Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Xây dụng sơ đồ tư duy
Hoạt động của giáo viên 
GV: Yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức bài theo sơ đồ tư duy.
- Đọc phần em có biết ở cuối bài.
- Yêu cầu học sinh làm các câu hỏi cuối bài.
Hoạt động của học sinh 
HS: Hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy, trả lời câu hỏi cuối bài.
Kết luận: Sơ đồ tư duy của nhóm và cá nhân, đại điện nhóm lên thuyết trình, tả lời câu hỏi và bài tập vào vở bài tập.
 D. Hoạt động vận dụng
Hoạt động : Làm bài tập trắc nghiệm
Thời gian: 10 phút cho mỗi phiếu học tập. 
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức kĩ năng của bài học	
PPDH: Làm trắc nghiệm . Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Phiếu học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
HS: làm bài trong 10 phút chấm chéo cho bạn.
HS: Làm bài tập về nhà theo yêu cầu giáo viên.
Kết luận: (Kiến thức, kỹ năng, phương pháp, sản phẩm hoạt động)
Giáo viên công bố đáp án đúng và giải thích một số câu hỏi của học sinh. 
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
Hoạt động : Ứng dụng công nghệ điện tử vào chữa bệnh trong y học. 
Thời gian: 1 tuần
Mục tiêu: Vận dụng nâng cao kiến thức bài học, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, phát triển óc sáng tạo trong học tập của học sinh.	
PPDH: Dự án
Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm
Hoạt động của giáo viên (Giáo viên làm gì?)
GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu ứng dụng công ng ...  tạo pin chanh 
Yêu cầu :
+Chọn điện cực làm pin chanh, đo suất điện động 
+ Chế tạo pin chanh để thắp sáng được đèn Led 3V ( tham khảo bộ câu hỏi định hướng)
+ Vẽ sơ đồ mạch điện ( chi tiết)
+ Hoàn thành các câu hỏi trong PHT
+Viếtbáo cáo quy trình trên giấy A2.
Bước 4: VẬN HÀNH, CẢI TIẾN ( 10 phút)
-Bộ pin chanh đó có sáng đèn hay không ? Cần mấy quả chanh ? Điện cực loại nào ?
- Cần làm gì để cải tiến ?
- Tiếp tục sáng tạo
Bước 5: BÁO CÁO( 20 phút)
 ( Theo từng nhóm) 
-Giới thiệu, quảng bá, phát triển.
-Ưu, nhược điểm của loại pin này.
Trong quá trình báo cáo , GV đặt thêm các câu hỏi nhằm phát triển tư duy phản biện của HS :
+Trình bày lại quy trình thiết kế thí nghiệm của nhóm
+Khen nếu làm tốt
+Các quả pin chanh mắc nối tiếp để làm gì ?
+Tại sao lại dùng điện cực đó mà không dùng điện cực khác?
Bớt chanh có làm giảm suất điện động của chanh không ? Đèn có sáng không ? Liệu dùng một quả chanh có thể làm đèn sáng hay không ?
+ Nếucó thêm thời gian, nhóm sẽ cải thiện như thế nào?
GV cho học sinh rút ra các bài học từ hoạt động vừa rồi : 
+ Các em học được gì từ việc tập làm kỹ sư chế tạo pin? Học từ ai ? ( Nhóm của mình, nhóm của bạn..)
GV tổng kết, chấm điểm các nhóm
+Củng cố các kiến thức về
Cấu tạo của pin từ đó tìm cách chế tạo pin từ nguyên liệu có sẵn
Cách đo suất điện động của một nguồn
Cách mắc nguồn điện
Tìm phương án dùng điện cực bằng kim loại gì tối ưu nhất
C. Luyện tập
- Mục tiêu của hoạt động : 
- Vận dụng kiến thức đã học nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Phát triển kĩ năng lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
-Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Thời gian : 10 phút.
GV tổ chức cho HS vận dụng các kiến thức vừa học được để trả lời 4 câu hỏi:
- Ngoài chanh ra ta có thể làm pin điện hóa từ các nguyên liệu gì khác.
- Để pin đạt hiệu quả cao tốn ít nguyên liệu, ta nên sử dụng các điện cực như thế nào.
- Chế tạo pin từ hoa quả này có tác dụng gì ?
-Sau khi dùng hoa quả làm pin , nó còn dùng được vào việc gì khác không ?
GV chuyển ý.
* Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 4, mỗi nhóm sẽ trả lời1 câu hỏi tương ứng.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời chung trong vòng 2 phút.
- Các nhóm rung chuông để giành quyền lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
è Tổng kết bài học
Tìm tòi, phát hiện đưa ra ý tưởng mới về việc chế tạo ra các loại pin thân thiện với môi trường từ hoa quả : chanh, nước muối, giấm, khoai tây, cà chua.
D. Mở rộng ( 4 phút)
- GV giới thiệu thêm một số giải pháp để cải thiện việc xả rác thải từ pin. ( hình ảnh, video, giới thiệu các dự án đã thành công)
+ HS theo dõi hình ảnh .
+ Cá nhân trả lời câu hỏi: Phát biểu cảm nghĩ của em về những gì vừa được xem.
-GV tổng kết bài học.
PHỤ LỤC
 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỢP TÁC NHÓM
Hoạt động
4 (Rất Tốt)
3 (Tốt)
2 (Khá)
1 (Cần cố gắng)
Tiêu chí 1:
Em có đóng góp gì trong hoạt động nhóm
- Tích cực tham gia thảo luận. 
- Đồng ý và làm các công việc được phân công.
- Đóng góp ý kiến giúp nhóm đạt mục tiêu. 
- Tham gia thảo luận
- Hòan thành những công việc được phân công, 
- Giúp nhóm đưa ra và đạt được mục tiêu
- Cần sự khuyến khích để hoàn thành các công việc được phân công. 
-Cần trợ giúp trong việc đưa ra và đạt được các mục tiêu của nhóm. 
- Em không thích tham gia.
- Em không muốn làm các công việc do nhóm phân công.
- Em không muốn nhóm hoàn thành mục tiêu.
Tiêu chí 2:
Em đã hợp tác như thế nào?
- Em chia sẻ nhiều ý kiến và đóng góp thông tin thích hợp cho đề tài.
- Em khuyến khích và tôn trọng những thành viên khác chia sẻ ý kiến của họ.
- Em chia sẻ ý kiến của mình khi được khuyến khích, và em cho phép tất cả các thành viên chia sẻ. 
- Thỉnh thoảng em chia sẻ ý kiến khi được khuyến khích, và em cho phép hầu hết các thành viên khác trong nhóm chia sẻ. 
- Em không thích chia sẻ ý kiến của mình, vì thế em không đóng góp vào các cuộc thảo luận nhóm. 
- Em thường ngắt lời các bạn khác khi họ đang chia sẻ. 
Tiêu chí 3:
Em đã lắng nghe tích cực trong các buổi thảo luận như thế nào?
-Em giữ cân bằng giữa nghe và nói. 
-Em luôn quan tâm đến cảm giác và ý kiến của các bạn khác. 
-Em có thể lắng nghe các bạn khác. 
-Em biểu lộ sự thông cảm với cảm giác và ý kiến của các bạn khác. 
-Thỉnh thoảng, em lắng nghe các bạn khác.
-Thỉnh thoảng, em có nghĩ đến cảm giác và ý kiến của các bạn khác. 
-Em không lắng nghe các bạn khác. 
-Thỉnh thoảng em không quan tâm đến cảm giác và ý kiến của các bạn khác. 
Tiêu chí 4:
Nhận thức cao
-Em đặt yêu cầu nhóm suy nghĩ xem chúng em đang làm việc với nhau tốt ở mức nào. 
-Em giúp nhóm làm việc với nhau tốt hơn. 
-Em suy nghĩ đến việc chúng em đang làm việc với nhau tốt ở mức nào. 
-Em tham gia vào những thay đổi cần thiết để giúp nhóm làm việc với nhau tốt hơn. 
-Thỉnh thoảng em giúp nhóm làm việc với nhau. 
-Em cố không làm cản trở những nổ lực của cả nhóm. 
-Em ngăn cản các thành viên trong nhóm nghĩ đến việc chúng em đang làm việc với nhau tốt ở mức nào. 
-Thỉnh thoảng em ngăn cản chúng em bàn về công việc. 
Tiêu chí 5:
Đưa ra cách giải quyết vấn đề ?
-Em làm việc tích cực với nhóm để giải quyết các vấn đề. 
-Em giúp nhóm đưa ra các quyết định đúng. 
-Em đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. 
-Em giúp nhóm đưa ra quyết định. 
-Thỉnh thoảng, em đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. 
-Thỉnh thoảng em giúp nhóm đưa ra quyết định. 
-Em quyết định không tham gia giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định. 
-Thỉnh thoảng em gây khó khăn cho nhóm. 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Hoạt động
4 (Rất Tốt)
3 (Tốt)
2 (Khá)
1 (Cần cố gắng)
Hình thức trình bày
Phần trình bày rất sinh động và được chuẩn bị tốt,tạo được sự lôi cuốn theo dõi đặc biệt ở khán giả
Phần trình bày khá sinh động và được chuẩn bị tốt, tạo được sự chăm chú theo dõi ở khán giả
Phần trình bày không được mạch lạc lắm, nhưng nói chung là khán giả có quan tâm theo dõi
Phần trình bày không được mạch lạc.
Nội dung trình bày
- Nội dung trình bày thể hiện được chủ đề.
- Bố cục đầy đủ ngắn gọn rõ ràng, sinh động và hấp dẫn, có sự liên kết với nhau. Nêu được trải nghiệm hoặc minh chứng cụ thể.
- Sử dụng hình ảnh, âm thanh đúng chủ đề tạo được sự hứng thú cho người nghe. (Có trích dẫn nguồn sử dụng.)
- Nội dung trình bày thể hiện được chủ đề.
- Bố cục đầy đủ ngắn gọn rõ ràng, sinh động, Nêu được trải nghiệm hoặc minh chứng cụ thể
- Sử dụng hình ảnh, âm thanh đúng chủ đề tạo. (Có trích dẫn nguồn sử dụng.)
- Nội dung trình bày thể hiện rõ chủ đề.
- Bố cục còn dài dòng chưa nêu rõ được ý nghĩa chủ đề.
- Có sử dụng hình ảnh, âm thanh minh họa nhưng một số vẫn chưa đúng trọng tâm với chủ đề.
- Không có chủ đề rõ ràng.
- Không xác định được điểm chính của chủ đề.
- Không sử dụng hình ảnh, âm thanh minh họa hoặc không liên quan gì đến chủ đề.
Kỹ thuật trình bày
- Đủ 3 phần giới thiệu, nội dung và kết luận. Có sự dẫn dắt giữa các phần. Trình bày to rõ ràng, điệu bộ cử chỉ thu hút được sự chú ý người nghe. 
- Đủ 3 phần giới thiệu, nội dung và kết luận. Trình bày to rõ ràng, điệu bộ cử chỉ tạo được sự chú ý người nghe.
- Trình bày các phần chưa rõ ràng, còn dài dòng hoặc thiếu thông tin. Chưa thu hút được sự chú ý người nghe.
- Trình bày không rõ ràng, không có minh họa cụ thể, nói nhỏ, không thu hút được người nghe.
Cộng tác trình bày
Có sự chuẩn bị, phân công và phối hợp trình bày tốt với các thành viên trong nhóm.
Có sự chuẩn bị, phân công và phối hợp trình bày với các thành viên trong nhóm.
Phối hợp chưa đồng bộ với các thành viên trong nhóm trong phần trình bày.
Không có sự chuẩn bị, phân công trong phần trình bày.
PHIẾU HỌC TẬP 
1. CÂU HỎI CỦA CHỦ ĐỀ:
THIẾT KẾ PIN ĐIỆN HOÁ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TỪ CHANH THAY THẾ PIN HOÁ HỌC HIỆN NAY?
2. Ý TƯỞNG BAN ĐẦU: (Viết hoặc vẽ hình)
3. SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
4. CÁC CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
a. Nguyên lý hoạt động của pin điện hoá?....................................................................................
b. Cách đo suất điện động của một pin như thế nào?.......................................................
c. Lựa chọn điện cực nào để pin có suất điện động lớn nhất ?
d. Sơ đồ thiết kế:( chú thích dụng cụ, nguyên vật liệu, kích thước, thiết bị đo,...trong sơ đồ)
e. Kết quả của sản phẩm và ý tưởng cải tiến, nâng cấp( Mô tả bằng sơ đồ)
CÂU HỎI TRONG TRÒ CHƠI “Ai nhanh hơn ?”
Câu 1: Cấu tạo pin điện hóa là
A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.
D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?
A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối;
B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất;
C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi;
D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa.
Câu 3: Trong nguồn điện hóa học (Pin và acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ:
A. cơ năng thành điện năng 	B. nội năng thành điện năng 
C. hóa năng thành điện năng 	D. quang năng thành điện năng
Câu 4: Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây? 
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampe kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
Câu 5: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là 
A. nE và r/n.	B. nE nà nr.	C. E và nr.	D. E và r/n.
Câu 6: Pin vônta được cấu tạo gồm:
A. hai cực bằng kẽm(Zn) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng(H2SO4)
B. hai cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng(H2SO4)
C. một cực bằng kẽm(Zn) một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit sunphuric loãng(H2SO4)
D. một cực bằng kẽm(Zn) một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch muối
Câu 7: Hai cực của pin Vônta tích điện khác nhau là do:
A. ion dương của kẽm đi vào dung dịch của chất điện phân 
B. ion dương H+ trong dung dịch điện phân lấy electron của cực đồng
C. các electron của đồng di chuyển tới kẽm qua dung dịch điện phân
D. ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân và các ion H+ lấy electron của cực đồng
Câu 8: Biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch ?
I= ER	B. I= Er	C. I= ER+r	D. I = E( R+r).
Câu 9 : Chất nào trong pin đã làm ô nhiễm môi trường ?
Câu 10: Nêu các giải pháp làm giảm tác hại của pin và ác quy đối với môi trường?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_11_tiet_29_den_tiet_36.docx