Giáo án Vật lí 11 - Tiết 18 đến tiết 61

Giáo án Vật lí 11 - Tiết 18 đến tiết 61

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Nắm được cách xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.

 2. Kỹ năng : Giải được các bài toán về mạch điện có bộ nguồn ghép và mạch ngoài có các điện trở và bóng đèn.

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và ý thức cao hơn

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên:

 - Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.

 - Chuẩn bị thêm một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác.

 2.Học sinh:

 - Xem lại những kiến thức về đoạn mạch có các điện trở ghép với nhau đã học ở THCS.

 - Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.

 - Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

 + Viết các công thức xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép đã học.

 + Viết các công thức xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở ghép nối tiếp và đoạn mạch gồm các điện trở ghép song song

 

doc 103 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Tiết 18 đến tiết 61", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	9	Ngày soạn:
Tiết: 18 Ngày dạy:
Bài 11. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ TOÀN MẠCH
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : Nắm được cách xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.
 2. Kỹ năng : Giải được các bài toán về mạch điện có bộ nguồn ghép và mạch ngoài có các điện trở và bóng đèn.
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập và ý thức cao hơn
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
	- Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 
 2.Học sinh:
	- Xem lại những kiến thức về đoạn mạch có các điện trở ghép với nhau đã học ở THCS.
	- Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
	- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc 
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
	+ Viết các công thức xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép đã học.
	+ Viết các công thức xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở ghép nối tiếp và đoạn mạch gồm các điện trở ghép song song.
 3. Bài mới
 Hoạt động 1 : Giải các bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cơ bản
Hs đọc sgk bài tập 3
GV:Yêu cầu học sinh vẽ mạch điện. 
HS:Vẽ mạch điện và nhận dạng mạch ngoài( chỉ có bóng đèn)
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C8. 
HS:Thực hiện C8.
GV:Yêu cầu học sinh tính điện trở của bóng đèn. 
HS: Tính điện trở của bóng đèn.
GV:Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và công suất của bóng đèn khi đó. 
HS:Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. Tính công suất của bóng đèn.
- GV yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt bài số 4 trang 58
-HS xác định sơ đồ và nhận dạng mạch điện
HS: Tính điện trở của bóng đèn.
-GV hướng dẫn học sinh tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của acquy 
- HS hoạt động cá nhân giải toán
- GV yêu cầu tóm tắt bài 6/58 và nhận dạng mạch ngoài và mạch trong.
- HS dựa vào mạch điện, hoạt động cá nhân giải toán
- Mạch ngoài, nguồn điện được mắc như thế nào?.
- HS thảo luận tìm suất điện động của bộ nguồn, điện trở mạch ngoài. Từ đó tính cường độ dòng điện qua các đèn và kết luận về độ sáng của bóng đèn( so sánh với cường độ dòng điện định mức)
GV: Yêu cầu học sinh tính hiệu suất của nguồn. 
GV: Yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn. 
HS: Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn.
- Nếu tháo bớt một đèn mạch điện thay đổi như thế nào? Khi đó cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua đèn còn lại thay đổi như thế nào?
GV: Hướng dẫn để học sinh tìm ra kết luận. 
HS: So sánh và rút ra lết luận.
GV: Yêu cầu học sinh tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. 
HS: Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
GV: Yêu cầu học sinh tính điện trở mạch ngoài. 
HS:Tính điện trở mạch ngoài.
 GV: Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. 
HS: Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
GV: Yêu cầu học sinh tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở. 
HS: Tính công suất tiêu thụ của mỗi điện trở.
GV: Yêu cầu học sinh tính công suất của mỗi acquy. 
HS: Tính công suất của mỗi acquy.
GV: Yêu cầu học sinh tính năng lượng mỗi acquy cung cấp trong 5 phút. 
HS: Tính năng lượng mỗi acquy cung cấp trong 5 phút.
Bài tập 3:
a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
 Eb = 4e = 6 (V) ; rb = = 2r = 2(W)
 Điện trở của bóng đèn
 RĐ = = 6(W) = RN
b) Cường độ dòng điện chạy qua đèn
 I = = 0,75(A)
 Công suất của bóng đèn khi đó
 PĐ = I2RĐ = 0,752.6 = 3,375(W)
c) Công suất của bộ nguồn, công suất của mỗi nguồn và giữa hai cực mỗi nguồn
 Pb = EbI = 6.0,75 = 4,5(W)
 Pi = = = 0,5625(W)
 Ui = e - = 1,125 (V)
Bài 4 trang 58: 
 Điện trở của bóng đèn
 RĐ = = 12(W) = RN
 Cường độ dòng điện chạy trong mạch
 I = = 0,476(A)
 Hiệu điện thế giữa hai cực của acquy
 U = E – Ir = 6 – 0,476.0,6 = 5,7(V)
Bài 6 trang 58:
 Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn : Eb = 2E = 3V ; 
 rb = 2r = 2W
 Điện trở của các bóng đèn
 RD = = 12(W)
 Điện trở mạch ngoài
 RN = = 6(W)
 Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính
 I = = 0,375(A)
 Cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn : 
ID = = 0,1875(A)
Cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn : Idm = = 0,25(A)
a) ID < Idm : đèn sáng yếu hơn bình thường
b) Hiệu suất của bộ nguồn
 H = = 0,75 = 75%
c) Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn : 
Ui = E – Ir = 1,5 – 0,375.1 = 1,125(V)
d) Nếu tháo bớt một bóng đèn thì điện trở mạch ngoài tăng, hiệu điện thế mạch ngoài, cũng là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn còn lại tăng nên đèn còn lại sáng mạnh hơn trước đó.
Bài 2 trang 62:
 Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
Eb = E1 + E2 = 12 + 6 = 18V ; 
rb = 0
 Điện trở mạch ngoài
 RN = R1 + R2 = 4 + 8 = 12(W)
a) Cường độ dòng điện chạy trong mạch
 I = = 1,5(A)
b) Công suất tiêu thụ của mỗi điện trở 
 P1 = I2R1 = 1,52.4 = 9(W)
 P2 = I2R2 = 1,52.8 = 18(W)
c) Công suất và năng lượng của mỗi acquy cung cấp trong 5 phút
 PA1 = E1I = 12.1,5 = 18(W)
 AA1 = E1It = 12.1,5.60.5 = 5400(J)
 PA2 = E2I = 6.1,5 = 9(W)
 AA2 = E2Tt = 6.1,5.60 = 2700(J)
4. Dặn dò.: 
 -Nhắc học sinh xem lại các bài tập đã chữa.
 - Hs xem trước bài mới.
***************************************************
Tuần: 10 Ngày soạn: 19/10/2011
Tiết: 19 Ngày dạy: 21/10/2011
BÀI TẬP
I. MUÏC TIEÂU
1. Kieán thöùc : 	
- Giúp học sinh nhận dạng và giải một số dạng toán thường gặp về mạch điện
	- Nhận dạng và vận dụng dịnh luật ohm cho toàn mạch và đoạn mạch giải một số bài toán thường gặp
2. Kyõ naêng :
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập về mạch điện
	- Rèn luyện kĩ năng, tư duy tính toán và suy luận logic
3. Thái độ:
 Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
 SGK, giáo án, các bài tập có liên quan
III. TIEÁN TRÌNH DAÏY – HOÏC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoaït ñoäng 1 : Giaûi baøi taäp töï luaän 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
Noäi dung cô baûn
 - Các nguồn mắc như thế nào? Dùng công thức nào để tính?
- Để kết luận độ sáng của đèn thế nào so với bình thường thì ta phai di so sanh đai lượng nào? Vậy ta phai đi tính đại lượng nào? Và tính bằng cách nào?
- Yêu cầu học sinh lên bảng
- Tương tự như bài trên: Yêu cầu học sinh lên bảng giải dưới sư hướng dẫn của giáo viên
Eb = 40V ; rb = 4
 ( R2 ntR3 )//Rđ nt R1 
 R23 = 15; Rđ = 10 ; R23đ = 6
=> RN = 16
 2 (A) ; UN = I.RN = 32 (V)
 Uđ = I.R23đ = 12 (V) < Uđm
 Đèn sáng yếu hon bình thường
b/ Tìm Rx:
 Đèn sáng bình thường nên: Uđ = Uđm = 15
 Ta có: 
=> Rx = 6
Bài tập 1: Cho mạch điện như hình: 
Các nguồn điện giống nhau có suất điện động là: E0 = 10V; r0 = 2;
 R1 = 10; R2 = 4; R3 = 11; Đ (15V – 22,5W) 
 a/ Tìm Eb ; rb ; UN và độ sáng của đèn thế nào? UMN ?
 b/ Khi thay đổi R1 = Rx thì đèn sáng bình thường. Tìm Rx ?
M
N
R3
Đ
R1
R2
+
-
R1
R2
R3
Đ
* Bài tập 2: Cho mạch điện như hình: 
 Bộ nguồn gồm 18 nguồn giống nhau mắc thành 3 dãy đối xứng. 
Suất điện động và điện trở trong của mỗi nguồn là: E0 = 6V; r0 = 2,5;
 R1 = 25; R2 = 20; R3 = 5; Đ(6V – 12W)
 a/ Tìm Eb ; rb và độ sáng của đèn thế nào?
 b/ Thay đổi R3 = Rx. Hỏi Rx có giá trị 
bằng bao nhiêu thì đèn sáng bình thường?
+
-
R1
R2
R3
Đ
5. Dặn dò.
Cho HS ghi đề tham khảo về nhà làm :
Về nhà học lý thuyết chương I và làm các bài tập còn lại trong tờ BT tham khảo
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM TIEÁT DAÏY 
Tuần: 10 Ngày soạn: 
Tiết: 20 Ngày dạy: 
Bài 12. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA MỘT PIN ĐIỆN HÓA
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
	+ Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn vào cường độ dòng điện I chạy trong mạch đó.
	+ Biết cách khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy trong mạch kín vào điện trở R của mạch ngoài.
	+ Biết cách chọn phương án thí nghiệm để tiến hành khảo sát các quan hệ phụ thuộc giữa các đại lượng U, I hoặc I, R. Từ đó có thể xác định chính xác suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
 2. Kĩ năng
	+ Biết cách lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ điện thích hợp và mắc chúng thành mạch điện để khảo sát sự phụ thuộc của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch chứa nguồn vào cường độ dòng điện I chạy trong mạch đó.
	+ Biết cách biểu diễn các số liệu đo được của cường độ dòng điện I chạy trong mạch và hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch dưới dạng một bảng số liệu.
 3. Thái độ: Nghiêm túc khi tiến hành thí nghiệm
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
	+ Phổ biến cho học sinh nội dung cần chuẩn bị trước trong buổi thực hành.
	+ Kiểm tra hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm cần thiết.
 2. Học sinh: 
	+ Đọc kĩ nội dung bài thực hành..
	+ Chuẩn bị mẫu báo cáo thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
GV: Giới thiệu mục đích thí nghiệm. 
HS: Ghi nhận mục đích của thí nghiệm.
I. Mục đích thí nghiệm
1. Áp dụng hệ thức hiệu điện thế của đoạn mạch chứa nguồn điện và định luật Ôm đối với toàn mạch để xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hoá.
2. Sử dụng các đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong các mạch điện.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm.
GV: Giới thiệu dụng cụ thí 
nghiệm. 
HS: Ghi nhận các dụng cụ 
thí nghiệm.
II. Dụng cụ thí nghiệm
1. Pin điện hoá.
2. Biến trở núm xoay R.
3. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
5. Điện trở bảo vệ R0.
6. Bộ dây dẫn nối mạch.
7. Khoá đóng – ngát điện K.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
GV: Vẽ hình 12.2
 HS: Xem hình 12.2
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C1. HS: Thực hiện C1.
 GV: Vẽ hình 12.3. 
HS:Xem hình 12.3.
GV: Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn. 
HS: Viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch MN.
 GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C2. HS: Thực hiện C2.
 GV: Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch. 
HS: Viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong mạch điện mắc làm thí nghiệm.
III. Cơ sở lí thuyết
+ Khi mạch ngoài để hở hiệu điện thế gữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn điện.
 Đo UMN khi K ngắt : UMN = E
+ Định luật Ôm cho đoạn mạch MN có chứa nguồn : UMN = U = E – I(R0 - r)
 Đo UMN và I khi K đóng, Biết E và R0 ta tính được r.
+ Định luật Ôm đối với toàn mạch :
I = 
 Tính toán và so sánh với kết quả đo.
Hoạt động 4 : Giới thiệu dụng cụ đo.
GV: Giới thiệu đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B. 
HS: Ghi nhận các chức năng của đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B.
GV: Nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. 
HS: Ghi nhận những điểm cần chú ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C3. HS: Thực hiện C3.
IV. Giới thiệu dụng cụ đo
1. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số
 Đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B có nhiều thang đo ứng với các chức năng khác nhau như : đo điện áp, đo cường độ dòng điện  ... ng đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là:
A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính;
B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng;
D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính.
4. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về chùm sáng qua thấu kính hội tụ khi đặt trong không khí là:
A. Chùm sáng tới song song, chùm sáng ló hội tụ;
B. Chùm sáng tới hội tụ, chùm sáng ló hội tụ;
C. Chùm sáng tới qua tiêu điểm vật, chùm sáng ló song song với nhau;
D. Chùm sáng tới thấu kính không thể cho chùm sáng phân kì.
5. Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:
A. Tia sáng tới kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính;
B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;
C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;
D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.
6. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí là:
A. Tia sáng tới qua quang tâm thì tia ló đi thẳng;
B. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính;
C. Tia sáng tới song song với trục chính, tia sáng ló kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính;
D. Tia sáng qua thấu kính luôn bị lệch về phía trục chính.
7. Trong các nhận định sau về chùm tia sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí, nhận định không đúng là:
A. Chùm tia tới song song thì chùm tia ló phân kì;
B. Chùm tia tới phân kì thì chùm tia ló phân kì;
C. Chùm tia tới kéo dài đi qua tiêu đểm vật thì chùm tia ló song song với nhau;
D. Chùm tới qua thấu kính không thể cho chùm tia ló hội tụ.
8. Nhận định nào sau đây là đúng về tiêu điểm chính của thấu kính?
A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước kính;
B. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính;
C. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính;
D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.
9. Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ?
A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương;
B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn;
C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hôi tụ ánh sáng mạnh hay yếu;
D. Đơn vị của độ tụ là đi ốp (dp).
10. Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trướng kính một khoảng
A. lớn hơn 2f. B. bằng 2f. C. từ f đến 2f. D. từ 0 đến f.
11. Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính
A. chỉ là thấu kính phân kì. B. chỉ là thấu kính hội tụ.
C. không tồn tại. D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.
12. Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm một khoảng 60 cm. Ảnh của vật nằm
A. sau kính 60 cm. B. trước kính 60 cm. C. sau kính 20 cm. D. trước kính 20 cm.
13. Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc trước một thấu kính phân kì tiêu cự 20 cm một khoảng 60 cm. ảnh của vật nằm
A. trước kính 15 cm. B. sau kính 15 cm. C. trước kính 30 cm. D. sau kính 30 cm.
Bài 31. MẮT
1. Bộ phận của mắt giống như thấu kính là
A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc.
2. Con ngươi của mắt có tác dụng
A. điều chỉnh cường độ sáng vào mắt. B. để bảo vệ các bộ phận phía trong mắt.
C. tạo ra ảnh của vật cần quan sát. D. để thu nhận tín hiệu ánh sáng và truyền tới não.
3. Sự điều tiết của mắt là
A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.
B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.
C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.
4. Mắt nhìn được xa nhất khi 
A. thủy tinh thể điều tiết cực đại. B. thủy tinh thể không điều tiết.
C. đường kính con ngươi lớn nhất. D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.
5. Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị?
A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc;
B. Điểm cực cận xa mắt hơn so với mặt không tật;
C. Phải đeo kính phân kì để sửa tật;
D. khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là hữu hạn.
6. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về mắt viễn thị?
A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc;
B. Điểm cực cận rất xa mắt;
C. Không nhìn xa được vô cực;
D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
7. Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây?
A. Điểm cực cận xa mắt. B. Cơ mắt yếu.
C. Thủy tinh thể quá mềm. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
8. Một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Để nhìn xa vô cùng mà không phải điều tiết thì người này phải đeo sát mắt kính
A. hội tụ có tiêu cự 50 cm. B. hội tụ có tiêu cự 25 cm.
C. phân kì có tiêu cự 50 cm. D. phân kì có tiêu cự 25 cm.
9. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 100 cm. Để nhìn được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người này phải đeo sát mắt một kính
A. phân kì có tiêu cự 100 cm. B. hội tụ có tiêu cự 100 cm.
C. phân kì có tiêu cự 100/3 cm. D. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm.
Bài 32. KÍNH LÚP
1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp?
A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ;
B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương;
C. có tiêu cự lớn;
D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật.
2. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật
A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự.
C. tại tiêu điểm vật của kính.
D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính.
3. Khi ngắm chừng ở vô cực, độ bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào
A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính.
B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật.
C. tiêu cự của kính và độ cao vật.
D. độ cao ảnh và độ cao vật.
Bài 33 . KÍNH HIỂN VI
1. Nhận xét nào sau đây không đúng về kính hiển vi?
A. Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có tiêu cự rất ngắn;
B. Thị kính là 1 kính lúp;
C. Vật kính và thị kính được lắp đồng trục trên một ống;
D. Khoảng cách giữa hai kính có thể thay đổi được.
2. Độ dài quang học của kính hiển vi là
A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.
B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.
D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.
3. Bộ phận tụ sáng của kính hiển vi có chức năng 
A. tạo ra một ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát.
B. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
C. quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như kính lúp.
D. đảo chiều ảnh tạo bởi thị kính.
4. Phải sự dụng kính hiển vi thì mới quan sát được vật nào sau đây?
A. hồng cầu; B. Mặt Trăng. C. máy bay. D. con kiến.
5. Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật
A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.
B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.
C. tại tiêu điểm vật của vật kính.
D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.
Bài 34. KÍNH THIÊN VĂN
1. Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn?
A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa;
B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn;
C. Thị kính là một kính lúp;
D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định.
2. Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là
A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.
B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.
C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.
D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.
3. Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở
A. tiêu điểm vật của vật kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính.
C. tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của thị kính.
Hoạt động 2 : Dặn dò
 Yêu cấu HS về nhà tiếp tục học bài và chuẩn bị tiết KTHK II
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM TIEÁT DAÏY 
Tuần: 32 Ngày soạn: 
Tiết: 64 Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
 1 Kiến thức: Kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức và vận dụng kiến thức của hs trong HK II
 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tư duy ,kỹ năng tính toán.
 3.Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túctrong kiểm tra
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 	
 + Một đề kiểm tra .
 + Môt đáp án và biểu điểm	
III. Đề kiểm tra:
Tuần: 31 Ngày soạn: / / 2014
Tiết: 61 Ngày dạy: / /2014
	BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : 
 Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về lăng kính, thấu kính.
 Sự tạo ảnh qua hệ thấu kính ghép đồng trục: ghép cách nhau, ghép sát nhau
 2. Kỹ năng : 	
 Rèn luyên kĩ năng vẽ hình và giải bài tập dựa vào các phép toán và các định lí trong hình học.
 Rèn luyên kỉ năng giải các bài tập định lượng về lăng kính, thấu kính.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 	- Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm nột số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 
2.Học sinh: 	
 - Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
 - Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ốn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giải các câu hỏi trắc nghiệm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu hs đua ra đáp án và giải thích tại sao chọn đáp án đó. 
HS: Giải thích lựa chọn.
Câu 4 trang 179 : D
Câu 5 trang 179 : C
Câu 6 trang 179 : A
Câu 4 trang 189 : B
Câu 5 trang 189 : A
Câu 6 trang 189 : B 
Câu 1 trang 195 : B
Câu 2 trang 195 : C
Câu 30.2 : C
Câu 30.3 : B
Câu 30.4 : A
Câu 30.5 : D
Câu 30.6 : D
Câu 30.7 : B
Hoạt động 3 : Giải các bài tập tự luận.
GV: Vẽ hình. 
HS: Vẽ hình.
GV: Yêu cầu học sinh xác định i1, r1, r2 và tính i2.
HS: Xác định i1, r1, r2 và tính i2.
GV: Yêu cầu học sinh tính góc lệc D.
HS: Tính góc lệch D.
GV: Yêu cầu học sinh tính n’ để i2 = 900.
HS: Tính n’.
GV: Yêu cầu học sinh tính tiêu cự của thấu kính.
HS: Tính tiêu cự của thấu kính.
GV: Yêu cầu học sinh viết công thức xác định vị trí ảnh và suy ra để xác định vị trí ảnh.
HS: Viết công thức xác định vị trí ảnh và suy ra để xác định vị trí ảnh.
GV: Yêu cầu học sinh xác định số phóng đại ảnh.
HS: Tính số phóng đại ảnh.
GV: Yêu cầu học sinh xác định tính chất ảnh.
HS: Nêu tính chất ảnh.
Bài 28.7 
a) Tại I ta có i1 = 0 => r1 = 0.
 Tại J ta có r1 = A = 300
sini2 = nsinr2 = 1,5sin300 = 0,75 
 = sin490 => i2 = 490.
Góc lệch: 
D = i1 + i2 – A = 00 + 480 – 300 = 190.
b) Ta có sini2’ = n’sinr2 
 => n’ = = 2
Bài 11 trang 190
a) Tiêu cự của thấu kính:
Ta có: D = 
f = = - 0,2(m) = 20(cm).
b) Ta có: = .
 => d’ = = - 12(cm).
 Số phóng đại: k = - = 0,4.
 Aûnh cho bởi thấu kính là ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Hoạt động 3 : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
GV: Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập đã chữa,đọc trước bài mới HS: Ghi nhớ.
IV. RUÙT KINH NGHIEÄM TIEÁT DAÏY 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_11_tiet_18_den_tiet_61.doc