Giáo án Vật lí 11 - Tiết 10 - Chủ đề 4: Tụ điện

Giáo án Vật lí 11 - Tiết 10 - Chủ đề 4: Tụ điện

I. Mục tiêu của chủ đề

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.

- Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện

2. Kỹ năng:

- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.

- Giải bài tập tụ điện.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm để xây dựng bài mới

- Hứng thú, yêu thích môn học

4. Định hướng phát triển năng lực

4.1. Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dung CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

4.2. Năng lực chuyên biệt của bộ môn

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

- Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.

- Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu.

2. Học sinh

- Chuẩn bị Bài mới.

- Sưu tầm các linh kiện điện tử.

 

doc 3 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1678Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Tiết 10 - Chủ đề 4: Tụ điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
Chủ đề 4: TỤ ĐIỆN
I. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.
- Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện
2. Kỹ năng:
- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
- Giải bài tập tụ điện.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia hoạt động nhóm để xây dựng bài mới
- Hứng thú, yêu thích môn học
4. Định hướng phát triển năng lực
4.1. Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dung CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
4.2. Năng lực chuyên biệt của bộ môn
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh.
- Dụng cụ: Thước kẻ, phấn màu. 
2. Học sinh
- Chuẩn bị Bài mới.
- Sưu tầm các linh kiện điện tử.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Ổn định lớp (1ph)
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv cho học sinh xem một hình ảnh của một số linh kiện điện tử trong đời sống.
Yêu cầu học sinh trả lời: đây là loại linh kiện gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV giới thiệu nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- Tiếp nhận mục tiêu của bài học.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Một vài học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
B1. HĐ 1. Tìm hiểu khái niêm và cách tích điện cho tụ điện (10 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp học thành 4 nhóm hoạt động.
- Gv cho học sinh xem một tụ giấy đã được bóc vỏ để lộ hai lớp giấy thiết , xen giữa là một lớp giấy tẩm paraffin, hai lớp giấy thiết được nối với hai chốt nạp điện vào tụ.
- Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi trong PHT số 1.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cho HS mỗi nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm bằng bảng phụ.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chốt kiến thức: khái niệm, nhiệm vụ, kí hiệu và cách tích điện cho tụ điện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm. 
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong nhóm trao đổi và thảo luận nhiệm vụ được giao.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
I. Tụ điện 
1. Tụ điện là gì ? Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.
 Tụ điện dùng để chứa điện tích.
 Tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
 Kí hiệu tụ điện 
2. Cách tích điện cho tụ điện 
 Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
 Điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện
B2. HĐ 2. Tìm hiểu điện dung của tụ điện, các loại tụ (10 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát và trả lời câu hỏi sau trong PHT số 2
- Cho HS quan sát một số loại tụ điện.
? Nêu ý nghĩa con số ghi trên tụ điện 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cho HS mỗi nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm bằng bảng phụ.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm. 
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong nhóm trao đổi và thảo luận nhiệm vụ được giao.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
II/ Tụ điện 
1/ Định nghĩa điện dung 
C = Q/ U
C không phụ thuộc vào Q,U
Đơn vị : F
Ngoài ra còn có mF, µF, nF, pF 
1mF = 10-3F
1 µF = 10-6F
1nF = 10-9F
1pF= 10-12F
2/ Các loại tụ điện 
+ Tên của tụ điện là tên của lớp điện môi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG ( 12 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Yêu cầu HS hoàn thành nội dung PHT số 3.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gọi đại diện nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Chia nhóm nhỏ 4 HS ngồi gần nhau và mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các thành viên trong nhóm trao đổi và thảo luận nhiệm vụ được giao.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 3 phút)
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS tìm hiểu một vài ứng dụng của tụ điện trong đời sống.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 6: TỤ ĐIỆN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tìm hiểu khái niệm và cách tích điện cho tụ điện
1. Tụ điện là gì? Nhiệm vụ của tụ điện? Kí hiệu?
2. Trình bày cách tích điện cho tụ điện?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Tìm hiểu điện dung của tụ điện và các loại tụ điện
1. Khi tích điện cho tụ điện, điện lượng mà tụ tích được phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế?
2. Tụ điện gồm những loại nào?
3. Quan sát một số loại tụ điện và nêu ý nghĩa của các con số trên tụ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: BÀI TẬP LUYỆN TẬP – BÀI 6: TỤ ĐIỆN
1. Tụ điện là
A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
2. Để tích điện cho tụ điện, ta phải
A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau.
C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện.
3. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích diện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
4. 1nF = A. 10-9 F.	B. 10-12 F.	 C. 10-6 F.	 D. 10-3 F.
5. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần.	 B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần.	 D. không đổi.
6. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ. B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ. D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
7. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại sứ.	 B. Giữa hai bản kim loại không khí.
C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi.	 D. Giữa hai bản kim loại nước tinh khiết.
8. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
A. 2.10-6 C.	B. 16.10-6 C.	C. 4.10-6 C.	D. 8.10-6 C.
9. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là
A. 2 μF.	B. 2 mF.	C. 2 F.	 D. 2 nF.
10. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng
A. 50 μC.	B. 1 μC.	C. 5 μC.	D. 0,8 μC.
11. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt io hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
A. 500 mV.	B. 0,05 V.	C. 5V.	 D. 20 V.
12. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là
A. 100 V/m.	B. 1 kV/m.	C. 10 V/m.	D. 0,01 V/m.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet_10_chu_de_4_tu_dien.doc