Giáo án tự chọn lớp 11

Giáo án tự chọn lớp 11

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:

- Sự chi phối của hsls đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của NK.

- Nắm được những nét lớn về nd, nt.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.

C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 Hđ1: - Ổn định

 

doc 35 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1510Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN, NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Phần 1: NGUYỄN KHUYẾN
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Sự chi phối của hsls đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của NK.
- Nắm được những nét lớn về nd, nt.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Nêu những nét cơ bản về NK?
- Kể tên những tác phẩm thơ NK mà em đã được học?
- Những nd chính trong sáng tác của NK?
- Nội dung yêu nước có gì mới?
- Dùng dẫn chứng minh họa?
- Những vần thơ viết về người thân?
- Tình bạn NK-DK?
- Có ý kiến cho rằng: NK là nhà thơ của làng quê VN. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
- Thử kể tên những tp tiêu biểu?
- Nd thơ của Nk có gì khác so với các nhà thơ khác?
- Đối tượng châm biếm là những hạng người nào trong xh?
- Họ hiện ra ntn trong thơ NK?
- Nghệ thuật thơ trào phúng của NK?
Hđ3. Cũng cố:
Nhận xét về những cống hiến của NK?
Hđ4. Dặn dò:
I. Cuộc đời: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
- Nhà nghèo,học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. 
- Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
II. Sự nghiệp sáng tác:	
1. Những sáng tác chính: Còn để lại trên 800 bài thơ Nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối Nôm. 
2. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:
a. Nhà thơ trữ tình: 
* Tâm sự yêu nước:
- Nguyễn Khuyến là một nhà Nho yêu nước, nhưng bất lực trước thời cuộc. Sự trở về của Nguyến Khuyến là cách mà nhà thơ phản ứng lại với thời cuộc. Nên lúc về nhà thơ vẫn đau đáu nỗi niềm nước non:
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng đợi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
 (Cuốc kêu cảm hứng)
- Luôn canh cánh tâm sự phò vui giúp nước:
Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi xuống hổ đất trông lên thẹn trời.
* Tình cảm với gia đình, bè bạn.
- Tiếng khóc vợ: 
Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá tọa, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm!
- Khóc con: 
Bảng vàng bia đá nghìn thu tiếc con người ấy,
Tóc bạc da mồi trăm tuổi, thiệt lắm con ơi.
- Khóc bạn:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
(Khóc Dương Khuê)
- Nguyễn Khuyến trải lòng mình với cuộc đời, mọi người. Cái đặc sắc của Nguyễn Khuyến là tạo cho mình một tiếng thơ tâm tình riêng biệt, giản dị mà sâu lắng.
b. Nhà thơ quê hương làng cảnh Việt Nam 
- Cảnh thiên nhiên: Thiên nhiên mang cái hồn riêng của vùng đồng bằng chiêm trũng, nông thôn Bắc Bộ, từ màu xanh ngắt của trời thu đến nước trong veo của ao cá, những buổi trưa đặc biệt nông thôn:
Chuông trưa văng vẳng tiếng người không biết.
Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.
(Nhớ cảnh chùa Đọi)
- Nguyễn Khuyến đã chọn những hình ảnh mang đậm chất nông thôn để đưa vào thơ ca. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.
- Cảnh sinh hoạt: Cuộc sống thôn dã hiện lên trong thơ ông với tất cả những buồn vui của người nông dân:
- Đó là nỗi âu lo về mùa màng, thiên tai, về cuộc sống cơ cực:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.
(Chốn quê)
Hay:
Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.
(Nước lụt Hà Nam)
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua
- Đó là niềm vui ngắn ngủi của những ngày tết đến, xuân về:
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài cửa bi bô gói chung thịt.
(Cảnh tết)
→ Gọi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn trước hết không phải vì ông viết nhiều về chủ đề nông thôn mà vì ông viết với tâm hồn mê say cảnh vật, sự trăn trở lo âu với con người ở nông thôn. Nhà thơ đã thực sự trải lòng, sống hoà mình vào cuộc sống thôn dã nên thơ của ông thực sự thấm đượm hơi thở của quê hương làng cảnh Việt Nam.
c. Nhà thơ trào phúng thâm tuý, sắc sảo
Đối tượng: Con người, cuộc đời
- Đám nho sĩ, trí thức:
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe
Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi.
(Vịnh tiến sĩ giấy)
- Bọn phong kiến, bọn thực dân và đặc biệt là những con người tội nghiệp:
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền cột mỡ mấy anh leo
Khen ai khéo vẽ mà vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
(Hội Tây)
- Bản thân: cười bất lực,bạc nhược. Tiếng cười chua chát, tội nghiệp:
Mở miệng nói ra gàn bát sách 
Mềm môi chén mãi tít cung thang
Nghĩ mình lại chán cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.
(Tự trào)
- Nội dung: cười sự giả dối, vô liêm sỉ, hèn nhát, sự ngô nghê tội nghiệp, sự vô tích sự của cả bản thân.
- Cách thức:Tiếng cười thâm tuý, sắc sảo, cười ra nước mắt.
3. Tổng kết:
- Nguyễn Khuyến là một tác gia đạt được nhiều đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Thành công đó xuất phát từ tài năng và hơn cả là từ tâm hồn thanh cao luôn trải lòng cùng cuộc đời, con người của nhà thơ. 
- Nguyễn Khuyến là tác gia văn học cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam.
@. Bm: Nguyễn Đình Chiểu
- Cuộc đời.
- Sự nghiệp thơ văn.
Chủ đề 1- Phần 2: TÁC GIA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Sự chi phối của hsls đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của NĐC.
- Nắm được những nét lớn về nd, nt.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Cho biết vài nét về cđ của NĐC?
- Kể tên những sáng tác tiêu biểu của NĐC?
- Nội dung thơ văn của NĐC?
- Nhận xét về nt thơ?
Hđ3. Dặn dò:
I. Cuộc đời: - Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là ngôi sao sáng của nền văn nghệ đất nước ta trong nửa sau thế kỷ 19. 
- Bị mù, vừa dạy học, làm thuốc và viết văn thơ. 
- Sống vào thời kỳ đen tối của đất nước: giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc. 
- Tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc Pháp xâm lược là những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
II. Sự nghiệp thơ văn:
1.Tác phẩm:
- Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.
- Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước.
2. Nội dung thơ văn:
- Đề cao nhân nghĩa-đạo lí làm người
- Nhân nghĩa là yêu nước, thương dân, chống giặc ngoại xâm:
+ Nhân nghĩa là tinh thần tự nguyện hi sinh vì nước.
+ Chết vinh, lưu danh, mãi mãi để lại tiếng thơm.
- Lòng yêu nc, thương dân: thơ văn chống Pháp.
3. Nt thơ: - Trữ tình đạo đức.
- Đậm đà sắc thái Nam bộ.
- Ngôn ngữ giản dị, bình dân.
- Văn thơ của NĐC là “vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”
@. Bm: Chủ đề 2:
1. Tác gia Xuân Diệu
2. Tác gia Nam Cao
Chủ đề 2: TÁC GIA XUÂN DIỆU, NAM CAO
Phần 1: TÁC GIA XUÂN DIỆU
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Sự chi phối của hsls đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của XD.
- Nắm được những nét lớn về nd, nt.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Cuộc đời Xuân Diệu có những điều gì đáng chú ý? 
- Những chi tiết cuộc đời nào đã ảnh hưởng lớn đến con người và người thơ của Xuân Diệu?
- Những đặc điểm tính cách nào của Xuân Diệu mà em ấn tượng nhất?
- Theo em, tính cách nào là yếu tố quan trọng làm nên phong cách của Xuân Diệu?
- Sự nghiệp văn học của Xuân Diệu gồm có mấy giai đoạn? 
- Em hãy kể tên một số những tác phẩm chính của ông trong mỗi giai đoạn và nhận xét về mức độ thành công của nó?
- Xuân Diệu yêu tha thiết cuộc sống, con người nhưng cũng không ít lần tỏ ra hoài nghi và chán nản? 
- Em hãy đọc những câu thơ thể hiện sự hoài nghi, chán nản của nhà thơ và thử lí giải lí do? 
Em có nhận xét gì về thế giới thơ Xuân Diệu. Hãy minh chứng bằng những câu thơ mà em đã được đọc?
- Theo em, tư tưởng, quan điểm và sáng tác của Xuân Diệu sau cách mạng tháng 8 năm 1945 có gì khác so với giai đoạn trước cách mạng?
- Em có nhận xét tổng quát gì sau khi đã học bài tác gia Xuân Diệu?
Hđ3. Dặn dò:
I. Cuộc đời.
1. Cuộc đời: 
- Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu (1916- 1985).
- Cha Đàng ngoài Mẹ ở Đàng trong.
- Gia đình : mẹ là vợ lẽ, Xuân Diệu luôn mang trong mình mặc cảm là con của vợ lẽ.
- Cha của Xuân Diệu là ông Đồ xứ Nghệ, Xuân Diệu học ở cha sự cần cù, lao động thực sự.
- Xuân Diệu nổi tiếng như một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới .
2. Con người:
- Con người đam mê sáng tạo, rèn luyện và lao động vừa là quyết tâm vừa là lẽ sống, say mê 
- Xuân Diệu là một tâm hồn luôn khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời. 
- Là trí thức Tây học, lại xuất thân trong một gia đình nhà Nho, ông là sự kết hợp văn hoá thẩm mĩ Đông, Tây. Nhưng chất Tây học vẫn nhiều hơn.
- Đa tình, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, luôn sợ sự trôi chảy của thời gian nên ông luôn tận hưởng từng phút giây cuộc sống. 
- Xuân Diệu còn là một người có tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật. ở lĩnh vực nào ông cũng gặt hái được nhiều thành công. 
- Xuân Diệu tự nhận " Mình suốt đời thêu gối cưới mà chẳng bao giờ được làm cô dâu"...Cuộc đời cô đơn, cô độc chính là phát khởi cho một hồn thơ say đắm , khát khao, nồng nàn... 
II. Sự nghiệp văn học: Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt:
- Sáng tác văn xuôi ( truyện, phóng sự, bút kí)
- Phê bình , tiểu luận, nói chuyện thơ, dịch thuật ... 
- Thành tựu xuất sắc nhất là thơ. Có khoảng 15 tập thơ đã in. Trong 2 giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng thì thơ trước 1945 của Xuân Diệu là nổi bật hơn.
1. Trước cách mạng tháng tám 1945.
a. Thơ 
a.1 . Các tập thơ chính:
Thơ thơ (1937), Phấn thông vàng (1945)
a.2. Đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Diệu trước cách mạng 1945:
- Tư tưởng chủ đạo trong sáng tác thơ Xuân Diệu : khát khao giao cảm với đời. 
Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng
Gần thêm nữa thế hãy con xa lắm
- Luôn vội vàng gấp gáp sống:
Không cho dài thời tuổi trẻ nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần taắm iại
Còn trời đát những chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
- Với nhà thơ dường như tất cả Sự giao hoà là chưa đủ, như không tìm thấy cho mình một người yêu trọn vẹn, một chốn bình yên:
Lòng anh là một cơn mưa lũ
Lại gặp lòng em là chiếc là khoai.
Ông hoàng của thơ tình cũng đã chán nản khi yêu:
Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhưng nhận chả bao nhiêu
Người ta giận hoặc hờn ghen chẳng biết.
- Nỗi sầu cô đơn còn tràn ngập trong nhiều trang thơ. Nhưng đó không phải là nỗi sầu xa cách thoát li. Bởi quá nhiều khát vọng, quá yêu thương cuộc sống, con người mà Xuân Diệu cảm thấy "thế vẫn còn chưa đủ".
- Đặc điểm thế giới thơ Xuân Diệu: thế giới nghệ thuật đầy xuân sắc và tình tứ trong đó chuẩn mực của cái đẹp không phải là thiên nhiên mà là con người. 
- Nghệ thuật thơ Xuân Diệu có 2 điểm đáng chú ý: Xuân Diệu chịu ảnh hưởng mạnh của thơ tượng trưng Pháp và cũng chịu ảnh hưởng của thơ Đường.
- Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới.
b. Văn xuôi:
- Các sáng ... o sắc xanh của lá tạo nên màu ngọc ngà, quí phái nên có sức ám thị mạnh – đôi mắt bay bổng, giàu tưởng tượng)
→ sự giao hòa của cảnh vật tạo nên thanh âm đặc sắc của mùa thu: tiếng huyền – âm thanh mơ hồ, huyền bí, phải cảm nhận bằng cả cõi lòng chứ không chỉ bằng thính giác
2. Tâm trạng nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa “anh” và “em” trong chiều thu thơ mộng :
- Lạc vào vương quốc của yêu đương, chìm ngập trong vườn tình ái, nhân vật trữ tình nhận ra sự biến đổi kì diệu vừa diễn ra trong lòng: rung động ban đầu của 2 con người vốn xa lạ:
- Buổi ấy: thời điểm chiều thu thơ mộng, là tác nhân giúp con người xích lại gần nhau.
- Lòng ta nghe ý bạn: nghe bằng cảm giác.
- Lần đầu  thương yêu: chưa phải thứ tình yêu đằm thắm, thiết tha, mãnh liệt. 
- Cách xưng hô ta - bạn: hai người còn giữ khoảng cách của sự rụt rè, e ấp, ngây thơ - thứ tình cảm đầu đời trong sáng.
- Cách xưng hô anh – em: khoảng cách hai người đã được rút ngắn
- Bước điềm nhiên – đi lững thững: giữa họ dường như vẫn là sự vô tình, vô tư, hờ hững
- Như một cặp vần: thật ra, họ rất ăn ý, gắn bó, hòa hợp với nhau.
3. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn
+ Hình ảnh quen thuộc của buổi chiều: làn mây, cánh cò, chim sải cánh bay, sương sa thấm lạnh
+ Cách cảm nhận: khác hẳn, không tĩnh lặng như trong Đường thi
+ Cảnh đẹp nhưng buồn, gợi cảm giác cô đơn, lạnh lẽo
“ Xuân vì ấm mà người ta cần tình, thu vì lạnh sắp đến mà người ta cần đôi”
Không gian chiều muộn như đang xui khiến con người tìm đôi:
+ Tính từ chỉ trạng thái: gấp gấp, phân vân, lạnh, thưa: hối thúc vạn vật, cỏ cây tìm về nơi trú ngụ, tìm về tổ ấm
+ Giọng điệu thơ hối hả khiến tâm trạng con người cũng lưỡng lự, phân vân
 Tơ duyên cần mau chóng được hình thành đểà giúp con người thoát khỏi nỗi cô đơn.
4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình - mối quan hệ giữa anh và em trong chiều muộn:
- Cảnh sắc thiên nhiên đã thức dậy trong tâm hồn con người những khát khao thầm kín:
- Không gian, thời gian: chiều thu mênh mông, vắng lặng, êm dịu
Anh và em: vẫn lặng bước
Không nói với nhau lời nào, không người mối lái nhưng cả hai đều đã “ngơ ngẩn”, chàng trai đi đến quyết định dứt khoát dù chỉ trong tư tưởng:
+ Lòng anh  lòng em: cuộc đính ước ngầm, hôn nhân bí mật giữa hai tâm hồn
+ Thôi: cái thế không cưỡng lại được, không thể thay đổi
 Tất cả đều diễn ra trong im lặng nhưng chất chứa bao đổi thay ngấm ngầm, kì diệu.
Từ “cưới “ tạo âm vang kết thúc bài thơ, đó là sự phải lòng của hai trái tim trước một tình cảm lứa đôi chớm nở, không cần mối lái mà vẫn bị ràng buộc bởi sức ép của thiên nhiên và của lòng người.
@. Bm: Một số thể loại vh: thơ, truyện
Chủ đề 4: 
 Phần 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Loại và thể trong vh.
- Những đặc trưng cơ bản của thơ và truyện.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Thế nào là loại?
- Văn học có thể chia làm mấy loại?
- Thế nào là thể?
- Kể tên vài thể loại vh mà em đã học?
- Em hiểu thế nào là thơ?
- Căn cứ nào để phân loại thơ?
- Khi đọc thơ cần tuân thủ nguyên tắc gì?
- Thế nào là truyện?
- Căn cứ vào đâu để phân loại truyện?
- Những yêu cầu khi đọc truyện?
Hđ3. Dặn dò:
I. LOẠI VÀ THỂ TRONG VĂN HỌC : 
1. Khái niệm về “Loại” : 
- Là phương thức tồn tại chung của tác phẩm văn học.
=> Căn cứ vào hình thức tổ chức tác phẩm, văn học được chia làm 3 loại lớn :
+ Tự sự.
+Trữ tình.
+ Kịch
2. Khái niệm về “thể” trong văn học:
- Thể là sự hiện thực hóa của loại.
- Một loại hình văn học có thể xuất hiện nhiều thể nhỏ :
* Ví dụ : 
+ Loại trữ tình có các thể : Thơ, khúc ngâm
+ Loại tự sự có các thể : truyện, ký
+ Loại Kịch có các thể : chính kịch, bi kịch, hài kịch 
II. THƠ
1. Khái niệm về thơ:
- Là tiếng nói tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của nhà thơ trước cuộc sống. 
2.Cơ sở phân loại thơ :
- Căn cứ vào nội dung biểu hiện. 
- Căn cứ vào cách tổ chức bài thơ 
=> thơ ra đời sớm, luôn gắn liền với đời sống tâm hồn tình cảm của người dân trong xã hội.
3. Yêu cầu về đọc thơ :
-Tìm hiểu xuất xứ.
- Cảm nhận ý thơ.
-> Lý giải , đánh giá. 
III. TRUYỆN
1. Khái niệm về “Truyện”: 
2. Cơ sở phân loại truyện:
- Căn cứ vào hình thức kể : truyện dân gian, truyện hiện đại.
- Căn cứ vào qui mô văn bản và dung lượng hiện thực : truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết
3. Yêu cầu đọc truyện:
-Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
- Tóm tắt cốt truyện.
- Phân tích tình tiết và nhân vật.
- Khái quát giá trị tư tưởng, nghệ thuật. 
@. Bm: Một số thể loại vh: kịch, nghị luận
Chủ đề 4: 
 Phần 2: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Loại và thể trong vh.
- Những đặc trưng cơ bản của kịch và nghị luận.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Em hiểu ntn là kịch?
- Ngôn ngữ kịch có khác với ngôn ngữ vh không?
- Có mấy loại?
- Thế nào là bi kịch?
- Thế nào là chính kịch?
- Khi đọc vb kịch, cần chú ý những gì?
- Thế nào là nghị luận?
- Có thể phân làm mấy loại?
- Đặc điểm của từng loại?
- Khi đọc vb nghị luận cần lưu ý những gì?
Hđ3. Dặn dò:
A. Kịch:
I. Khái lược về kịch:
1. Kịch: là một loại hình nt tổng hợp, vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn học.
- Kịch khám phá và diễn tả đời sống bằng việc phát hiện những mâu thuẫn và xung đột.
- Nét chủ đạo của kịch là kịch tính.
- Quá trình diễn biến của xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Hành động kịch là yếu tố quan trọng hàng đầu của kịch phẩm.
- Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch.
- Ngôn ngữ kịch: + Ngôn ngữ đối thoại
+ Ngôn ngữ độc thoại
+ Ngôn ngữ bàng thoại
2. Phân loại: 
- Bi kịch: phản ánh xung đột giữa nhân vật tiến bộ >< thế lực đen tối.
- Hài kịch: xung đột kịch không quá trầm trọng, phần lớn là các tình huống hiểu lầm.
- Chính kịch: trung gian giữa bi kịch và hài kịch.
II. Những lưu ý khi đọc kịch bản vh:
- Cần đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn.
- Chú ý lời thoại của nhân vật.
- Chú ý tìm hiểu tư tưởng, thái độ của tg đối với thời đại.
B. Nghị luận:
I. Khái lược về nghị luận:
a. Nghị luận: là một thể loại vh dùng lập luận, lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó thuộc các lĩnh vực chính trị, vh,xh,
- Luận: bàn bạc, trao đổi, tỏ thái độ,
- Nghị: đánh giá, đề xuất ý kiến,
b. Phân loại: - Văn chính luận
- Văn phê bình vh nt.
II. Những lưu ý khi đọc văn nghị luận:
- Cần tìm hiểu thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của tg và hoàn cảnh ra đời của tp. Vì sao tg lại quan tâm đến vấn đề đó.
- Cần lưu ý vấn đề được bàn bạc và cách lập luận.
- Lưu ý nhịp điệu, hơi văn, hình ảh mà tg sử dụng.
@. Bm: Kiểu sáng tác văn học 
Chủ đề 4: 
 Phần 3: KIỂU SÁNG TÁC VĂN HỌC 
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được: 
- Kiểu sáng tác vh.
- Những đặc trưng cơ bản của các kiểu và trào lưu vh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Em hiểu ntn về kiểu sáng tác vh?
- Thế nào là kiểu sáng tác thần thoại? Minh họa bằng những tp cụ thể?
- Kiểu sáng tác truyền thống khác kiểu thần thoại ntn?
- Kể tên những tp vh thuộc kiểu cổ đại?
- Kiểu sáng tác hiện đại khởi đầu từ thời gian nào?
- Thế nào là trào lưu vh?
- Có những trào lưu văn học nào?
- Em hiểu gì về vh phục hưng?
- Thành tựu nổi bật của VHPH?
- Thế nào là VHLMCN?
- Nó phát triển ở VN ntn? Dấu ấn ntn?
- Nêu thành tựu nổi bật của VHHTCN ở VN?
Hđ3. Dặn dò:
1. Kiểu sáng tác văn học là những kiểu văn học xuất hiện trong từng thời đại và từng trào lưu văn học. Mỗi kiểu sáng tác văn học thể hiện một phương thức cảm nhận đời sống, một kiểu nhà văn, kiểu thể loại.
2. Phân loại: 
a. Kiểu sáng tác thần thoại là sáng tác chưa tự giác, là sản phẩm tinh thần của thời đại nguyên thủy, khi con người chưa phân biệt với thiên nhiên, tác giả là tập thể. Nó gắn liền với lễ hội, của cộng đồng. Nàng Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, Bà Nữ Oa đội đá vá trời,
b. Kiểu sáng tác truyền thống bao gồm những sáng tác cổ đại và sáng tác văn học trung đại. Đó là những sáng tác dựa trên các quy tắc chung, phương tiện chung, được kế thừa và phát triển từ đời này sang đời khác. 
* Kiểu sáng tác cổ đại chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu tư duy quyền uy thần thoại. Đam Săn gọi Trời bằng cậu, lấy Hnhí và Hbhí theo tục nối dây, chặt cây Thần, đi bắt nữ thần Mặt Trời. Sử thi Đam Săn, Ihát và Ôđixê, Ramayana, tiêu biểu cho kiểu sáng tác cổ đại. 
* Kiểu sáng tác trung đại hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến. Các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, các phạm trù đạo lý quy phạm như trung thần với nghịch tử, quân tử với tiểu nhân, anh hùng, tài tử, mĩ nhân, v.v được thể hiện dưới những hình thức nghệ thuật mang tính ước lệ định hình, trở thành chuẩn mực. Cáo, hịch, phú, thơ Đường, v.v là những sáng tác trung đại.
c. Kiểu sáng tác hiện đại: trong văn học phương Tây khởi đầu từ thời Phục hưng, phát triểu trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội loại người đương đại. Kiểu sáng tác hiện đại bao gồm nhiều trào lưu văn học nối tiếp hoặc đồng thời xuất hiện.
*Trào lưu văn học là khuynh hướng sáng tác của các nhà văn cùng có chung một cương lĩnh, mục đích, niềm tin và nguyên tắc sáng tác. Văn học phục hưng, Văn học cổ điển chủ nghĩa, Văn học lãng mạn chủ nghĩa, Văn học hiện thực chủ nghĩa là những trào lưu văn học tiêu biểu nhất
- Văn học phục hưng: lên án thần quyền, bạo lực trung cổ, ca ngợi tự do, nhân đạo, tình yêu, khẳng định vẻ đẹp của bản tính tự nhiên, vật chất của con người. Kịch của Secxpia, Đônkihôtê của Xecvantex,
- Văn học cổ điển chủ nghĩa: xuất hiện ở Pháp và Tây Âu trong thế kỷ 17. Văn học cổ điển chủ nghĩa coi những con người đặt lý trí lên trên tình cảm riêng tư, chiến thắng dục vọng thấp hèn, coi nhẹ lợi ích và danh dự của dòng dõi và quốc gia là đẹp nhất, lý tưởng nhất, Kịch của Coocnây, kịch của Môlie tiêu biểu nhất cho văn học cổ điển chủ nghĩa.
- Văn học lãng mạn chủ nghĩa cảm nhận sâu sắc sự đối lập gay gắt giữa thực tại và lý tưởng, chỉ rõ sự bất mãn với thực tại bế tắc là không có lối thoát, ca ngợi niềm khao khát vươn tới trong mộng ảo hoặc thiên nhiên, Văn học lãng mạn chủ nghĩa phát triển ở Tây Âu trong 2 thế kỷ 18, 19. Lamactin, Huygô (Pháp), Bairơn (Anh), Puskin (Nga) là những tên tuổi tiêu biểu cho trào lưu văn học lãng mạn chủ nghĩa. Ở Việt Nam là Nhất Linh, Khái Hưng, Xuân Diệu, 
- Văn học hiện thực chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu trong thế kỷ 19. Nó cảm nhận thế giới khách quan qua các chi tiết cụ thể, xác thực; khẳng định quy luật của môi trường xã hội đối với bản chất con người, miêu tả đời sống nội tâm như một quá trình có nảy sinh phát triển và biến đổi. Tính hiện thực chân thực là thước đo giá trị tác phẩm văn chương. Banzắc (Pháp), Đickenx (Anh), Sêkhốp (Nga), v.v là những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa. Ở Việt Nam là Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, 
@. Bm: Biện pháp tu từ chơi chữ trong tiếng Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an11tc.doc