Giáo án Tự chọn lớp 10 - Nguyễn Thị Hồng Lương

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Nguyễn Thị Hồng Lương

I- Mục tiêu:

II- Chuẩn bị:

- Phương tiện:sgk, sgv, giáo án

- Thiết bị: không.

III- Tiến trình bài dạy:

 1- Tổ chức:

 Sĩ số 10

 10

 10

 2- Kiểm tra:

 3- Bài mới:

 

doc 65 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1231Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Nguyễn Thị Hồng Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết
 Giảng:
I- Mục tiêu:
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
4- Củng cố:
5- Dặn dò:
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 84
 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Nắm được các khái niệm về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Có kĩ năng phân tích ngôn ngữ nghệ thuật và sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật khi cần thiết.
- Bồi dướng tình cảm, cảm xúc nghệ thuật.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Đọc sgk Tr 97, 98.
Theo em, ngôn ngữ nghệ thuật thường được sử dụng trong các văn bảbah][nawn
Mục đích của bài ca dao về cây sen trong sgk có phải là cung cấp những kiến thức về cây sen (nơi sinh sống, cấu tạo, hương vị) hay có mục đích gì cao hơn?
H: Đọc ghi nhớ sgk Tr98.
 Trong bài ca dao về cây sen, phẩm chất đẹp đẽ, trong sạch của cây sen được biểu hiện thông qua cách nào (nói trực tiếp hay thông qua hình ảnh)?
 Để tạo nên hình tượng, các nhà văn, nhà thơ thường dùng các biện pháp nghệ thuật gì?
Hãy so sánh bài ca dao về cây sen với mục từ trong từ điển: SEN d. Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn. Đầm sen. Mứt sen. Chè ướp sen (Từ điển TV-NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, Tr 885). So với từ điển thì bài ca dao, ngoài nội dung phản ánh hiện thực, còn có những ý nghĩa nào?
H: Đọc (sgk tr 100).
 Thế nào là tính truyền cảm?
H: Đọc lại mục II-1,) đoạn văn “Rừng xà nu” (sgk tr99)
 Phân tích tính truyền cảm trong đoạn văn xuôi đó?
H: Đọc sgk tr 100, 101.
 Tính cá thể hoá thể hiện trong tác phẩm văn học ở những phương diện nào?
H: Đọc ghi nhớ sgk Tr101.
Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?
 Trong ba đặc trưng (Tính hình tượng, tình truyền cảm, tính cá thể hoá), đặc trưng nào là cơ bản của PCNNNT? Vì sao?
 Lựa chọn các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống?
Hãy so sánh để thấy những nét riêng của 3 bài thơ viết về mùa thu?
I- Ngôn ngữ nghệ thuật:
- Ngôn ngữ nghệ thường được sử dụng trong các văn bản như: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sư, tuỳ bút, thơ, kịch bản Nhưng có cả trường hợp các văn bản khác cũng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để nâng cao hiệu quả biểu đạt, VD như văn chính luận, văn bản báo chí
- Mục đích: 
+ Không chỉ cung cấp hiểu biết về cây sen (đó là nhiệm vụ của bài sinh vật học, hay của mục giải thích về cây sen tron từ điển). 
+ Bài ca dao tuy nói đến nơi sinh sống, các bộ phận của cây sen, nhưng mục đích chính là xây dựng hình tượng cây sen để thể hiện cảm xúc thẩm mĩ về cây sen và bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ (cái đẹp có thể tồn tại và bảo tồn trong môi trường của cái xấu)
* Tóm lại: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong các văn bản nghệ thuật.
 * Ghi nhớ sgk Tr98
II- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
3 đặc trưng cơ bản:
1- Tính hình tượng:
- Phẩm chất đẹp đẽ, trong sạch của cây sen được thể hiện thông qua những hình ảnh cụ thể về lá, về bông, về nhị, về trạng thái đan xen Hơn nữa, những hình ảnh đó còn tạo nên hinhfanhr chung về cây sen để làm thành một tín hiệu thẩm mĩ về cái đẹp.
- Để tạo nên hình tượng, các nhà văn, nhà thơ thường dùng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hoá,ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, đối, điệp (Dẫn VD và phân tích ví dụ)
- Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ trở nên đa nghĩa: từ ngữ, câu , hình ảnh, hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau.
 VD: Thuyền và bến trong ca dao khác với dùng trong giao tiếp xã hội (VD)
- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật cũng quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý sâu xa, rộng lớn.
 Người viết chỉ dùng một vài câu (them chí thay đổi một vài từ) mà có thể gợi ra hình tượng khác nhau.
 VD: Hình tượng bánh trôi nước =. Người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp.
- Ngoài nội dung phản ánh hiện thực (nơi sinh sống, cấu tạo lá, bông, nhị), bài ca dao còn thể hiện vẻ đẹp bên ngoài và cả phẩm chất thanh cao của cây sen (chẳng hôi tanh mùi bùn).
 Bài ca dao có ý nghĩa cao cả hơn: ca ngợi vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của những thực thể biết giữ gìn vẻ đẹp ngay cả trong môi trường của cái xấu xa.
 So sánh với từ điển thì bài ca dao có tính: đa nghĩa, tính hình tượng, tính biểu cảm.
2- Tính truyền cảm:
- Tính truyền cảm thể hiện:
+ ở sự bộc lộ cảm xúc trong ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đồng thời khơi gợi cảm xúc ở người đọc cùng cảm xúc với người viết.
+ Tính truyền cảm là đặc trưng của ngôn ngữ tất cả các thể loại văn học.
Phân tích tính truyền cảm trong đoạn văn xuôi của Nguyễn Trung Thành trong “Rừng xà nu”:
 Đoạn văn bộc lộ cảm xúc của tác giả về những vết thương của cây xà nu. Người đọc cũng thấy đau xót về những vết thương như ở cơ thể mình.
3- Tính cá thể hoá:
- Thể hiện ở:
+ Nét riêng trong ngôn ngữ tác giả.
+ Ngôn ngữ nhân vật.
+ ở vẻ riêng của mỗi cảnh, mỗi sự việc, mỗi tình tiết
*Tóm lại: Những đặc trưng của phong cách nghệ thuật: Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá.
 Ghi nhớ sgk Tr 101.
III- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk tr101):
 - Những biện pháp tu từ thường được sử dụng trong để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật:
 So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, điệp, đối(VD: cụ thể)
2- Bài tập 2:
- Trong 3 đặc trưng thì đặ trưng về tính hình tượng là tiêu biểu nhất. Nó thể hiện đặc thù của văn bản nghệ thuật so với các văn bản khác. Hơn nữa nó kéo theo một số đặc trưng khác: tính đa nghĩa, tính hàm súc, tính cụ thể
3- Bài tập 3 (sgk tr 101):
- Lựa chon các từ ngữ thích hợp:
a- Canh cánh.
b- Vãi, giết.
4- Bài 4 (sgk tr 102):
- Mỗi bài thơ có nét riêng về ngôn ngữ, về cảm xúc, về sắc thái: 
+ Cảnh mùa thu của Nguyễn Khuyến mang sắc thái cổ điển.
+ Của Lưu trọng Lư mang sắc thái lãng mạn.
+ Của Nguyễn Đình Thi mang sắc thái cách mạng sôi nổi.
4- Củng cố:
- Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (3 đặc trưng cơ bản)
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị Tiết 85: Chí khí anh hùng và đọc thêm Thề nguyền.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 85
 Truyện kiều (tiếp theo)
 - Chí Khí anh hùng
 - Đọc thêm: Thề nguyền
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Cảm nhận được vể đẹp của chí khí anh hùng mang tầm vóc vũ trụ của nhân vật Từ Hải. Hiểu được cảm hứng ngợi ca và bút pháp ước lệ của Nguyễn Du trong việc xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều.
- Kĩ năng: đọc- hiểu về đoạn trích truyện thơ Nôm.
- Cảm phục tư tưởng và tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ và xây dựng nhân vật.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nỗi thương mình” và phân tích đoạn trích để thấy rõ tâm trạng của Thuý Kiều?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Tóm tắt khái quát về tác phẩm và nêu vị trí về đoạn trích?
T: Hướng dẫn đọc.
Bố cục?
Đọc hai câu đầu, em hiểu từ “đai trượng phu” và cụm từ “động lòng bốn phương” như thế nào?
T: Liên hệ với “Chinh phụ ngâm”
Hình ảnh (2 câu thơ) xuất hiện từ cảm hứng gì khi miêu tả người anh hùng thời trung đại?
Đọc 12 câu tiếp, phân tích câu nói của Kiều?
Từ trả lời Kiều như thế nào? hãy phân tích?
 Em hiểu câu nói” Đành lòng chờ đó. Chầy chăng” như thế nào? So sánh với hình ảnh chinh ptrong “Chinh phụ ngâm”?
Hình ảnh Từ Hải trở về với cách thể hiện quen thuộc như thế nào (cử chỉ, hành động, hình ảnh)?
Nêu nhận xét về hàm nghĩa các từ “vội”, “xăm xăm”, “băng”?
Không gian thơ mộng và thiêng liêng trong cuộc thê nguyền được Nguyễn Du tả như thế nào?
Liên hệ với đoạn trích Trao duyên để chỉ ra tính chất lô gích nhất quán trong quan niệm tình yêu của Kiều?
I- Đọc- hiểu khái quát:
1- Vị trí đoạn trích:
- Vị trí: Thoát khỏi bàn tay ghen tuông ghê gớm “đàn bà thế ấy thấy âu một người” của Hoạn Thư, Kiều lại gặp Bạc Hạnh, Bạc Bà lừa bán vào lầu xanh lần thứ 2. Thế là ‘Chém cha cái số đào hao- gỡ ra rồi lại”, nàng đau đớn, chán chường, tuyệt vọng “Biết thân chạy chẳng khỏi trời- Cũng liều mặt phấn cho liều ngày xanh’. Nhưng Từ Hải- vị ‘khách biên đình” đã xuất hiện đưa nàng ra khỏi chốn thanh lâu để đời Kiều lại có những ngày hạnh phúc. “Tai anh hùng sánh với gái thuyền quyên”.
 Son Từ hải đội trời đạp đất ở đời nhất định phải là con người của những sự nghiệp và hoài bão cao cả. Đã đến lúc chàng phải lên đường để lập nghiệp lớn. Đoạn trích từ câu 2213 -> 2230 Trong “Truyện Kiều”.
 - Đoạn trích này được các nhà nghiên cứu đánh giá là sáng tạo riêng của Nguyễn Du so với cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (trong “Kim vân Kiều truyện”, tác giả không nói đến cảnh tiễn biệt của hai người và nỗi nhớ mong chờ đợi sau đó của Kiều).
2- Đọc:
 Cần đọc phân biệt giọng kể của tác giả và lời nói trực tiếp của Từ hải, của Kiều. Giọng đọc cần chậm rãi, hào hùng thể hiện sự khâm phục, ngợi ca.
3- Giải thích từ khó:
 Chân trang sgk.
4- Bố cục:
3 đoạn:
+ Đoạn 1 (4câu đầu): Cuộc chia tay giữa Từ hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống.
+ Đoạn 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải, Tính cách anh hùng của Từ Hải.
+ Đoạn 3 (2 câu cuối): Từ Hải dứt áo ra đi.
II- Đọc- hiểu chi tiết:
1- Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều sau nửa năm chung sống:
- “Trượng phu”: (đại trượng phu) là từ chỉ người đàn ông có chí khí anh hùng với hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.
- ‘động lòng bốn phương” là cụm từ ước lệ chỉ chí khí anh hùng (chí làm trai nam bắc đông tây), tunghoanf thiên hạ. Đó là lí tưởng anh hùng thời trung đại, không bị giàng buộc bởi vợ con, thê nhi, gia đình mà để ở bốn phương trời không gian rộng lớn, quyết mưu sự việc phi thường.
- Từ “thoắt’: nhanh chóng trong khoảnh khắc, bất ngờ -> cách nghĩ, cách sử sự của Từ Hải khác thường, dứt khoát.
=> Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ đang say lửa h][g nồng, hạnh phúc lứa đôi, chit nghĩ đến chí lớn chưa thành đã động lòng bốn phương, đã thấy hạnh phúc gia đình sao mà chật hẹp, tù túng.
( Liên hệ với ;Chinh phụ ngâm”:
 Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt
 Xếp bút nghiên theo việc đao cung
 Chí làm trai bọc nghìn da ngựa
 Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hông mao.
 Giã nhà đeo bức chiến bào
 Thét roi cầu vị, ào ào gió thu).
- 2 câu sau:
 Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát = > ca ngợi, khâm phục.
2- Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải, Tính cách anh hùng của Từ Hải (12 câu tiếp):
- Thể hiện tâm lí, tâm trạng cảu Kiều rất hiện thực: với Từ Hải, Kiều không chỉ yêu mà còn hiểu, khâm phcj kính trọng, vì sau những năm tháng khổ ải, Kiều đã gắn bó với Từ Hải, và đây là thời gian hạnh phúc như trong mơ của nàng nên nàng không muốn xa rời người chồng yêu quí, không muốn sống cô đơn. Đó là tâm lí bình thường, dễ h ... ian là những sáng tác của nhân dân lao động. Văn học dân gian Việt Nam có hai đặc trưng: đó là sản phẩm ngôn từ truyền miệng và là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. Văn học dân gian có hệ thống thể loại rất phong phú: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ và các hình thức sân khấu dân gian.Những giá trị cơ bản của văn học dân gian được thể hiện cụ thể.Văn học dân gian co giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, giúp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. 
4- Củng cố:
-Đặc điểm chung và mối quan hệ giữa kiểu bài nghị luận, tự sự, thuyết minh.
-Kế hoạch cá nhân
- Viết quảng cáo.
5- Dặn dò:
-Học ôn tập hệ thống để làm cơ sở vững chắc cho kiến thức lớp trên.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết:98 
 Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (T1)
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố viết đoạn văn nói chung, đoạn văn nghị luận nói riêng.
-Tính hợp các kiến thức đã học về văn, tiếng Việt và nơi vốn sống thực tế.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có cấu trúc và phương pháp lập luận khác nhau.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:Kết hợp trong giờ
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
* Đề bài
“ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” (GoRlce)
A: Mở bài:
-Nêu vai tro của sách từ xưa đến nay trong đời sống tinh thần con người.
-Tính câu nói của M-GoRlce
B: thân bài
1- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người:
a, Là sản phẩm của văn minh nhân loại.
b, Là kết quả của lao động trí tuệ
c, Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian.
2, - Sách mở rộng những chân trời.
a, Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh , về vũ trụ bao la,và các đất nước xa xôi trên thế giới.
b, Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết ĐS văn hoá, tâm sự, tình cảm,khát vọng của con người những nơi xa xôi.
c, Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.
3, Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách:
a, Đọc sách mang lợi ích nên phải biết chẹn sách mà đọc,biết học hỏi làm theo những điều tốt đẹp trong sách.
b, Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vở thì vẫn chưa đủ mà phải biết học cả trong thực tế.
C, Kết bài:
- Khẳng định tác dung to lớn của sách và việc đọc sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
4- Củng cố:
- Xác định luận đề ,luận điểm, luận cứ cho bài văn nghị luận.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị Tiết 99 Tiếp bài.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết:99
 Luyện tập viết đoạn văn nghị luận (T2)
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố viết đoạn văn nói chung, đoạn văn nghị luận nói riêng.
-Tính hợp các kiến thức đã học về văn, tiếng Việt và nơi vốn sống thực tế.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận có cấu trúc và phương pháp lập luận khác nhau.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:Kết hợp trong giờ
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
H: Chọn một trong các ý ở dàn ý để viết đoạn văn.
( Chọn ý c).
( Đoạn văn khoảng 12-> 15 câu, thời gian chuẩn bị 20-> 25 phút).
T: Hướng dẫn về nhà.
H: Chọn các ý ở dàn ý, trừ ý c đã viết trên lớp.
II: Viết đoạn văn nghị luận:
VD: chọn ý 2(c): “Sách giúp con người tự ”
- B1: Viết câu mở đoạn mang ý khái quát:của cả đoạn văn (Luân điểm)
“ Sách không những giúp ta hiểu về dân tộc mình, mà còn giúp ta hiểu được cả bản thân mình”.
- B2: Viết câu triển khai:
+ Đọc sách giúp chúng ta hiểu kĩ lịch sử dựng nước và dữ nước của dân tộc ta có biết bao biến cố thăng trần hào hùng và bi tráng.
+ Đọc sách mới giúp chúng ta them thía bên cạnh tên tuổi của một số vị anh hùng dân tộc còn lưu danh trong sử sách, còn có hàng triệu triệu các anh hùng vô danh đã bỏ mình vì nước.
+ Đọc sách chúng ta hiểu rằng những ngày mình đang sống hôm nay đã được thế hệ cha ông bảo vệ và giữ gìn bằng bao mồ hôi nước mắt và cả xương máu.
+ đọc sách chúng ta mới ngộ ra rằng tri thức của nhân loại mênh mông như đại dương hiểu biết của mỗi chúng ta chẳng qua chỉ là vài giọt nước nhỏ mà thôi.
- B3: Lắp ráp câu mở đoạn và câu triển khai.
III: Hướng dẫn luyện tập:
 Viết đoạn văn nghị luận:
Đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới (Go-rơ-ki)
4- Củng cố:
- Nắm cánh cho đoạn văn nghị luận
5- Dặn dò:
Tập viết hoàn chỉnh các đoạn văn theo dàn ý trên.
- Chuẩn bị T 100-101 Bài viết số 7 ( Kiểm tra kì II)
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 11, 101
 Bài viết số 7 (Kiểm tra học kì II)
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức học kì II về Văn, tiếng Việt và viết văn nghị luận với các kĩ năng lập luận đã học ở THCS và lớp 10.
- Viết được bài văn sát hợp với thực tế và gần gũi trong nhà trường và cuộc sống. (bài văn nghị luận xã hội)
- Có cảm hứng viết bài và đạt được bài văn hay.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
4- Củng cố:
- 
5- Dặn dò:
- Chuẩn bi Tiết 102 Viết quảng cáo.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 102
 Viết quảng cáo.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Nắm được mục đích quảng cáo là thông tin thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, tiện ích và tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ.
- Biết cách viết, trình bày văn bản quảng cáo ngắn gọn, hấp dẫn.
- Thấy được tính chất hai mặt của quảng cáo: mặt tích cực và mặt tiêu cực.
- Người viết quảng cáo và người thực hiện quảng cáo phải có lương tâm và trách nhiệm đối với khách hàng.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
Mục đích viết bản tin và cách viết bản tin?
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T
 Hoạt động của H
Mục đích của văn bản quảng cáo?
H: Đọc văn bản quảng cáo (sgk tr142, 143).
- Các văn bản trên quảng cáo về điều gì?
- Chúng ta thường gặp các văn bản đó ở đâu?
- Kể một số văn bản cùng loại?
Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào?
Đọc hai văn bản quảng cáo: Quảng cáo về nước giải khát và kem dưỡng da và nhận xét 2 quảng cáo trên?
H: Đọc sgk Tr 144 và trả lời câu hỏi mục 1 (II).
H: Đọc ghi nhớ Tr 145.
Hãy phân tích tính hấp dẫn và tác dụng kích thích tâm lí người mua hàng của các quảng cáo trên?
4 nhóm chuẩn bị trình bày các quảng cáo.
I- Vai trò và yêu cầu của văn bản quảng cáo:
1- Văn bản quảng cáo trong đời sống:
- Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, tiện ích và tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ.
a- Văn bản quảng cáo về: 
+ Sản phẩm máy vi tính.
+ Dịch vụ khám bênh.
b- Chúng ta thường gặp các văn bản đó trên ti-vi, báo chí, tờ rơi, pa-nô, áp phích
c- Kể một số văn bản cùng loại:.
2- Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:
a- Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Ngắn gọn, hấp dẫn, gây ấn tượng.
+ Trung thực.
+ Tôn trọng pháp luật.
+ Đảm bảo tính văn hoá, thẩm mĩ.
b- Nhận xét 2 ví dụ (sgk tr 143, 144):
* Văn bản quảng cáo nước giải khát dài dòng nhưng không làm nổi bật tính ưu việt loại nước giải khát cần quảng cáo.
* Quảng cáo cho một loại kem dưỡng da trắng quá cường điệu khiến khách hàng có thể nghi ngờ hiệu quả đích thực của sản phẩm.
II- Cách viết quảng cáo:
* Đề bài:
 Viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch.
1- Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo:
* Bước 1: Giải thích thế nào là rau sạch:
+ Rau được tưới bằng nước sạch (nước lã), không sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, hoặc các loại kích thích tăng trưởng.
+ Rau được bảo quản bằng phương tiện chuyên dùng, không sử dụng phương tiện có phân hoá học hoặc hoá chất độc hại.
* Bước 2: kể các phẩm chất của rau sạch.
+ Có tác dụng tốt cho sức khoẻ như giải nhiệt, điều hoà tiêu hoá, chống táo bón, chống xơ vữa động mạch.
+ tạo cảm giác hưng phấn cho bữa ăn: mắt nhìn, tai nghe, miệng nhai
* Bước 3: Thông báo về chủng loại và giá cả.
 + Chủng loại phong phú, đáp ứng mọi khẩu vị.
 + Giá cả hợp lí phù hợp với sức mua của thị trường.
2- Chọn hình thức quảng cáo:
- Chọn phương pháp trình bày (có thể một trong các cách sau):
 + Dùng cách qui nạp: lần lượt kể những ưu việt của rau rạch rồi cuối cùng khẳng định giá trị của nó.
 + Dùng cách so sánh: So sánh tính ưu việt của rau sạch với các loại rau khác.
- Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đối và các kiểu câu để khẳng định tính ưu việt của rau sạch và lôi cuốn người đọc.
- Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày.
II- Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk Tr 144.
III- Luyện tập:
1- Bài tập 1 (sgk tr 145):
- Cả 3 văn bản a,b,c đều trình bày đủ nội dung quảng cáo. Các văn bản đều trình bày rất ngắn gọn.
- Văn bản a: nội dung: chiếc xe là sản phẩm vượt trội “sang trọng”, “tinh tế”, “mạnh mẽ”, “quyến rũ”. Nó còn là người bạn đáng tin cậy.
- Văn bản b: Sữa tắm thơm ngát hương hoa là bí quyết làm đẹp.
- Văn bản c: Sự thông minh, tự động hoá làm cho máy ảnh vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng.
2- Bài tập 2 (sgk T145):
- Nhóm 1 : Quảng cáo cho việc đi xe buýt.
- Nhóm 2: quảng cáo cho một trận bóng đá.
- Nhóm 3: Quảng cáo cho một danh lam thắng cảnh hoặc món ăn đặc sản địa phương.
- Nhóm 4: Quảng cáo cho một sáng kiến hoặc một tờ báo tường của lớp.
4- Củng cố:
- Mục đích viết quảng cáo và cách viết quảng cáo.
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị Tiết 103 Trả bài số 7.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 103
 Trả bài số 7
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về văn nghị luận, nhất là cách xác định luận điểm, luận cứ.
 Tích hợp kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tê.
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, xác định luận điểm, luận cứ và lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
Có ý thức thái độ học tập, tìm hiểu và vận dụng.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
4- Củng cố:
5- Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết 194 Hướng dẫn học hè.
Người soạn: Nguyễn Thị Hồng Lương.
Soạn ngày: 
 Tiết 104
 Hướng dẫn học hè.
 Giảng:
I- Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh biết hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương trình lớp 10: Văn, tiếng Việt, tập làm văn để làm cơ sở tiếp tục học lên lớp 11.
- Kĩ năng: hệ thống, khái quát, nắm kiến thức cơ bản.
- Có ý thức học tập để khắc sâu kiến thức đã học và tìm hiểu nâng cao lớp 11 trong thời gian nghỉ hè.
II- Chuẩn bị:
Phương tiện:sgk, sgv, giáo án
Thiết bị: không.
III- Tiến trình bài dạy:
 1- Tổ chức:
 Sĩ số 10
 10
 10
 2- Kiểm tra:
 3- Bài mới: 
 Hoạt động của T- H
 Nội dung kiến thức cơ bản
4- Củng cố:
5- Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 ki II 2.doc