Giáo án Tự chọn lớp 10 - Cách lập dàn ý và luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Cách lập dàn ý và luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H hiểu được:

- Cho học sinh biết cách lập dàn ý (bố cục )trước khi viết một bài văn thuyết minh.

- Luyện thêm cho học sinh về kĩ năng viết đoạn văn th/minh để từ đó viết tốt hơn một bài văn thuyết minh

B/.CHUẨN BỊ:

* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

* HS: SGK, k/thức về văn TM.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy

3.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2109Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Cách lập dàn ý và luyện tập viết đoạn văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2
Ngày dạy: 4/1/2010
CHUÛ ÑEÀ TÖÏ CHOÏN HKII
CÁCH LẬP DÀN Ý VÀ LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H hiểu được:
- Cho học sinh biết cách lập dàn ý (bố cục )trước khi viết một bài văn thuyết minh. 
- Luyện thêm cho học sinh về kĩ năng viết đoạn văn th/minh để từ đó viết tốt hơn một bài văn thuyết minh
B/.CHUẨN BỊ:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
* HS: SGK, k/thức về văn TM.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 
3.Giảng bài mới:
 * Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Trước khi lập dàn ý th/thường chúng ta phải tìm hiểu đề (xác định đề tài ).
Vậy theo em tại sao phải xác định đề tài trước khi lập dàn ý?
- Dàn ý một bài văn thuyết minh gồm có những phần nào? Yêu cầu của từng phần 
- Yêu cầu học sinh xác định và nêu ý kiến 
* GV gợi ý 
+ Mở bài em sẽ giới thiệu gì? Những phương diện nào?
+ Thân bài em sẽ trình bày những gì?
+ Kết bài làm gì?
- Một đoạn văn NL được coi là tốt cần phải đạt những yêu cầu nào? 
- Vậy một đoạn văn thuyết minh cần có cấu trúc như thế nào?
- GV yêu cầu học sinh viết một đoạn thuyết minh về cảnh đẹp của đất nước 
 GVgợi ý :
GVra thêm bài tập (có thể đọc một số đoạn hoặc bài văn mẫu 
I. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 
- Để biết đề tài yêu cầu về vấn đề gì và phạm vi trình bày. 
- Để lựa chọn lời văn phù hợp cho bài thuyết trình. 
Có 3 phần :
1) Mở bài 
 - Nêu được đề tài , vấn đề cần thuyết minh 
 - Lựa chọn lời văn phù hợp để thu hút sự chú ý của người đọc và để họ nhận ra kiểu văn bản đang thuyết minh 
 2) Thân bài 
 - Tìm ý ,chọn ý để cung cấp cho người đọc những tri thức mang tính khoa học , chuẩn xác và có thể xếp vào một hệ thống mạch lạc 
 - Sắp xếp ý :có thể có nhiều cách sắp xếp nhưng cần thiết phải tạo sự hấp dẫn, chặt chẽ, rõ ý đối với người đọc 
 3) Kết bài 
 - Tóm lược các ý vừa trình bày trong quan hệ với đề bài 
 - Tạo được những cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc * Cho đề tài thực hành 
TD: Giới thiệu một tác gia văn học (thuyết minh về Phạm Ngũ Lão )
Lập dàn ý :
a) Mở bài 
 Giới thiệu Phạm Ngũ Lão 
 + Thân thế 
 + Sự nghiệp 
 + Thời đại 
b) Thân bài 
- Tìm ý , chọn ý :
 + Xuất thân là một thường dân yêu nước 
 + Tình cờ gặp được Trần Hưng Đạo 
 + Làm gia khách và sau làm con rể của Trần Hưng Đạo 
 + Có nhiều công trạng ttrong kháng chiến chống quân Nguyên Mông 
 + Yêu thơ ca và thích đọc sách và sáng tác 
 + Tác giả của bài thơ “ Tỏ Lòng “(Thuật Hoài )nổi tiếng 
- Sắp xếp theo ý: có thể theo trật tự trên hoặc đảo ý nào đó lên trước cũng được, miễn sao phải có được câu chuyển ý phù hợp và lời văn liền mạch.
c) Kết bài :
- Khẳng định tài năng và cống hiến to lớn của Phạm ngũ Lão cho đất nước. 
- Nêu suy nghĩ riêng và có thể rút ra bài học và trách nhiệm và bổn phận của con người đối với tổ quốc 
II. Luyện tập viết đoạn văn TM:
1.Yêu cầu :
- Phải tập trung làm rõ một ý trung tâm, một chủ đề cốt lõi thống nhất và duy nhất.
- Có sự liên kết chặt chẽ logic với các đoạn đứng trước và sau nó.
- Cách diễn đạt phải sáng sủa, dễ hiểu, trong sáng 
- Giọng văn phải gợi cảm xúc hoặc là tha thiết hoặc là hùng hồn 
2.Cấu trúc :
- Phải có câu luận điểm (ý chính của đoạn văn )
- Các ý nhỏ (phụ) của đoạn văn đều phải hướng vào làm rõ các ý chính đó 
- Có thể sắp xếp các ý nhỏ theo trình tự thường không theo sự phản bác,chứng minh,để làm tăng tính hấp dẫn của đoạn văn 
- Có thể có câu chuyển tiếp cho đoạn văn sau đó 
TD: Hãy viết một đoạn văn thuyết minh thực cảnh đẹp của vịnh Hạ Long 
- Câu chủ đề :Cảnh tượng hùng vĩ nhất vịnh Hạ Long là cây cầu treo
- Các ý triển khai có thể như sau:
 + Hai cái trụ cao sừng sững vươn lên như chạm vào trời xanh 
 + Những sợi dây cáp đồ sộ với khoảng cách đều đặn giữ chặt những khối bê tông nặng cả tấn. 
 + Cây cầu cao ngang mái của toà nhà ba tầng 
 + Từ dưới vịnh nhìn lên, người và xe cộ nhỏ xíu như đàn kiến đang nối nhau qua cầu 
- Kết đoạn :
 + Đây là cây cầu treo lớn nhất Đông Nam á, thể hiện tay nghề, kĩ thuật, mĩ thuật độc đáo của thế kỉ XX
 + Góp phần tăng thêm vẻ đẹp bậc nhất thế giới của vịnh Hạ Long
4/. Củng cố và luyện tập:
- G có thể đọc một số đoạn, hoặc bài thyết minh. 
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
 - Thử xây dựng dàn ý và hành văn cho bài thuyết minh sau:
 Thuyết minh về một cảnh đẹp của Tây Ninh ( Núi Bà, Tòa Thánh Tây Ninh, Lồng Hồ Dầu Tiến,)
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 10(17).doc