Giáo án Tự chọn lớp 10 - Bài viết số 5

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Bài viết số 5

I- Mục tiêu cần đạt

1- Về kiến thức

- Ôn tập và củng cố các kiến thức về văn thuyết minh: phân tích đề, lập dàn ý, sử dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, giải thích trong văn thuyết minh.

2- Về kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết thành thạo văn thuyết minh, tạo sự lô gich hấp dẫn trong bài văn.

3- Về tư tưởng

- Có ý thức làm bài tự lập.

II- Đề bài

Câu 1: Nêu các hình thức kết cấu của bài văn thuyết minh? Tại sao một văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác?

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn lớp 10 - Bài viết số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài soạn
Tiết 62 + 63 BÀI VIẾT SỐ 5
	 (Bài làm ở nhà)
- Ngày soạn bài: 19.01.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức
- Ôn tập và củng cố các kiến thức về văn thuyết minh: phân tích đề, lập dàn ý, sử dụng các thao tác lập luận, so sánh, phân tích, giải thích trong văn thuyết minh.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết thành thạo văn thuyết minh, tạo sự lô gich hấp dẫn trong bài văn.
3- Về tư tưởng
- Có ý thức làm bài tự lập.
II- Đề bài
Câu 1: Nêu các hình thức kết cấu của bài văn thuyết minh? Tại sao một văn bản 	 thuyết minh cần có tính chuẩn xác?
Câu 2: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
III- Đáp án
Câu 1: 
- Về kiến thức: 
	+ HS cần nêu được các kết cấu của bài văn thuyết minh.
	+ Một văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác và hấp dẫn vì nếu không có hai yếu tố đó văn bản thuyết minh sẽ thiếu tính hấp dẫn, không có sức thuyết phục.
- Thang điểm: mỗi ý đúng 1 điểm.
Câu 2:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách trình bày một bài làm văn thuyết minh về một tác giả văn học.
- Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.
- Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức.
- Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1- Thuyết minh một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi.
=> Nguyễn Trãi là một nhà văn lớn của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới và cũng là người phải chịu nỗi oan khiên lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc
2- Đưa dẫn chứng một số tác phẩm thơ văn của Nguyễn Trãi vào bài viết.
3- Sử dụng kết hợp các hình thức kết cấu, tính chuẩn xác của văn thuyết minh vào bài viết.
* Thang điểm.
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên.
- Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
* HS VIẾT BÀI.
V- Tự rút kinh nghiệm
..
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 64 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
- Ngày soạn bài: 22.01.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
- Nắm được một cách khái quát nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng, quan hệ tiếp xúc, tiến trình phát triển của tiếng Việt và hệ thống chữ viết của tiếng Việt .
-Thấy rõ lịch sử phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của đất nước, của dân tộc.
- Kiến thức trọng tâm: 
	+ Sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt.
	+ Sử sụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.
	+ Vận dụng làm bài tập.
2- Về kĩ năng
- Vận dụng được những kiến thức đó vào việc nói viết có chuẩn mực và hiệu quả.
3- Về tư tưởng
- Bồi dưỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt - tài sản lâu đời và vô cùng qúy báu của dân tộc.
II- Phương pháp
	Phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn bản in giữa mục I và 1.
? Thế nào là tiếng Việt? 
+ HS trả lời.
? Lịch sử dày truyền thống về tiếng Việt ntn?
+ HS trả lời.
? Tiếng Việt trong thời kì dựng nước có đặc điểm như thế nào?
+ HS nêu đặc điểm.
- GV nhấn mạnh.
? Theo em, tiếng Việt có họ hàng với những ngôn ngữ nào??
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
+ Học sinh: So sánh tiếng Việt - Mường.
? Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Tại sao lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán?
+ Học sinh tìm hiểu các phương thức vay mượn tiếng Hán của tiếng Việt.
- GV nhấn mạnh.
? Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Đặc điểm của tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc?
- GV nhấn mạnh.
? Chữ Quốc ngữ ra đời có vai trò như thế nào?
- GV nhấn mạnh.
? Tiếng Việt từ sau Cách mạnh tháng Tám đến nay?
+ HS trả lời.
- GV nhấn mạnh.
? Phiên âm thuật ngữ KH chủ yếu?
- GV nhấn mạnh ý.
? Vay mượn thuật ngữ KHKT của tiếng nước nào?
- GV nhấn mạnh ý.
? Từ ngữ ngày nay có tính chất như thế nào?
? Tiếng Việt đã sử dụng những chữ viết nào?
- Chữ Hán?
- Chữ Nôm?
- Chữ Quốc ngữ?
I- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
- Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt - dân tộc đa số trong đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam .
- Là ngôn ngữ toàn dân, dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục, Tiếng Việt được các dân tộc anh em sử dụng như ngôn ngữ chung trong giao tiếp xã hội.
1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
a- Nguồn gốc tiếng Việt 
- Có nguồn gốc từ tiếng bản địa (Vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
- Nguồn gốc và tiến tình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt.
- Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
b- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
- Họ ngôn ngữ Nam Á được phân chia thành các dòng: 
+ Môn- Khmer (Nam Đông Dương và phụ cận Bắc Đông Dương) => là hai ngôn ngữ Môn và Khmer được lấy tên cho cách gọi chung vì hai ngôn ngữ này sớm có chữ viết.
+ Môn - Khmer được tách ra thành tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ), và cuối cùng tiếng Việt Mường lại được tách ra thành Tiếng Việt và Tiếng Mường. Ta so sánh:
 Việt Mường
 ngày ngài
 mưa mươ
 trong tlong
2- Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
- Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có quan hệ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác trong khu vực như tiếng Thái (ngữ âm và ngữ nghĩa)
- Ảnh hưởng sâu rộng nhất phải kể đến tiếng Hán. Có sự vay mượn và Việt hoá ngôn ngữ Hán về âm đọc, ý nghĩa
- Tiếng Việt và tiếng Hán không cùng nguòn gốc và không có quan hệ họ hàng. Nhưng trong quá trình tiếp xúc, tiếng Việt đã vay mượn rất từ ngữ Hán.
 + Vay mượn trọn vẹn từ ngữ Hán, chỉ Việt hoá âm đọc: tâm, tài, sắc, mệh, độc lập, tự do,.
+ Vay mượn một yếu tố, đảo vị trí các yếu tố, sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt, biến đổi nghĩa: bao gồm, sống động, thiên thanh -> trời xanh, hồng nhan -> má hồng, thủ đoạn có nghĩa xấu trong tiếng Việ,...
3- Tiếng Việt dưới thời kì dộc lập tự chủ
- Tiếng Việt thời kì này phát triển ngày càng tinh tế uyển chuyển.
- Ngôn ngữ - văn tự Hán được chủ động đẩy mạnh.
- Nhờ quá trình Việt hoá từ chữ Hán, chữ Nôm ra đời trên nền tự chủ, tự cường của dân tộc.
-Với chữ Nôm, tiếng Việt khẳng định được những ưu thế trong sáng tác văn chương (âm thanh, màu sắc, hình ảnh).
4- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
- Chữ Hán mất vị trí độc tôn, nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép
- Ngôn ngữ: ngoại giao, giáo dục, hành chính lúc này bằng tiếng Pháp.
- Chữ quốc ngữ ra đời, thông dụng và phát triển đã nhanh chóng tìm được thế đứng. Báo chí chữ quốc ngữ ra đời và phát triển mạnh mẽ từ những năm 30 thế kỉ XX.
- Ý thức xây dựng tiếng Việt được nâng lên rõ rệt (Danh từ khoa học 1942 -GS. Hoang Xuân Hãn).
- Tiếng Việt góp phần cổ vũ và tuyên truyền cách mạnh, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
- Tiếng Việt phong phú hơn về các thể loại, có khả năng đảm đương trách nhiệm trong giai đoạn mới.
5- Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
- Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia có đầy đủ chức năng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Phiên âm thuật ngữ KH của phương Tây (chủ yếu qua tiếng Pháp).
- Vay mượn thuật ngữ KH-KT qua tiếng TQ (đọc theo âm Hán-Việt).
- Đặt thuật ngữ thuần Việt
=> Nhìn chung tiếng Việt đã đạt đến tính chuẩn xác, tính hệ thống, giản tiện, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam .
II- CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT
- Chữ Hán: do ảnh hưởng hơn 1000 năm Bắc thuộc (phong kiến phương Bắc TQ)
- Chữ Nôm: khi ý thức tự chủ tự cường của dân tộc lên cao, đòi hỏi cần có một thứ chữ của dân tộc.
- Chữ quốc ngữ: do giáo sĩ phương Tây dùng con chữ La tinh ghi âm tiếng Việt (1651).
=> Chữ viết tiếng Việt ngày nay là cả một quá trình phát triển lâu dài của dân tộc theo chiều dài lịch sử xã hội Việt Nam.
III- LUYỆN TẬP
- Bài tập 1, 2, 3 SGK
Bước 4- Củng cố: (3’) HS cần nắm được nội dung bài giảng.
	- Lịch sử tiếng Việt trải qua các thời kì.
	- Tiếng Việt từ khi ra đời đến nay đã sử dụng những loại chữ nào?
Bước 5- Dặn dò: (1’) 
- Làm bài tập phần luyện tập.
-Soạn bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
V- Tự rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****o0o*****
Tên bài soạn
Tiết 65 HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
- Ngày soạn bài: 22.01.2010.
- Thực hiện ở các lớp: 10A3, 10A4.
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
10A3
10A4
I- Mục tiêu cần đạt
1- Về kiến thức: Giúp học sinh: 
- Kiến thức chung: giúp HS
+ Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của 1 tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử - Trần Quốc Tuấn.
- Kiến thức trọng tâm:
+ Tài năng và đức đọ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và hiểu được những bài học ông để lại cho đời sau.
+ Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật của tác giả.
2- Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận nhân vật văn học.
3- Về tư tưởng
- Qua nhân vật Trần Quốc Tuấn hình thành lí tưởng sống đúng đắn, đúng đạo lí truyền thống của dân tộc, rút ra được những bài học quý giá cho bản thân.
II- Phương pháp
	Đọc – hiểu. Phân tích, phát vấn, đàm thoại, kết hợp nêu vấn đề để tổng hợp kiến thức.
III- Đồ dùng dạy học
	SGK, SGV, Giáo án.
IV- Tiến trình bài dạy
Bước 1- Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số.
Bước 2- Kiểm tra bài cũ: Không.
Bước 3- Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Trình tự và nội dung kiến thức cần đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 10 CB tiet 6264.doc