Giáo án Tin học 11 - Mạng máy tính

Giáo án Tin học 11 - Mạng máy tính

I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết khái niệm mạng máy tính

- Biết được các loại phương tiện truyền thông

- Biết được các kiểu bố trí các máy tính trong mạng

- Biết được khái niệm giao thức

- Hiểu được cách phân loại mạng

- Hiểu được các mô hình mạng

2. Kĩ năng

- Phân biệt được các mạng LAN và WAN

- Phân biệt được các mạng không day và có dây; các thiết bị kết nối

- Phân biệt được mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2271Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Mạng máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ............	 
 TỔ BỘ MÔN TIN HỌC
GIÁO ÁN
---------------o00---------------
Người soạn	: 	 Phạm Đức Trung
Lớp	: 	10
Tiết :	 57, 58
 Tên bài : Bài 20: Mạng máy tính
________________________________________
I . Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Biết khái niệm mạng máy tính
- Biết được các loại phương tiện truyền thông
- Biết được các kiểu bố trí các máy tính trong mạng
- Biết được khái niệm giao thức
- Hiểu được cách phân loại mạng
- Hiểu được các mô hình mạng
2. Kĩ năng
- Phân biệt được các mạng LAN và WAN
- Phân biệt được các mạng không day và có dây; các thiết bị kết nối
- Phân biệt được mô hình ngang hàng và mô hình khách chủ
II. Đồ dùng dạy học
-GV: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
-HS:
III. Hoạt động dạy và học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Nội dung chính
T/g
Nội dung chính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính bao gồm 3 phần:
Các máy tính 
Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau
Phần mềm cho phép thực hiện giao tiếp giữa các máy tính 
Kết nối nhằm:
Sao chép lượng dữ liệu với dung lướng lớn từ máy này sang máy khác. 
Nhiều máy tính có thể dùng chung dữ liệu, thiết bị, phần mềm hoặc tài nguyên đắt tiền. 
Phương tiện và giao thức truyền thông của máy tính:
a. Phương tiện truyền thông
Kết nối có dây:
- Cáp truyền thông có: cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang
(hình 83)
- Để tham gia vào mạng máy tính cần có: vỉ mạng được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm(H. 84)
Kiểu bố trí các máy tính trong mạng
Kiểu đường thẳng (h.86.a)
Kiểu vòng (h.86.b)
Kiểu hình sao (h.86.c)
Kết nối không dây:
Để tổ chức một mạng máy tính không dây đơn giản cần:
WAP(wireless access point): điểm truy cập không dây
Vỉ mạng không dây (wireless network)
Bộ định tuyến không dây (h.87)
Các yếu tố ảnh hưởng khi thiết kế mạng:
Số lượng máy tính tham gia mạng
Tốc độ truyền thông trong mạng
Địa điểm lắp đặt mạng
Khả năng tài chính
b. Giao thức (protocol):
Định nghĩa giao thức truyền thông:
Là bộ các quy tắc phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa các thiết bị nhận bà truyền giữ liệu. 
Phân loại mạng máy tính 
Các cách phân loại:
Cách 1: Phân loại theo góc độ phân bố địa lí:
Mạng cục bộ
Mạng diện rộng
(WAN- wide area network)
(h.89)
Mạng toàn cầu
Cách 2:
Phân loại theo môi trường truyền thông 
Cách 3:
Phân loại theo chức năng
- Là mạng ngang hàng và mạng khách chủ
4. Các mô hình mạng
a. Mô hình ngang hàng:
(Peer- to peer)
(H.90)
Ưu điểm: xây dựng và bảo trì đơn giản
Nhược điểm: Mô hình này chế độ bảo mật kém thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ.
b. Mô hình khách chủ 
(Client- Server)
Máy chủ: (h.91)
Máy khách: (h.91)
GV: Trong lớp chúng ta có ai đi chat không? Các em đi chat làm gì?
GV: Máy tính ra đời và ngày càng làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu trao đổi thông tin và xử lí thông tin cũng tăng dần. Việc trao đổi thông tin hay việc đi chat của các em đó là nhờ các máy tinh được nối mạng với nhau.
Vậy mạng máy tính là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 
GV: Qua những thông tin đã đưa ra ở trên các em có thể hiểu gì về mạng máy tính ?
GV: Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối theo một phương thức nào đó sao cho có thể trao đổi dữ liệu với nhau và dùng chung thiết bị.
GV: Việc kết nối các máy tính thành mạng là cần thiết để giải quyết các vấn đề:
Ví dụ: Khi chúng ta có 1 USB với dung lượng 128 MB. Nhưng chúng ta cần copy một lượng trên 128. Lúc này chỉ cần nối mạng là chúng ta có thể sao chép mà không cần dùng đến USB là nối mạng. 
Khi ra mạng các em cần in một văn bản hay một hình ảnhnhưng trong phòng chat đó chỉ có một máy in thì các em có ngồi tại máy và in đựoc không? Hay các em thấy mỗi máy in có một máy in?
GV: Chỉ có một máy in nhưng các em ngồi tại chỗ máy của mình vẫn có thể in được là nhờ nối mạng. Máy in rất đắt tiền nên không thể mua mỗi máy tính là một máy in được. 
Không chỉ riêng máy in mà các máy đắt tiền khác như: bộ xử lí tốc độ cao, đĩa cứng dung lượng lớn
GV: Các em có hay nghe các câu gì liên quan đến từ mạng nữa không?
GV: Đúng như thế. Như vậy ngoài máy tính để bàn còn các thiết bị khác như: điện thoại di động, máy tính xách tay, tivi
Và ở đây chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến máy tính vì đó là thực thể quan trọng nhất.
GV: Có phải chỉ cần nhiều máy tính là chúng ta có thể nối mạng được không?
GV: Để tạo thành mạng, các máy tính trong mạng phải có khă năng kết nối vật lí với nhau và tuân theo các quy tắc truyền thông thống nhất để giao tiếp được với nhau.
Vậy: phương tiện và giao thức truyền thông của mạng máy tính là gì?
 GV: Các em hãy cho tôi biết điện thoại cố định và điện thoại di động khác nhau chỗ nào?
GV: Cái khác nhau rõ dệt nhất là có dây và không có dây. 
Và do đó cũng là lí do để phân loại phương tiện truyền thông để kết nối các máy tính trong mạng gồm 2 loại:
kết nối có dây
kết nối không dây
Các em hãy quan sát hình 83 trang 135 sgk.
GV: Giải thích thêm:
Hub: Là bộ tập trung. Đó là thiết bị kết nối dùng trong mạng LAN có chức năng sao chép tín hiệu đến đến từ một cổng ra tất cả các cổng còn lại. 
GV: Để tham gia vào mạng máy tính cần có:vỉ mạng được nối với cáp mạng nhờ giắc cắm. 
GV: Khi các em đi chat các em quan sát thấy các máy được đặt ở vị trí như thế nào?
GV: Có nhiều kiểu bố trí các máy tính trong mạng trong đó có các cách bố trí cơ bản: 
Kiểu đường thẳng
Kiểu vòng
Kiểu hình sao
GV: Điện thoại di động ngoài lợi ích là không có dây tiện cho việc sử dụng. Qua đây ta thấy rõ được lợi ích của việc sử dụng mạng không dây:
Có khả năng thực hiện các kết nối ở mọi nơi, mọi thời điểm mà không cần sử dụng các thiết bị kết nối cồng kềnh, phức tạp như mạng có dây. 
Phương tiện truyền thông có thể là: sóng radio, bức xạ hồng ngoại hay các sóng truyền qua vệ tinh
GV: Trong tương lai nhờ những ưu điểm lớn của mạng không dây mà nó sẽ được phát triển nhanh và được sử dụng trên phạm vi lớn.. 
GV: Để tổ chức một mạng máy tính không dây đơn giản cần:
WAP: là thiết bị có khả năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với mạng có dây. 
Mỗi máy tính tham gia vào mạng không dây đều phải có vỉ mạng không dây. 
GV: Người ta dùng bộ định tuyến không dây (wireless Router): ngoài chức năng như điểm truy cập không dây nó còn có chức năng định tuyến đường truyền. 
GV: Khi ta thiết kế mạng : việc lựa chon dạng kết nối và kiểu bố trí máy tính trong mạng phụ thuộc vào điều kiện thực tế và mục đích sử dụng. Có thể kể đến các yếu tố:
Số lượng máy tham gia
Tốc độ truyền thông trong mạng
Điểm lắp đặt máy
Khă năng tài chính
GV: Thực tế mạng được thiết kế theo kiểu hỗn hợp là chủ yếu. 
GV: Khi giao tiếp với người nước ngoài. Nếu các em chưa biết gì về ngôn ngữ của họ cũng như họ chưa biết gì về ngôn ngữ của mình thì bằng cách nào để ta có thể giúp họ hiểu một số việc đơn giản như: chỉ đường..?
GV: Có thể qua hành động: đó cũng là 1 loại ngôn ngữ mà ta gọi là ngôn ngữ câm. 2 người có thể hiểu nhau thông qua ngôn ngữ này.
Tuy nhiên cũng có một cách khác nữa là chúng ta có thể biết một chút về ngôn ngữ của họ.
Cũng như vậy các máy tính trong mạng giao tiếp được với nhau chúng phải sử dụng cùng giao thức như là ngôn ngữ giao thức chung của mạng.
Vậy giao thức truyền thông là gì?
GV: Các máy tính trong mạng phải sử dụng cùng một giao thức trong đó giao thức truyền thông phổ biến hiện nay và được dùng trong internet là giao thức TCP/IP.
GV: Các máy tính có thể kết nối với nhau khi ở gần nhau hay xa nhau?
GV: Các máy tính có thể nối với nhau ở gần hoặc xa, đây cũng là một trong những mục tiêu để chúng ta có thể phân loại mạng. 
Có nhiều tiêu chí để phân loại mạng, trong đó có 3 tiêu chí cơ bản:
Cách 1: Cơ bản nhất.
GV: Mạng cục bộ: kết nối các máy tính ở gần nhau. Ví dụ: các máy tính trong phòng học, trường học, 1 toà nhà.
- Mạng diện rộng: là mạng kết nối những máy tính ở cách xa nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường liên kết các mạng cục bộ
Gv: Việc phân loại theo môi trường truyền thông: mạng có dây và mạng không dây. Ta sẽ được học kĩ hơn ở phần sau. 
Gv: Việc phân loại theo chức năng : bao gồm: mạng ngang hàng và mạng khách chủ.
Ta sẽ đi vào làm rõ cách thứ 3
Xét theo chức năng của các máy tính trong mạng có thể phân mạng thành 2 mô hình chủ yếu: là mạng ngang hàng và mạng khách chủ
Gv: Ngang hàng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản là tất cả đều bình đẳng như nhau. Các máy đều có thể sử dụng chung tài nguyên của máy khác và ngược lại. 
Gv: Khi các máy sử dụng chung tài nguyên với nhau điều này sẽ dẫn đến điều gì thuận lợi và không thuận lợi?
Gv:
Ưu điểm: Xây dựng và bảo trì đơn giản
Nhược điểm: Mô hình này chế độ bảo mật kém thích hợp với các mạng có quy mô nhỏ.
GV: Khi các em đi chát xong thì chủ quán tính tiền cho các em bằng cách nào(với những quán chat không ghi thời gian cho các em bằng những tờ giấy nhỏ) họ sẽ tính bằng cách nào cho các em?
Gv: Việc tính tiền được thông qua một máy gọi là máy chủ. Máy này sẽ quản lí thời gian cũng như đảm nhận việc tính tiền cho các em. 
Hoặc một ví dụ khác như máy của cô đang sử dụng là máy chủ và máy các em đang sử dụng là máy khách. 
Vậy máy chủ là gì?máy khách là gì? Ta sẽ tìm hiểu tiếp phần b.
 Gv: Ở mô hình mày một máy sẽ được chọn để đảm nhận việc quản lí và cung cấp tài nguyên gọi là máy chủ (server).
Các máy khác sử dụng tài nguyên này gọi là máy khách(Client) 
 Gv: 
So sánh giữa máy chủ và máy khách:
Máy chủ
Máy khách
- Mạng có quy mô nhỏ
- Bảo mật kém
- Mạng có quy mô trung bình và lớn
- Bảo mật tốt
HS: Chat để nói chuyện với nhau, trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh nhất. Nói chuyện với những người ở xa.
HS: Mạng máy tính gồm các máy kết nối lại với nhau để trao đổi thông tin với nhau.
HS:Cả phòng chỉ có một máy in nhưng nếu ngồi tại chỗ vẫn in được.
HS: Mạng mobile phone hoặc mạng vina phone
HS: Không phải có nhiểu máy là chúng ta có thể nối mạng đựơc. 
HS: Điện thoại cố định có dây thì không đem đi theo bên mình được
Điện thoại di động thì không có dây và di chuyển đựơc đến mọi nơi mọi lúc.
HS: Các máy được bố trí theo một đường thẳng, máy này so le máy kia. 
- Chú ý nghe giảng và ghi chép
HS:Có thể dùng hành động để chỉ cho họ
HS: Đọc sách giáo khoa phần in nghiêng.
HS: Các máy tính có thể kết nối với nhau khi ở gần và xa nhau. 
Hs: 
Thuận lợi:
+ Máy này có thể sử dụng thông tin của nhau nên việc chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác là không có.
+ Việc xây dựng đơn giản.
Nhược điểm: 
+ Máy này sẽ biết mọi thông tin của máy kia và như vậy không có bí mật hay những thông tin quan trọng sẽ bị lộ. 
Hs: Mở máy và xem thời gian và giá tiền ghi trên máy. 
-Chú ý nghe giảng và ghi chép
IV Củng cố:
Các câu hỏi củng cố kiến thức
Câu 1: Mạng máy tính là gì?
Câu 2: Các em hãy cho biết môt trường truyền thông bao gồm những loại nào?
Câu 3: Người ta thường phân loại máy tính thưo cách nào?
V. Nhiệm vụ về nhà:
- Học bài cũ, xem trước bài mới
- Hãy trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 140. 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 20 Mạng m£y t■nh(sgk 10).doc