Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Võ Thị Tuyết Nga

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Võ Thị Tuyết Nga

GV: Các em hãy nhìn vào tranh vẽ. đây là tranh vẽ các giai đoạn sinh trưởng của con người từ khi sinh ra cho đến giai đoạn trưởng thành. Qua các hình vẽ này các em có nhận xét gì về kích thước và khối lượng của trẻ mới sinh so với người trưởng thành?

HS: Kích thước và khối lượng của trẻ mới sinh thì nhỏ hơn người trưởng thành.

GV: Như vậy trẻ mới sinh phải có một quá trình lớn lên, tăng về kích thước và khối lượng thì mới đạt kích thước của người trưởng thành. Quá trình đó người ta gọi là quá trình sinh trưởng. qua đây em nào có thể cho cô biết sinh trưởng là gì?

HS: Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước cũng như khối lượng của cơ thể động vật theo thời gian.

GV: Khẳng định lại câu trả lời đúng và ghi bảng

 

doc 6 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 1496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Võ Thị Tuyết Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN
GVHDTTSP: Hoàng Thị Như Lan
SVTTSP: Võ Thị Tuyết Nga
Bộ môn: Sinh học 
Lớp: 11
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết chương trình : 39
Ngày dạy: 19/2/2009
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
 1. Kiến thức:
 Ø Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật.
 Ø Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
 Ø Liệt kê được các giai đoạn phát triển của động vật.
 Ø phân biệt được phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái; biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.
 2. Kỹ năng:
Kỹ năng ứng dụng các kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào trong đời sống và sản xuất chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 3. Thái độ: 
 Ø Có thái độ yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
 Ø Có thế giới quan khoa học khi giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
II. Phương pháp:
Hỏi đáp - tìm tòi có sử dụng phương tiện trực quan.
III. Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình 37.1, 37.2 SGK sinh học 11 nâng cao.
IV. Tiến trình tiết học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Mở bài:
Ở các bài trước các em đã được tìm hiểu thế nào là sinh trưởng, phát triển ở thực vật? những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật? vậy còn sinh trưởng và phát triển ở thực vật thì sao? Để biết được điều đó hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu qua phần “B. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”
Bài hôm nay chúng ta sẽ học là bài 37: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: Các em hãy nhìn vào tranh vẽ. đây là tranh vẽ các giai đoạn sinh trưởng của con người từ khi sinh ra cho đến giai đoạn trưởng thành. Qua các hình vẽ này các em có nhận xét gì về kích thước và khối lượng của trẻ mới sinh so với người trưởng thành?
HS: Kích thước và khối lượng của trẻ mới sinh thì nhỏ hơn người trưởng thành.
GV: Như vậy trẻ mới sinh phải có một quá trình lớn lên, tăng về kích thước và khối lượng thì mới đạt kích thước của người trưởng thành. Quá trình đó người ta gọi là quá trình sinh trưởng. qua đây em nào có thể cho cô biết sinh trưởng là gì?
HS: Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước cũng như khối lượng của cơ thể động vật theo thời gian.
GV: Khẳng định lại câu trả lời đúng và ghi bảng
GV: Sự gia tăng về kích thước, khối lượng ở đây diễn ra ở các cấp độ từ tế bào, mô, cơ quan đến toàn bộ cơ thể. VD: tim người: khi mới hình thành chỉ bằng hạt đậu nhưng đến giai đoạn trưởng thành to bằng nắm tay
GV: Nói rõ cơ sở của sự sinh trưởng là sự tích luỹ và tổng hợp các chất làm tăng kích thước tế bào, sự phân bào làm tăng số lượng tế bào, làm cho kích thước mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể lớn lên.
GV: Đưa ra ví dụ: ở người
Đầu thai nhi 2-3 tháng: dài = ½ cơ thể
 5 tháng: dài = 1/3 cơ thể
 Khi sinh: dài = ¼ cơ thể
 16 – 18 tuổi: dài = 1/7 cơ thể
Giải thích: chiều dài đầu do các xương ở đầu như: xương hộp sọ,  còn chiều dài thân do các xương như: xương chi dưới, xương cột sống,  quy định.
Qua vd trên các em có nhận xét gì về tốc độ sinh trưởng của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể và tốc độ sinh trưởng của cùng một mô nhưng ở các giai đoạn khác nhau?
HS: 
 - Tốc độ của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau.
- tốc độ sinh trưởng của cùng một cơ quan nhưng ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau.
GV: Nhắc lại câu trả lời đúng và ghi lên bảng.
GV: Như vậy là chúng ta đã biết thế nào là sinh trưởng ở động vật. thế còn phát triển thì sao? Chúng ta sẽ qua phần 2. để biết được điều đó.
GV: Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ các giai đoạn phát triển ở người từ hợp tử đến trưởng thành. Giải thích cho HS: từ hợp tử cho đến giai đoạn phôi vị thì chưa có một cơ quan, bộ phận nào cả. nhưng đến giai đoạn thai thì các cơ quan của cơ thể bắt đầu xuất hiện và đứa trẻ khi sinh ra thì đã có đầy đủ các cơ quan bộ phận giống như người trưởng thành. Như vậy ở đây có sự biến đổi về hình thái.
Tuy đứa trẻ mới sinh có đầy đủ các cơ quan, bộ phận giống như người trưởng thành nhưng đứa trẻ đó có khả năng sinh sản như người trưởng thành không? Chắc chắn là không rồi. Như vậy ở đây cũng có sự biến đổi về sinh lý.
Vậy: qua đây em nào có thể cho cô biết phát triển là gì?
HS: Phát triển là sự biến đổi về hình thái, sinh lí từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
GV: Nhắc lại khái niệm đúng và ghi bảng.
GV: Như vậy là chúng ta đã biết thế nào là sinh trưởng, phát triển. Vậy thì theo các em: trong chu trình sống của một động vật nào đó thì sinh trưởng và phát triển có tách rời nhau được không?
HS: Không.
GV: Vậy thì theo em chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
HS: Sinh trưởng và phát triển luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống.
GV: Sự liên quan mật thiết và đan xen lẫn nhau thể hiện ở những điểm nào?
HS: Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và phát triển làm thay đổi tốc độ sinh trưởng.
GV: Vậy thì em nào có thể lấy cho cô 1 ví dụ chứng tỏ rằng sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và phát triển làm thay đổi tốc độ sinh trưởng nào?
HS: VD: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải lớn đạt kích thước nào đó mới biến thành ếch, cơ thể ếch phải đạt kích thước nào đấy mới có thể phát dục sinh sản, ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục lớn rất nhanh, đến tuổi sau phát dục tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại.
GV: Có thể lấy thêm ví dụ ở người, sau đó ghi nội dung mối quan hệ lên bảng.
GV: Tại sao lại nói là luôn liên quan đến môi trường sống?
HS: Bởi vì trong các môi trường sống khác nhau thì sinh trưởng và phát triển sẽ diễn ra theo cá hướng khác nhau. Vd: nòng nọc sống trong môi trường nước nên phải phát triển đuôi và chân nhỏ có màng bơi để thích hợp với việc bơi trong nước, còn ếch sống trên cạn nên phải có 4 chân khỏe để đi lại trên cạn.
GV: theo các em thì sinh trưởng tối đa của cơ thể đạt được ở giai đoạn nào? Tại sao?
HS: ở tuổi trưởng thành. Vì sau giai đoạn trưởng thành thì kích thước cũng như khối lượng của cơ thể hầu như không tăng nữa.
GV: Em nào có thể cho cô vài ví dụ về kích thước tôi đa của cơ thể nào?
HS: VD: Thạch sùng dài khoảng 10cm; trăn dài tới 10m; gà ri đạt khối lượng 1,5 kg, gà hồ đạt khối lượng 3 - 4 kg
GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh trong sgk.
GV: Thông báo: Người ta phân biệt 2 giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
GV: Yêu cầu HS kẻ bảng và điền đầy đủ thông tin vào bảng sau:
GV: Theo các em giai đoạn hậu phôi được tính từ khi nào?
HS: Từ khi con non được sinh ra cho đến khi già, chết.
GV: Dựa vào sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành, người ta phân biệt mấy kiểu phát triển? đó là những kiểu nào?
HS: 2 kiểu: phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.
GV: Đưa ra ví dụ: ở người: khi mới sinh có hình dạng, cấu tạo giống hệt con trưởng thành, chỉ khác về kích thước. quá trình phát triển như vậy người ta gọi là phát triển không qua biến thái.
Qua ví dụ trên em nào có thể cho cô biết thế nào là phát triển không qua biến thái?
HS: Là quá trình phát triển trong đó con non đã có cấu tạo giống con trưởng thành
GV: Hoàn chỉnh khái niệm và viết lên bảng.
GV: em nào có thể cho cô một số đại diện về phát triển không qua biến thái nào?
HS: Đa số ĐVCXS (người, chó, gà, lợn, mèo,) và một số ĐVKXS.
GV: Thông báo: phát triển qua biến thái có 2 kiểu, đó là: phát triển qua biến thái không hoàn toàn và phát triển qua biến thái hoàn toàn.
GV: Yêu cầu HS kẻ bảng như sau:
GV: Yêu cầu HS nhìn tranh vẽ biến thái hoàn toàn ở bướm, ếch nhái và biến thái không hoàn toàn ở châu chấu và giải thích để HS hiểu về các kiêu biến thái đó và yêu cầu HS hoàn thành bảng.
I. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
1. Khái niệm về sinh trưởng
- Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước cũng như khối lượng của cơ thể động vật theo thời gian.
- Tốc độ của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau.
- tốc độ sinh trưởng của cùng một cơ quan nhưng ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau.
 2. Khái niệm về phát triển:
- Phát triển là sự biến đổi về hình thái, sinh lí từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.
- Phát triển bao gồm 3 quá trình lien quan mật thiết với nhau: sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng và phát triển luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống.
+ Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển 
+ Phát triển làm thay đổi tốc độ sinh trưởng.
- Người ta phân biệt 2 giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
a. Giai đoạn phôi:
Các giai đoạn
Đặc điểm
Phân cắt trứng
Htử phân chia tạo phôi gồm nhiều tế bào giống nhau
phôi nang
Phôi gồm lớp tb khác nhau bao lấy xoang trung tâm
Phôi vị
Phôi gồm 2-3 lá phôi có nhiều tb khác nhau
Mầm cơ quan
Phôi gồm nhiều tb biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm các cơ quan 
b. Giai đoạn hậu phôi:
- Được tính từ khi con non mới được sinh ra cho đến khi già, chết.
- Người ta phân biệt 2 kiểu phát triển: Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.
II. Phát triển không qua biến thái
- Là quá trình phát triển trong đó con non đã có cấu tạo giống con trưởng thành, chỉ khác nhau về kích thước.
- VD: Người, chó, gà, lợn, mèo,
III. Phát triển qua biến thái
Đặc điểm so sánh
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Đại diện
Cào cào, châu chấu, ve sầu, có ấu trùng giống con trưởng thành. Có tác dụng của hoocmon lột xác juvenin
+Êch nhái: trứngànòng nọcàếch. Có tác dụng của hoocmon tuyến giáp tiroxin.
+Sâu bọ: Sâu (dòi)ànhộng
àbướm. có tác dụng của hoocmon biến thái ecđixon
Đặc điểm
Ấu trùng giống con trưởng thành, để trở thành con trưởng thành phải trải qua nhiều lần lột xác
Ấu trùng khác con trưởng thành, để trở thành con trưởng thành phải trải qua nhiều làn lột xác, biến đổi về cấu tạo và chức năng.
 3. Củng cố bài: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 37 in - sh11 nc.doc