Giáo án Sinh học 11 - Tiết 1 đến tiết 33

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 1 đến tiết 33

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng

a.Kiến thức

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.

- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.

b.Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

NỘI DUNG TÍCH HỢP

- Ô nhiễm môi trường đất và nước gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và khoáng của thực vật.

- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.

- Chăm sóc tưới nước bón phân hợp lý.

c.Thái độ: Hứng thú học

 

doc 185 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 996Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 1 đến tiết 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 1
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước.
b.Kĩ năng
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
NỘI DUNG TÍCH HỢP
- Ô nhiễm môi trường đất và nước gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và khoáng của thực vật.
- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.
- Chăm sóc tưới nước bón phân hợp lý.
c.Thái độ: Hứng thú học
 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trung thực
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1.Bảng mô tả cấp độ nhận thức
2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
I. 
Rễ cơ quan hấp thụ nước, chất khoang
Mô tả hình thái rễ thích nghi với chức năng
Cây nhà A sau cơn mưa bị héo? Ehãy giải thích A hiểu
Nhận định sau đúng hay sai: trồng cây trong chậu chậm lớn hơn cây ngoài vườn
Đề xuât biện pháp kĩ thuật cung cấp đủ nước và ion khoáng cho rễ cây?
II. Cơ chế hấp thụ nước, ion khoáng
Phận biệt cơ chế hấp thu nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ
Quan sát hình vẽ H1.3 SGK hãy nhận xét sự di chuyển dòng nước và ion khoáng
III. ảnh hưởng môi trường đến hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ
Kể tên các nhân tố ngoại cảnh ngăn cản sự hình thành đến lông hút rễ
Giải thích sự ảnh hưởng MT với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ
Đát phải có nồng độ chất tan bé hơn TB rễ nước mới vào rễ. Một số chất tan đi từ đất vào rễ vì có nồng độ cao hơn rễ. Tại sao?
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
-PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
-Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- Bài cũ: báo cáo kết qủa dự án
1. Hoạt động khởi động
a.Mục tiêu:
 -Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
-Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b.Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ
c.Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d.Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu Rễ là cơ quan hấp thụ nước
a.Mục tiêu: Tìm hiểu Rễ là cơ quan hấp thụ nước
b.Nội dung: Vẽ hình thái rễ cây và chú thích
c.Sản phẩm: Hình vẽ và nội dung trọng tâm ghi vở
d.Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
-Thành lập nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
TT1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 1.1 hãy mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?
TT2: HS quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → KL.
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, kết hợp hình 1.1 trả lời câu hỏi:
- Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ntn?.
- Tế bào lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và khoáng ntn?
TT5: HS nghiên cứu mục 2, quan sát hình 1.1 → trả lời câu hỏi.
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Gv bổ sung tích hợp GDMT:
- Ô nhiễm môi trường đất và nước gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và khoáng của thực vật.
- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.
- Chăm sóc tưới nước bón phân hợp lý.
I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước:
1. Hình thái của hệ rễ:
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
- Rễ đâm sâu, lan rộng và sinh trưởng liên tục hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với đất giúp cây hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng.
- Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, có áp suất thẩm thấu lớn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.
a.Mục tiêu: Tìm hiểu Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.
b.Nội dung: Vẽ hình 2 con đường xâm nhập của nước và ion khoáng ở rễ
c.Sản phẩm: Sơ đồ 2 con đường xâm nhập của nước và ion khoáng ở rễ. Nội dung trọng tâm ghi vở
d.Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
TT1: GV yêu cầu HS dự đoán sự biến đổi của tế bào khi cho vào 3 cốc đựng 3 dd có nồng độ ưu trương, nhược trương và đẳng trương → cho biết: 
- Nước được hấp thụ từ đất vào rễ theo cơ chế nào? Giải thích?
- Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút ntn?
- Hấp thụ động khác hấp chủ động ở điểm nào?
TT2: HS quan sát → trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT4: GV cho HS quan sát hình 1.3 SGK yêu cầu HS: 
- Ghi tên các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng vào vị trí có dấu “?” trong sơ đồ.
- Vì sao nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo một chiều?
TT5: HS quan sát hình → trả lời câu hỏi.
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ
TT1: GV cho HS đọc mục III, trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng của rễ ntn?
- Cho ví dụ.
TT2: HS nghiên cứu mục III → trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
II. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
a. Hấp thụ nước:
- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi trường nhược trương vào dd ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
b. Hấp thụ muối khoáng.
- Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
 + Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
 + Chủ động: Di chuyển ngược chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
2. Dòng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
- Theo 2 con đường:
 + Từ lông hút → khoảng gian bào → mạch gỗ.
 + Từ lông hút → tế bào sống → mạch gỗ
3. Hoạt động Luyện tập
Mục đích: 
-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Trả lời các câu hỏi sau
- So sánh sự khác biệt trong sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh? Giải thích?
- Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và các muối khoáng? Làm thế nào để cây có thể hấp thụ nước và các muối khoáng thuận lợi nhất?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
4. Hoạt động vận dụng
Mục đích:
-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Tìm mối liên hệ giữa bón phân hóa học với sự mất nước của cây?
-Tìm mối liên hệ khi cây gập nước và hiện tượng héo?
-3 chất tan trong đất 0,01 NACL, 0,02CACO3, 0,03Mg(No3). Trong lông hút TB có nồng độ: 0,03- 0,03- 0,02. Theo công thức tính ASTT của TB cao hơn đất nên nước di chuyển vào rễ . Hỏi chất Mg (NO3) 0,03 đất cao hơn trong rễ sẽ di chuyển như thế nào?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
-Chất sẽ đi vào rễ theo chiều nồng độ
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
5. Hoạt động mở rộng
*Mục đích:
-Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng KT, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài KT đã học trong trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
*Nội dung:
-Tìm biện pháp chống rét cho cây lúa. Tại sao mùa đông rét cây mạ bị chết?
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 2
Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức, kĩ năng
a.Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển.
- Thành phần của dịch vận chuyển.
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
b.Kĩ năng
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
NỘI DUNG TÍCH HỢP
Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh ( không chặt phá bẻ cành, ngắt ngọn) làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật chất trong cây, mất mỹ quan, cây dễ bị nhiễm nấm và sâu bệnh.
c.Thái độ: Hứng thú học
 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trung thực
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhậ ... ác mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
	d/ Vì thành mạch dày lên, tính ddanf hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
c. Sản phẩm: Hoàn thành PHT
d.Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Làm việc cả lớp 
-Xác định nhiệm vụ từng nhóm
-Thành lập nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+Phân công vị trí ngồi của nhóm
+Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+Báo cáo kết qủa
+Đánh giá, điều chỉnh
Đáp án
Câu 1: a/ 6CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6H2O
	d/ Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 2: d/ Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
Câu 3: d/ Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (CO2 và nước).
Câu 4: c/ Ở chất nền.	
Câu 5: c/ Sống ở vùng nhiệt đới.	
Câu 6: c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.	
Câu 7:7 d/ Lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 8: d/ Ở tilacôit.	
Câu 9: c/ Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 10: b/ Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C11: d/ enzim cácbôxi hoá
Câu 12: a/ Tiêu hoá nội bào à Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá ngoại bào.
Câu 13: a/ Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
Câu 14: b/ Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
Câu 15: b/ Làm tăng bề mặt hấp thụ.
Câu 16: c/ Ngựa, thỏ, chuột.	
Câu 17: a/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
Câu 18: d/ Hô hấp bằng mang.
Câu 19: a/ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 20b/ Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
Câu 21: d/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang
Câu 22: a/ Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
Câu 23: d/ Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào màu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 24: b/ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 25: b/ Tim à Động Mạch à Mao mạch à Tĩnh mạch à Tim.
Câu 26: a/ Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
Câu 27b/ 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
Câu 28: b/ Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 33:
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Kiến thức.
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong kiến thức về sinh trưởng và phát triển , chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật và thực vật. 
 - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
 2. Kỹ năng.
 Kĩ năng làm bài thi tự luận và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 3. Thái độ.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT; 
- Tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
4. Định hướng năng lực:
- NL nhận thức sinh học- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Hình thức kiểm tra: TNKQ + Tự luận. (Tỉ lệ: 70 % trăc nghiệm, 30% tự luận)
III.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chuyển hóa vật chất và NL ở ĐV
-Trình bày đặc điểm tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và CBNM
-Nêu qui luật hoạt động tim
-Khi huyết áp giảm đột ngột thì HH sẽ ntn?
-Vì sao công nhân làm việc trong các hầm than thường bị ngạt thở?
Số câu: 12 TN + 1/2 TL
Số điểm: 4,0 
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 10 TN + 1/2 TL
Số điểm: 3,5
Tỷ lệ: 35%
Số câu: 2TN
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Cảm ứng động vật
-Trình bày các hình thức cảm ứng ĐV
-Nhận biết điện thế hoạt động, nghỉ
-Giải thích chiều hướng tiến hóa HTK
-Cơ chế các phản xạ
Vai trò chất trung gian hóa học trong truyền tin xinap
- - Tác dụng thuốc giảm đau
Số câu: 8 TN + 1/2 TL
Số điểm: 4,0
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 4TN
Số điểm: 1,0
Tỷ lệ: 10%
 Số câu: 3 TN
Số điểm: 0,75
Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 1TN
Số điểm: 0,25
Tỷ lệ: 2,5%
 Số câu: 1/2TL
Số điểm: 2,0
Tỷ lệ: 20%
Cảm ứng thực vật
-So sánh hướng động, ứng động
-Phân biệt ứng động sinh trưởng và không sinh trưởng
-Vì sao cây lại vươn về phía ánh sáng
-Chỉ ra các ví dụ về HĐ/Ứ Đ
-Vai trò HĐ/ Ứ Đ
Số câu: 8 TN 
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 3TN
Số điểm: 0,75
Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 5TN
Số điểm: 1,25
Tỷ lệ: 12,5%
Tổng số câu: 28TN + 1 TL
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%
Số câu: 20TN +1/2TL 
Số điểm: 6,0
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 8 TN + 1/2TL
Số điểm: 4,0
Tỷ lệ: 40%
ĐỀ
I.TRẮC NGHIỆM( 70%)
Câu 1. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóaở người là
A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 2. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 3. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn
(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2), và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (3) và (4)
Câu 4. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước
A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn
C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
Câu 5. Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là
A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 6. Xét các loài sinh vật sau:
(1) tôm     (2) cua     (3) châu chấu
(4) trai     (5) giun đất     (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang ?
A. (1), (2), (3) và (5)
B. (4) và (5)
C. (1), (2), (4) và (6)
D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 7. Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 8. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim
B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim
D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim
Câu 9. Liên hệ ngược xảy ra khi
A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong
D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 10. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự
A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
Câu 11. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định
C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh
D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn
Câu 12. Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na+ là
A. huyết áo giảm làm Na+ giảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
B. huyết áo giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
II.TỰ LUẬN 30%
1. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt?
2. Gan có vai trò như thế nào trong điều hòa nồng độ glucozo máu?
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM (7Đ)
1A
2A
3B
4C
5D
6C
7A
8A
9B
10A
11C
12B
13A
14A
15C
16A
17D
18D
19C
20A
21A
22B
23D
24A
25D
26C
27A
28D
II.TỰ LUẬN (3Đ)
C1: Đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt
- ví dụ: 
- Đặc điểm thức ăn thịt: Mềm, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng
a. Răng 
Răng nanh → nhọn, dài, sắc →cắm, giữ mồi cho chặt.
Răng cửa → hình nêm → lấy thịt ra khỏi xương
Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn → cắt thịt 
b. Dạ dày
Dạ dày: cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.
Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học 
c. Ruột non
- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của động vật ăn thịt.
- Tiêu hóa hóa học và hấp thụ các chất dd
d. Ruột tịt
- Manh tràng nhỏ và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.
2.Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Một trong các chức năng của gan là điều hòa nồng độ glucozo trong máu (nồng độ đường huyết).
Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucozo trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra hoocmon insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucozo thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucozo. Nhờ đó, nồng độ glucozo trong máu trở lại ổn định. Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucozo máu giảm, tuyến tụy tiết ra hoocmon glucagon.Glucagon có tác dụng chuyển hóa glicogen ở gan thành glucozo đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucozo trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_1_den_tiet_33.doc