Giáo án Phụ đạo lớp 11 - Nghị luận xã hội

Giáo án Phụ đạo lớp 11 - Nghị luận xã hội

I.Mở bài:

 1.(suy diễn):tiền giúp ta được học hành, có việc làm, có đời sống ấm no, nhưng tiền cũng có thể khiến ta làm điều xằng bậy nếu ta không biết dùg nó.

 2.(giới thiệu đề):Trích dẫn câu tục ngữ Pháp

II.Thân bài:

1.Giảng giải :

a)Người tớ tốt:

 -Người tớ là để cho người khác sai bảo làm mọi việc trong nhà.

 -Người tớ tốt:Là người tớ biết vâng lời chủ, bảo gì làm nấy, làm được nhiều điều lợi cho chủ.

b)Người chủ xấu:

 -Người chủ là người dùng tiền để trả công ssai bảo người khác.

 -Người chủ xấu: sai bảo người khác làm những điều bất lương, xằng bậy có

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phụ đạo lớp 11 - Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
***
 ĐỀ 1:(trang 100): Tục ngữ Pháp có câu:
	“ Tiền bạc là người tớ tốt và là người chủ xấu.”
	Anh (chị) hiểu câu ngữ ấy như thế nào?
I.Mở bài:
	1.(suy diễn):tiền giúp ta được học hành, có việc làm, có đời sống ấm no, nhưng tiền cũng có thể khiến ta làm điều xằng bậy nếu ta không biết dùg nó.
	2.(giới thiệu đề):Trích dẫn câu tục ngữ Pháp
II.Thân bài:
1.Giảng giải :
a)Người tớ tốt:
	-Người tớ là để cho người khác sai bảo làm mọi việc trong nhà.
	-Người tớ tốt:Là người tớ biết vâng lời chủ, bảo gì làm nấy, làm được nhiều điều lợi cho chủ.
b)Người chủ xấu:
	-Người chủ là người dùng tiền để trả công ssai bảo người khác.
	-Người chủ xấu: sai bảo người khác làm những điều bất lương, xằng bậy có hại đến cuộc đời cũng như nhân phẩm của họ.
2.Chứng minh:
a) Tiền bạc là người tớ tốt.
-Lập luận:Tiền bạc là người tớ tốt khi ta biết làm chủ nó.
-Dẫn chứng:
	+Dùng nó để mưu lợi cho ta(chuyện Trần Hi-xưa Hạng Võ)
	+Không tham tiền, nêu cao lòng liêm khiết :Chuyện Chu Văn An
b)Tiền bạc là người chủ xấu:
 -Lập luận:Đồng tiền sai khiến con người
 -Dẫn chứng:chuyện người hà tiện
*sơ kết:Đồng tiền có tác động tích cực và tiêu cực,ta phải biết sử dụng nó
2.Bình luận: (đối chiếu)	
	a) Cái lợi từ sự làm chủ đồng tiền:
	-Giải quyết được những vấn đề sinh sống hàng ngày, giúp ta vượt qua những khó khăn
	-Được mở mang tri thức.
*Làm chủ được đồng tiền chúng ta có thể làm nhiều điều ích lợi cho bản thân và cho xã hội.
	b)Cái hại từ sự làm nô lệ cho đồng tiền:
	+thành người keo kiệt và ích kỉ.
	+Dễ dẫn phạm tội ác,hủy hoại nhân phẩm
 III.Kết bài:Muốn làm chủ đồng tiền thì phải giữ điều liêm chính.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: 
"Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa” 
Gợi ý:
1.Giải thích ý kiến
Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.
Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.
2.Bàn luận về tự tin và mất tự tin
- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan...
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.
3.Bài học nhận thức và hành động
- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu
cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải
tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi
năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin.
=================
Đề 3:  Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
    "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" 
                                                                              ( Trích Nhật ký  Đặng Thuỳ Trâm)
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.
+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan , thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
================
Đề 4
"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường . không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống » (Lép-Tôi-xtôi ) . 
Anh (chị )hiểu câu nói ấy thế nào và có suy nghĩ gì trong quá trình phấn đấu tu dưỡng lí tưởng của mình ?
   Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý
1/ Giải thích:
- Giải thích lí tưởng là gì? ( Điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà người ta mong ước và phấn đấu thực hiện).
        - Tại sao không có lí tưởng thì không có phương hướng?
                                 + Không có mục tiêu phấn đấu cụ thể
                                 + Thiếu ý chí vươn lên để đạt được điều cao cả
                                 + Không có lẽ sống mà người ta mơ ước
           - Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống?
                                 + Không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị, không có ý nghĩa , sống thừa
                                 + Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường.
                                 + Không có phương hướng, con người có thể hành động mù quáng nhiều khi sa vào vòng tội lỗi ( chứng minh )
             - Suy nghĩ như thế nào ?
                                  + Vấn đề cần bình luận : con người phải  sống có lí tưởng. Không có lí tưởng, con người thực sự sống không có ý nghĩa.
                                  + Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng.
                                  + Mở rộng :
                                          * Phê phán những người sống không có lí tưởng
                                          * Lí tưởng của thanh niên ta ngày nay là gì? ( Phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí)
                                                * Làm thế nào để sống có lí tưởng
                                   + Nêu ý nghĩa của câu nói.
====================
Đề 5:  
Gớt nhận định : Một  con người làm sao có thể nhận thức được chính mình . Đó không phải là việc của tư duy mà là  của thực tiễn . Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình.
Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì về nhận định trên?
                      Sau khi vào đề, bài viết cần đạt được các ý:
                         - Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
            + Thế nào là nhận thức? ( thuộc phạm trù của tư duy trước cuộc sống. Nhận thức về lẽ sống ở đời, về hành động của người khác, về tình cảm của con người).
           + Tại sao con người lại không thể nhận thức được chính mình lại phải qua thực tiễn?
                  * Thực tiễn là kết quả để đánh giá, xem xét một con người .
                  * Thực tiễn cũng là căn cứ để thử thách con người .
                  * Nói như Gớt : "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi."
                     - Suy nghĩ
                        + Vấn đề bình luận là : Vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.
                        + Khẳng định vấn đề : đúng
                        + Mở rộng : Bàn thêm về vai trò thực tiễn trong nhận thức của con người.
                        * Trong học tập, chọn nghề nghiệp. 
                        * Trong thành công cũng như thất bại, con người biết rút ra nhận thức cho mình, phát huy chỗ mạnh. Hiểu chính mình con người mới có cơ may thành đạt.
                        + Nêu ý nghĩa lời nhận định của Gớt
=================
Đề 6: Bác Hồ dạy : "Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động" . 
Anh (chị ) hiểu và suy nghĩ gì về lời dạy của Bác?
  Sau khi vào đề bài viết cần đạt được các ý:
              - Hiểu câu nói ấy như thế nào ?
                     + Giải thích các khái niệm.
                              * Thế nào là đức tính trong sạch ( giữ gìn bản chất tốt đẹp, không làm việc xấu ảnh hưởngđến đạo đức con người.)
                              * Thế nào  là chất phác ( chân thật, giản dị hòa với đời thường, không làm việc xấu ảnh hưởng tới đạo đức con người)
                              * Thế nào là đức tính cần kiệm ( siêng năng, tằn tiện)
                       + Tại sao con người phải có đức tính trong sạch, chất phác hăng hái cần kiệm?
                              * Đây là ba đức tính quan trọng của con người : cần kiệm, liêm chính, chân thật ( liêm là trong sạch ).
                              * Ba đức tính ấy giúp con người hành trình trong cuộc sống.
                              * Ba đức tính ấy làm nên người có ích.
                       - Suy nghĩ
                           + Vấn đề cần bình luận là gì ?
                                 Bác nêu phẩm chất quan trọng, cho đó là mục tiêu để mọi người phấn đấu rèn luyện. Đồng thời Người yêu cầu xóa bỏ những biểu hiện của tư tưởng, hành động nô lệ, cam chịu trong mỗi chúng ta.
                           + Khẳng định vấn đề : đúng
                           + Mở rộng :
                                * Làm thế nào để rèn luyện 3 đức tính Bác nêu và xóa bỏ tư tưởng, hành động nô lệ.
                                * Phê phán những biểu hiện sai trái
                                * Nêu ý nghĩa vấn đề.
=========================
Đề:7
 "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
I/ Mở bài:
Sách là một phwong tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp thắc mắc, giải trí...Do đó, có nhận định" Một quyển sách tốt là người bạn hiền
II/ Thân bài
1/ Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao vì sách tốt là người bạn hiền?
+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
2/ Phân tích, chứng minh vấn đề
+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình: 
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...
3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu.
+ Liên hệ với thực tế, bản thân:
=========================
Đề 8:
Có người yêu thích văn chương, có người say mê khoa học. Hãy tìm nội dung tranh luận cho hai người ấy.
I/ Mở bài: Giới thiệu vai trò, tác dụng của văn chương và khoa học. Nêu nội dung yêu cầu đề
II/ Thân bài:
1/ Tìm lập luận cho người yêu khoa học
+ Khoa học đạt được những thành tựu rực rỡ với những phát minh có tính quyết định đưa loài người phát triển.
- Hàng trăm phát minh khoa học: máy móc, hạt nhân,...Tất cả đã đẩy mạnh mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục,...
- Ví dụ: Sách vở nhờ kĩ thuật in ấn, con người mới ghi chép được
+ Nhờ khoa học mà con người mới khám phá ra được những điều bí ẩn trong vũ trụ, về con người. Đời sống con người mới phát triển nâng cao.
+ Trái với lợi ích của khoa học, văn chương không mang lại điều gì cho xã hội: lẫn lộn thực hư, mơ mộng viển vông; chỉ để tiêu khiển, đôi khi lại có hại...
2/ Lập luận của người yêu thích văn chương
+ Văn chương hình thành và phát triển đạo đức con người, hướng con người đến những điều: chân, thiện, mỹ.
+ Văn chương hun đúc nghị lực, rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho ta
+ Văn chương còn là vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập dân tộc.
+ Trái với mọi giá trị về tư tưởng, tình cảm mà văn chương hình thành cho con người. Khoa học kĩ thuật chỉ mang lại một số tiến nghi vật chất cho con người, mà không chú ý đến đời sống tình cảm, làm con người sống bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng. Hơn nữa khoa học kĩ thuật có tiến bộ như thế nào mà không được soi rọi dưới ánh sáng của lương tri con người sẽ đẩy nhân loại tới chỗ bế tắc.
III/ Kết luận: Khẳng định vai trò cả hai (Vật chất và tinh thần)
========================================
Đề 9:
Suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ.
 "Điều gì phải thì cố làm cho kì được dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ"
I/ Mở bài:
Giới thiệu lời dạy của Bác.
II/ Thân bài:
1/ Giải thích câu nói:
+ Điều phải là gì? Điều phải nhỏ là gì? Điều phải là những điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội với mọi người, với tổ quốc, dân tộc. Ví dụ
+ Điều trái là gì? Điều trái nhỏ là gì?
=> Lời dạy của Bác Hồ: Đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ  coi thường những điều nhỏ. Bác cũng bảo chúng ta: đối với điều trái, dù nhỏ cũng phải hết sức tránh tức là đừng làm và tuyệt đối không được làm.
2/ Phân tích chứng minh vấn đề
+ Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ? Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn.
+ Vì sao điều trái lại phải tránh. Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen và gây hại cho người, cho mìmh.
3/ Bàn bạc mở rộng vấn đề
+ Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường.
+ Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm.
===================================
Đề 10:
 " Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương".
                                                                                  (Nam Cao)
             Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN:
1/: Giải thích ý kiến của Nam Cao:
Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. 
Bất lương: không có lương tâm.
    	 Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.( Vấn đề cần nghị luận)
2/ Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề:
 Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Vì:
            +Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, 
+ Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường.
     3/ Khẳng định, mở rộng vấn đề:
            Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người.
Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính.
Đối với thực tế, bản thân như thế nào?
ĐỀ 11
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang.
Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
GỢI Ý:
Khái niệm:
- Đạo đức là toàn bộ các quan niệm về thiện ác lương tâm danh dự về trách nhiệm long tự trọng, công bằng hạnh phúc và những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với ngừơi, cá nhân với xã hội
- Đạo đức giả: Theo tôi đạo đức giả là thói nhằm hướng tới cái ác một cách trơ trẽn, một cách vô trách nhiệm nguỵ trang bằng bằng một lớp vỏ đạo đức để đánh lừa người khác.
Sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và đời sống
- Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Trong cơ quan, có những người làm việc thì qua loa tắc trách, trong lòng đầy thói ghen ghét đố kị, luôn âm mưu hãm hại người này người khác để rắp tâm thực hiện ý đồ cá nhân nhưng lại luôn mang một bộ mặt hiền nhân quân tử. Trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, làng xóm là những mối quan hệ thân tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bị thói đạo đức giả len vào.
- Thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính nóng nảy, thô thiển hoặc có thói ích kỷ rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên. Nhưng buồn thay, thói đạo đức giả lại vẫn thường chung sống với cộng đồng một cách vui vẻ. Con người dễ bị thói xấu này dối lừa là bởi cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngoài, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻ đẹp của nhân cách, của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của số đông. Điều khác biệt tuyệt đối là đạo đức nhằm hướng thiện còn thói đạo đức giả thực hành cái ác.
- Thói đạo đức giả là bạn đồng hành với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó thói đạo đức giả còn đất sống.Đạo đức XHCN hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình.
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
 (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11,Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 22)
1.
Vài nét về tác giả và tác phẩm 
- Xuân Diệu là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới", đã đem đến cho thơ ca
đương thời một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với
những cách tân nghệ thuật táo bạo.
- Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước 1945. Bài thơ thể
hiện tập trung sở trường của Xuân Diệu trong việc bộc lộ cái tôi và cách cảm nhận thiên
nhiên, sự sống.
2.
Phân tích :
a. Hình ảnh thiên nhiên .
- Vẻ đẹp của thiên nhiên:
+ Gần gũi, thân quen (nắng gió, hoa lá, ánh sáng, thanh âm... )
+ Tươi đẹp, tràn đầy sức sống, niềm vui (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, thần Vui
gõ cửa... )
+ Tình tứ, quyến rũ (ong bướm, tuần tháng mật, ngon như cặp môi gần... )
- Thiên nhiên được diễn tả bằng những hình ảnh mới lạ; ngôn từ gợi cảm, tinh tế với
nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hoá, so sánh... ); cú pháp tân kì.
b. Cái tôi trữ tình .
- Cái tôi trữ tình Xuân Diệu là cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ, đầy lòng ham sống:
+ Cách nhìn đời trẻ trung qua lăng kính tình yêu. Vẻ đẹp của con người được nhà thơ
lấy làm chuẩn mực cho cái đẹp của tự nhiên.
+ Tình cảm vừa thiết tha, rạo rực, đắm say (bộc lộ ham muốn khác thường; cách giới
thiệu say sưa, vồ vập; cảm nhận thế giới chung quanh bằng mọi giác quan) vừa vội
vàng, quyến luyến do cảm nhận được bước đi nhanh chóng của thời gian.
- Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi
thể thơ linh hoạt; từ ngữ táo bạo.
3.
Đánh giá chung :
- Thiên nhiên tràn đầy sức sống và xuân tình; lối thể hiện rất hiện đại.
- Cái tôi thiết tha gắn bó với trần thế và khát khao thụ hưởng những hương sắc trần
gian; biểu hiện của một quan niệm sống tích cực.

Tài liệu đính kèm:

  • docNghi luan xa hoi11CB.doc