Giáo án Ngữ văn lớp 11 tiết 82, 83: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn lớp 11 tiết 82, 83: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

Tuần 23; Tiết 82-83

Giáo viên: Hoàng Thị Hương Giang ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử

I. Mục tiêu cần đạt: - Giới thiệu tác giả - một giọng thơ lạ trong phong trào Thơ mới. - Cảm nhận giá trị độc đáo của bài thơ qua phân tích nội dung, nghệ thuật. - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ trữ tình.

II. Chuẩn bị:

- Giáo án; phương pháp:

 + Đọc hiểu - đọc diễn cảm;

 + Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.

III. Tiến trình lên lớp

 1. ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận). Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bổ sung

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4484Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 tiết 82, 83: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23; Tiết 82-83
Ngày soạn: 18-01-2010
Giỏo viờn: Hoàng Thị Hương Giang
ĐÂY THễN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. Mục tiờu cần đạt: - Giới thiệu tác giả - một giọng thơ lạ trong phong trào Thơ mới. - Cảm nhận giá trị độc đáo của bài thơ qua phân tích nội dung, nghệ thuật. - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ trữ tình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án; phương pháp:
	+ Đọc hiểu - đọc diễn cảm;
	+ Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
III. Tiến trình lên lớp
	1. ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận). Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bổ sung
HS đọc tiểu dẫn SGK tr. 38
- Làm thơ từ năm 16 tuổi với nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh, Minh Duệ Thị.
- 1936 lấy bút danh Hàn Mặc Tử.
- Nhà thơ tài năng phong cách nghệ thuật kỳ lạ.
- Nhà nghèo, cha mất sớm, khi đang làm việc ở sở Đạc điền thì mắc bệnh hủi (bệnh phong) nên bị đuổi việc. Điều trị tại trại phong Quy Hoà và mất tại đó.
- Bên cạnh những vần thơ điên loạn vẫn xuất hiện những vần thơ trong trẻo: Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ,
- Hàn Mặc Tử : Con người của văn chương, kẻ đam mê văn chương.
* Hoạt động 2. 
Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét đánh giá.
Nhóm 1. Tìm các giá trị nghệ thuật và chỉ ra những nét đẹp của phong cảnh trong khổ thơ 1?
Nhóm 2. Nhận xét nghệ thuật miêu tả hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ 2 và chỉ ra nét độc đáo có trong khổ thơ đó?
Nhóm 3. ở khổ thơ thứ 3 nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào?
Nhóm 4. Nhận xét bút pháp miêu tả trong 3 khổ thơ có gì khác nhau (thời gian, không gian, khung cảnh)?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : (1912- 1940)
- Tên thật: Nguyễn Trọng Trí ; - Quê quán: Làng Mỹ Lệ, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới, nay là tỉnh Quảng Bình.
- Cuộc đời và sự nghiệp: (SGK) - Một số tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
2. Bài thơ
- Sáng tác 1938, in trong tập “Thơ điên".
- Bài thơ được gợi cảm hứng khi nhà thơ nhận được tấm bưu thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi ra từ Huế khi ông đang trên giường bệnh.
3. Thể thơ và bố cục
- Thể thơ: Thất ngôn trường thiên (3 khổ/bài, mỗi khổ 4 câu)
- Bố cục: 3 khổ
+ Khổ 1: Vườn tược thôn Vỹ; + Khổ 2: Sông nước thôn Vỹ; + Khổ 3: Người xưa thôn Vỹ.
II. Đọc hiểu
1. Khổ thơ 1
- Câu thơ 1: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ?".
+ Hình thức: câu hỏi.
+ Nội dung: lời mời, lời trách móc.
àTự phân thân, tự giãi bày tâm trạng: nuối tiếc, nhớ mong.
- Bức tranh thôn Vỹ được khắc hoạ tươi đẹp, sống động. Hình ảnh: Nắng hàng cau - nắng mới.
àánh nắng ban mai tinh khiết trong lành chiếu lên những hàng cau còn ướt đẫm sương đêm. 
àNắng có linh hồn riêng. Nắng mang hồn xứ Huế.
- Sự lặp lại 2 lần từ “nắng” khiến câu thơ tràn ngập ánh sáng.
àThiên nhiên sống động rạng ngời, gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp.
- Đại từ phiếm chỉ “ai” gợi cái ám ảnh thương nhớ.
- “xanh như ngọc”: Biện pháp so sánh gợi lên màu sắc tươi sáng của vườn cây.
- “mặt chữ điền”: khuôn mặt hiền lành phúc hậu.
à Vẻ đẹp: cảnh và người xứ Huế.
Bức tranh thiên nhiên trinh nguyên, đầy ắp ánh sáng, có màu sắc, có đường nét. Hình ảnh con người dịu dàng, e ấp.
à Tiếng nói bâng khuâng rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện.
2. Khổ thơ 2
- Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng. 
- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả à nỗi đau thân phận xa cách, chia lìa. 
à Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. 
- Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai", "sông trăng” à Cảm giác huyền ảo. 
à Cảnh đẹp như trong cõi mộng. 
- Câu hỏi tu từ ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi.
àKhông gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, nước, trăng, hoa cảnh đẹp nhưng buồn vô hạn.
3. Khổ thơ 3
- Chủ thể: Đầy khát vọng trong tiếng gọi.
- Khách thể: hư ảo, nhạt nhoà, xa xôi.
àCâu thơ đầy đam mê, hồi hộp, ngưỡng vọng, nhưng hụt hẫng, xót xa.
- Điệp từ, điệp ngữ, 
- Nhạc điệu sâu lắng và buồn mênh mang. 
- Câu hỏi lửng lơ nửa nghẹn ngào, nửa trách móc.
àChân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm. 
- Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ?
àCâu thơ cuối dường như chính là câu trả lời cho câu thơ thứ nhất.
III. Tổng kết
Khổ 1
Khổ 2
Thế giới thực
- Thời gian: bình minh 
 - Không gian: miệt vườn
àkhung cảnh tươi sáng, ấm áp, hài hoà giữa con người và thiên nhiên. 
Thế giới mộng
- Thời gian: đêm trăng
- Không gian: trời, mây, sông, nước
 àkhung cảnh u buồn, hoang vắng, chia lìa.
Thế giới ảo
- Thời gian: không xác định.
- Không gian: đường xa, sương khói.
-à khung cảnh hư ảo.
Khổ3
à Khát vọng yêu thương, đồng cảm.
Ghi nhớ (SGK tr. 40)
IV. Củng cố: - Phong cảnh xứ Huế được miêu tả như thế nào? - Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm?
V. Dặn dò: Học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài "Chiều tối" (Hồ Chí Minh).

Tài liệu đính kèm:

  • docday thon vi da(3).doc