Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh

I. MỤC TIÊU:

 1.Mức độ cần đạt

Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo về cs trong phủ chúa

2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

 Kiến thức:

 - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.

 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

Kĩ năng:

 Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.

 

doc 46 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3100Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Vào phủ Chúa Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 18/8/2011
Tiết 1-2
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH 
(Trích Thượng kinh kí sự )
	Lê Hữu Trác
I. MỤC TIÊU: 
 1.Mức độ cần đạt
Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực sắc sảo về cs trong phủ chúa
2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
 Kiến thức:
 - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.
 - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
 - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
Kĩ năng:
 Đọc hiểu thể kí sự trung đại theo đặc trưng thể loại.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa 
Sách giáo viên 
HD thực hiện chuẩn KTKN
Giáo án
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tiến trình bài dạy:
 Vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ được xem là thầy thuốc giỏi mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn lao cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. Để hiểu rõ hơn về những điều này, ta cùng nhau tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của ông
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn
+ HS: Đọc Tiểu dẫn
+ GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? 
+ HS: Bám theo SGK và gạch chân các ý
+ GV: Giải thích nhan đề: Kí sự đến kinh đô
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: 
- 1724 – 1791, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê Hưng Yên
- Là một danh y: chữa bệnh, soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc 
+ GV: Thế nào là kí sự? 
+ HS: Thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh
+ GV: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? 
+ GV: tóm tắt những nét chính của tác phẩm.
2. Tác phẩm Thượng kinh kí sự: 
- Nằm cuối Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển) 
- Thể kí, bằng chữ Hán, hoàn thành 1783
- Nội dung: 
 + Tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa 
 + Đặc điểm nghệ thuật: Quan sát, ghi chép những sự việc có thật và thái độ coi của tác giả 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọcvăn bản.
+ GV: Phân vai học sinh đọc văn bản
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa
+ GV: Quang cảnh phủ chúa được miêu tả như thế nào?
+ HS: Theo dõi và gạch chân dẫn chứng trong SGK
+ GV: Nhận xét về quang cảnh nơi phủ chúa? 
+ HS: Lấy ý kiến của tác giả khi mới bước vào phủ “Mình vốn  người thường” để phát biểu
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa:
a. Quang cảnh nơi phủ chúa:
- Vào phủ:
 + Phải qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào phải có thẻ
+ Vườn hoa: cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương
 + Khuôn viên: có điếm “Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền lệnh
- Trong phủ: 
 + Những nhà: “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía” với kiệu son võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
 + Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng, chén bạc
- Nội cung thế tử: 
+ Phải qua năm sáu lần trướng gấm
 + Trong phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt
g Lộng lẫy, tráng lệ, thể hiện sự thâm nghiêm và quyền uy tột đỉnh của nhà chúa
+ GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn với nội dung: Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? 
+ HS: Thảo luận chung.
+ GV: Đặt câu hỏi gợi dẫn cho các nhóm lần lượt trả lời: 
 o Tìm những chi tiết miêu tả sinh hoạt nơi phủ chúa? Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh ai? Trong phủ? Những chi tiết này cho thấy điều gì? 
+ HS: Khi tác giả lên cáng vào phủ thì có tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng. Trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi 
o Khi họ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử, lời lẽ như thế nào? 
+ HS: Thánh thượng đang ngự ở đấy, chưa thể yết kiến, hầu mạch Đông cung thế tử, hầu trà (cho thế tử uống thuốc)
o Xung quanh chúa Trịnh có những ai? Có phải ai cũng được tiếp xúc với chúa? 
+ HS: Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với chúa mà viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa 
o Nó nói lên điều gì? 
o Thế tử bị bệnh được chăm sóc như thế nào? + HS: Thế tử bị bệnh có đến 7, 8 thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu hai bên. 
 Thế tử chỉ là đứa bé 5, 6 tuổi nhưng khi vào xem bệnh, một cụ già, trước khi vào xem mạch và sau khi ra phải quỳ bốn lạy. 
Muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử) 
+ GV: Nhận xét khái quát về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
+ HS: Phát biểu
b. Cung cách sinh hoạt:
- Quyền uy 
- Những lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử đều hết sức cung kính, lễ độ
- Khuôn phép, trang nghiêm 
- Người hầu kẻ hạ 
- Lễ nghi 
g Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa 
+ GV: Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn với nội dung: Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào? 
+ HS: Thảo luận chung.
+ GV: Đặt câu hỏi gợi dẫn cho các nhóm lần lượt trả lời: 
o Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa, lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ tác giả nhận xét như thế nào? 
+ HS: Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn với người thường! và vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng vương giả trong phủ với gác vẽ, rèm châu, hiên ngọc, vườn ngự, có hoa thơm, chim biết nói, khẳng định Cả trời Nam sang nhất là đây
o Khi được mời ăn cơm sáng, tác giả nhận xét như thế nào? 
+ HS: Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia 
o Đường vào nội cung của thế tử được tác giả cảm nhận như thế nào? 
+ HS: Ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả; và được miêu tả rất chi tiết 
o Nhận xét của tác giả về bệnh trạng của thế tử? 
+ HS: Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi 
o Những chi tiết ấy là tác giả khen hay chê? Thái độ tác giả là gì? 
+ HS: Phát biểu
c. Cách nhìn, thái độ của tác giả:
- Khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa 
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây 
- Không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và tự do 
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài năng, y đức của Lê Hữu Trác.
+ HS: Đọc đoạn 4 “Một lát sau ”. 
+ GV: Nội dung của đoạn?
+ GV: Trình bày những diễn biến tâm trạng của ông khi kê đơn? 
+ HS: 
+ GV: Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy LHT là một thầy thuốc như thế nào? 
+ GV: Quyết định cuối cùng cho thấy ông không chỉ là một thầy thuốc có tài mà còn có phẩm chất gì? 
+ GV: Ngoài ra, diễn biến tâm trạng còn góp phần làm sáng tỏ những nét phẩm chất cao quý nào khác?
+ GV: Suy nghĩ của em giữa ý muốn “về núi” của tác giả và cảnh sống nơi phủ chúa?
+ HS: Đối nghịch giữa trong và đục 
2. Tài năng, y đức của Lê Hữu Trác:
- Có sự mâu thuẫn, giằng co:
+ Hiểu căn bệnh, biết cách chữa trị nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trối buộc.
+ Muốn chữa cầm chừng nhưng lại sợ trái với lương tâm, y đức, sợ phụ lòng cha ông.
- Cuối cùng phẩm chất, lương tâm của người thầy thuốc đã thắng. Ông gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm.
- Là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ 
- Khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà 
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả 
+ GV: Bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
3. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả: 
- Quan sát tỉ mỉ (Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở)
- Ghi chép trung thực 
(Từ việc ngồi chờ ở phòng chè đến bữa cơm sáng; từ việc xem bệnh cho thế tử Cán đến việc ghi đơn thuốc; cách thế tử ngồi trên sập vàng chễm chệ, ban một lời khen khi một cụ già quỳ dưới đất lạy bốn lạy; chi tiết bên trong cái màn là, nơi Thánh thượng đang ngự)
- Tả cảnh sinh động 
- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
 + GV: Anh (chị) hãy nhận xét, đánh giá về đoạn trích? 
+ HS: Đọc phần Ghi nhớ
III. TỔNG KẾT :
Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
+ GV: hướng dẫn: Có thể so sánh với Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, người cùng thời với Lê Hữu Trác:
 o Những điểm giống nhau: giá trị hiện thực, thái độ của tác giả trước hiện thực
o Những điểm đặc sắc riêng của đoạn trích: sự chú ý chi tiết, bút pháp kể và tả khách quan, những chi tiết chọn lọc sắc sảo tự nói lên ý nghĩa sâu xa 
IV. LUYỆN TẬP: 
 So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm hoặc đoạn trích kí khác của văn học trung đại Việt Nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này?
V. CỦNG CỐ:
VI. DẶN DÒ:
 1. Học bài: Học lại nội dung bài.
 2. Chuẩn bị bài mới: “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” 
Ngày 18/8/2011
Tiết 3
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A.MỤC TIÊU
1. Mức độ cần đạt
Hiểu được mqh giữa ngôn ngữ chung của xh và lời nói riêng của cá nhân những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xh và cái riêng tgong lời nói cá nhân
Nhận diện được những đvị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung , phát hiện và phân tích nét riêng sáng tạo của cá nhân trong lời nói biết sử dụng ngôn ngữ 1 cách sáng tạo
 2. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
 Kiến thức:
 - Nắm được mqh giữa ngôn ngữ chung của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân 
Biểu hiện của mqh giữa cái chung và cái riêng
Sự t ư ơng t ác
Kĩ năng:
 Nhận di ện ph ân t ích nh ững đv ị ngôn ngữ và quy tắc chung trong lời nói
 Phát hiện pt nét riêng , nét sáng tạo của cá nhân
- Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa 
Sách giáo viên 
HD thực hiện chuẩn KTKN
Giáo án
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 + GV: tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌN ...  phẩm truyện Nôm bác học.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa 
Sách giáo viên 
HD thực hiện chuẩn KTKN
Giáo án
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả. 
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc phần Tiểu dẫn.
+ HS: Đọc phần Tiểu dẫn.
+ GV: Giới thiệu đôi nét về nhà thơ.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”
 + GV: Từ Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu lại những ý chính về tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
 Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về văn bản
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu qua hệ thống câu hỏi.
 Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lẽ ghét của ông Quán.
+ HS: Đọc lại đoạn từ câu 1 đến câu 8.
+ GV: Bốn câu đầu cho ta biết gì về quan niệm của ông Quán về tình cảm thương ghét? 
+ GV: Em hiểu ghét việc tầm phào là việc như thế nào? .
Thực ra đó chỉ là cái cớ để ông bộc lộ quan điểm của mình về lẽ ghét thương.
+ GV: Đó là việc nào trong truyện? 
+ GV: Điểm chung của các triều đại này là gì ? Tại sao việc tầm phào mà ông ghét ghê gớm thế?
+ GV: Vậy Cơ sở của lẽ ghét là gì?
+ GV: Cường độ ghét của ông Quán như thế nào?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lẽ thương của ông Quán.
+ HS: Đọc tiếp đến câu 16. 
+ GV: Ông Quán thương những ai? Thương cái gì?
+ GV: Điểm chung của những con người này là gì?
+ HS: Tìm hiểu qua điển tích. Sau đó trao đổi, nhận xét
+ GV: Cường độ thương như thế nào? 
+ GV: Cơ sở của lẽ thương theo quan điểm đạo đức của tác giả?
+ GV: Tại sao những dẫn chứng đều được rút ra từ lịch sử cổ trung đại Trung Quốc? 
+ HS: Tìm hiểu qua điển tích. Sau đó nhận xét, bình giá.
+ GV: Định hướng: đoạn thơ bàn về lẽ ghét thương trong đời sống tình cảm của con người. Tất cả lấy từ lịch sử TQ là do thói quen của các nhà nho thời trước, hay lấy tấm gương các nhân vật lịch sử TQ để soi mình trên nhiều phương diện.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan hệ giữa ghét và thương
+ GV: Giải thích 2 câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”?
+ HS: Giải thích. 
+ GV: Câu thơ nêu lên mối quan hệ giữa lẽ ghét và thương như thế nào?
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật của đoạn trích
+ GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
+ GV: Hiệu quả của các biện pháp tu từ trong các câu thơ là gì?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (1822-1888)
- Nhà giáo, nhà thơ, thầy thuốc
- Ngọn cờ đầu của dòng văn học yêu nước thế kỷ XIX
- Tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút chiến đấu
2. Tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”:
- Sáng tác khi ông đã bị mù và làm thầy thuốc ở Gia Định
- Cốt truyện: xung đột giữa thiện và ác
- Đề cao tinh thần nhân nghĩa và khát vọng về một xã hội tốt đẹp
- Truyện Nôm bác học dân gian, được lưu truyền rộng rãi
3. VĂN BẢN:
a. Vị trí đoạn trích:
 Lời đối đáp của ông Quán trong quán rượu
. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “lằng nhằng dối dân”
à Lẽ ghét của ông Quán
- Phần 2: Còn lại
à Lẽ thương
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét:
- Quan niệm của ông Quán:
 + “việc tầm phào”: việc chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đâu vào đâu
+ “ghét vào tận tâm”: ghét đến mức tột cùng
à Cơ sở để ông Quán trình bày quan niệm về lẽ ghét thương
Đối tượng ghét:
 + Việc tầm phào (vu vơ)
 + Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ.
 + Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối.
 + Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
à Điểm chung của các triều đại : Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân, làm dân khổ. Điệp từ “dân” lí giải nguyên nhân đó.
=> Cơ sở của lẽ ghét: đứng về phía nhân dân, xuất từ quyền lợi của nhân dân là .
- Cường độ ghét:
“Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”
à Nghệ thuật điệp từ + tăng cấp + cách gọi tên: cái ghét ăn tận trong sâu thẳm của lòng người, đến tận cùng cảm xúc trở thành nỗi căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt. 
b. Lẽ thương của ông Quán:
Đối tượng thương:
 + Khổng Tử: lận đận việc truyền đạo Nho.
 + Nhan Tử: hiếu học, đức độ nhưng chết sớm dở dang.
 + Gia Cát Lượng: có tài mưu lược lớn mà chí nguyện không thành, đến lúc mất đất nước vẫn bị chia ba.
 + Đổng Trọng Thư: có tài đức hơn người mà không được trọng dụng.
 + Nguyên Lượng (Đào Tiềm): cao thượng, không cầu danh lợi, giỏi thơ văn nhưng phải chịu cảnh sống ẩn dật để giữ gìn khí tiết
 + Hàn Dũ: có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua đừng quá mê tín đạo Phật mà bị đi đày
 + Thầy Liêm, Lạc (Chu Đôn Di và Trình Di, Trình Hạo): làm quan nhưng không được tin dùng đành lui về dạy học
à Điểm chung: Họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
Cường độ thương: 
Điệp từ “thương” lặp lại 9 lần
à Cơ sở của tình cảm thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng
3. Quan hệ giữa ghét và thương:
- “Nửa phần lại nửa phần lại thương”, “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
- Mối quan hệ:
 + Tình cảm thương ghét rõ ràng, dứt khoát, không mập mờ, lẫn lộn.
 + Thương là gốc, là cội nguồn cảm xúc, vì thương nên ghét, yêu thương hết mực, căm ghét đến điều.
4. Nghệ thuật:
- Sử dụng điển cố lấy từ sách vở Trung Quốc nhưng quen thuộc, gần gũi với người dân.
- Sử dụng biện pháp tu từ: Điệp từ “thương”, “ghét”+ Đối (đoạn - đoạn, trong cùng câu thơ, đối chéo)
à Hiệu quả: 
 o Biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn tác giả, thương ghét đan cài, nối tiếp, thương ra thương, ghét ra ghét.
 o Tăng cường độ cảm xúc: yêu thương hết mực, căm ghét đến cùng.
- Lời thơ: mộc mạc, chân chất mà đậm đà cảm xúc.
III. TỔNG KẾT: 
Ghi nhớ (SGK).
 V. CỦNG CỐ: 
- Lẽ ghét của ông Quán trong đoạn thơ.
- Lẽ thương của ông Quán trong đoạn thơ.
VI. DẶN DÒ:
 - Học thuộc đoạn thơ và nội dung bài.
- Chuẩn bị bài mới: soạn Chạy giặc, Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
Ngày 21/9/2011
tiÕt 19 ĐỌC THÊM:
	CHẠY GIẶC
 Nguyễn Đình Chiểu 
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN
	Chu Mạnh Trinh
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Mức độ cần đạt:
Bài 1. - Cảm nhận được cảnh “ xẻ nghé tan đàn” ; những mất mát của nhân dân khi giặc đến và thấy được thái độ tình cảm của tác giả.
 - Hiểu được nghệ thuật tả thực kết hợp với khái quát sử dụng hình ảnh ngôn từ.
 Bài 2.- Cảm nhận được cảnh vật nên thơ nên họa của Hương Sơn. Thấy được tấm lòng thành kính trang nghiêm với tình yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
 - Cách sử dụng từ tạo hình, kết hợp với giọng khoan thai nhẹ nhàng như ru, như mời mọc.
 2. TT kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:Bài 1:ĐN rơi vào tay giặc, cảnh “ xẻ nghé tan đàn” và thái độ tình cảm của tác giả. 
Lựa chọn từ ngữ , kết hợp tả thực tạo hả
Bài 2: Một cái nhìn bao quát về Hương Sơn
Tấm lòng thành kính với vẻ đẹp qhương đất nước.Cách sử dụng từ ngữ , giọng điêu nhẹ nhàng
 Kĩ năng:Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại.
 Nắm được bố cục bài hát nói. Đọc hiểu bài thơ theo thể hát nói.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa 
Sách giáo viên 
HD thực hiện chuẩn KTKN . Giáo án
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Tiến trình bài dạy: 
Bài 1:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
- GV: giới thiệu bài học, cho học sinh đọc tác phẩm.
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
 + GV:Cảnh nhân dân và đất nước khi thực dân Pháp xâm lược được mô tả như thế nào?
o Nét đặc sắc trong nt tả thực của tác giả: cách nhắc đến âm thanh tiếng súng và dùng từ chỉ thời gian (vừa, phút), việc dùng từ láy, nêu đia danh ở các cặp câu thực, luận và phép đối: làm cho bài thơ vừa có tính tả thực vừa có tính khái quát cao.
+ GV: Tâm trạng, tình cảm của tác giả ra sao?
 + GV: Định hướng: cảm thương, đau xót cho tình cảnh của nhân dân và đất nước.
+ GV: Thái độ của nhà thơ trong hai câu kết như thế nào?
+ GV: Định hứơng: phê phán sự bất lực của triều đình, không đủ năng lực để bảo vệ tổ quốc.
1. Tình cảnh của đất nước.
- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cuộc sống thanh bình bị phá tan bởi “ tiếng súng Tây”, đất nước sa vào tay giặc.
- Những hình ảnh chi tiết cụ thể:
+ Lũ trẻ lơ xơ chạy_chạy thất thần, không định hướng, không ai dẫn dắt. 
+ Đàn chim dáo dác bay_ bay trong hốt hoảng, ngơ ngác, tan tác
+ Bến Nghé tan bọt nước
+ Đồng Nai nhuốm màu mây.
=> Đất nước, quê hương bị tàn phá, ngập chìm trong tăm tối.
- Nghệ thuật đối (câu 3-4; 5-6) và cách dùng từ có tính chọn lọc cao làm bài thơ có tình hiện thực sâu sắc.
2. Tâm trạng, tình cảm, thái độ của tác giả.
- Xót thương , đau đớn vì đất nước rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than đau khổ.Kêu lên thống thiết, thức tỉnh những người yêu nước, những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước.
- Bất bình trước sự bất lực của nhà Nguyễn vì không bảo vệ được đất nước.
Bài 2:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
+ GV: Câu thơ mở đầu “bầu trời cảnh bụt”dược hiểu như thế nào? Câu này gơi cảm hứng gì cho cả bài thơ? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?
+ HS: Xác định ý, trả lời.
+ GV: Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?
+ GV: Định hướng:
 Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ: thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái. lửng lờ khe yến cá nghe kinh. vẳng bên tai một tiếng chày kình.
+ GV: Nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa.
+ HS: Nhận xét.
+ GV: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả.
+ HS: Phân tích.
1. Ý nghĩa của câu thơ đầu và không khí tâm linh trong bài thơ:
- Câu thơ mở đầu: Không gian, phong cảnh mang không khí thần tiên. 
à Đó cũng là cảm hứng chung của bài thơ.
- Những câu thơ: 
“Kìa non non...
... vẳng bên tai một tiếng chày kình”
à gợi không khí tâm linh cho bài.
=> Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: theo bườc chân du khách, nhà thơ- thí chủ vừa thưởng ngoạn vừa hành hương cầu nguyện.
2. Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa. 
- Tiếng chày kình là tiếng gõ mõ lớn . 
à Gợi không khí hư huyền tâm linh, thanh tịnh thoát trần mộng mơ của du khách khi vừa đi trên đường lên núi vào động vừa lắng nghe tiếng mõ vọng lại.
- Cách cảm nhận thiênh nhiên của người xưa: Cảm nhận thiên nhiên rất sâu. Con người dường như hòa với phong cảnh làm một.
3. Nghệ thuật tả cảnh:
- Sử dụng miêu tả với các biện pháp như: lặp, dùng từ láy, ngắt nhịp linh hoạt. 
- Phối hợp dùng âm thanh, màu sắc, không gian từ bao quát đến cụ thể, vừa cảm nhận vừa tưởng tượng nguyện cầu trong thành kính.
V. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 11119.doc