Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 62: (Đọc văn) tựa “Trích diễm thi tập”

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 62: (Đọc văn) tựa “Trích diễm thi tập”

 A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của HĐL bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.

 - Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản.

B, Phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.

C, Phương pháp dạy học.

 - Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận.

D, Tiến trình lên lớp.

 1, Ổn định lớp.

 2, Kiểm tra bài cũ.

 3, Giới thiệu bài mới.

 4, Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1253Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tiết 62: (Đọc văn) tựa “Trích diễm thi tập”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62 (Đọc văn) TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
 (Hoàng Đức Lương)
 A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh: 
 - Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của HĐL bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.
 - Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản.
B, Phương tiện thực hiện.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.
C, Phương pháp dạy học.
	- Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận.
D, Tiến trình lên lớp.
 1, Ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ.
 3, Giới thiệu bài mới.
 4, Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Gọi HS đọc tiểu dẫn.
Bài viết của tác giả HĐL thuộc thể loại gì”?
1, HS tìm hiểu chung.
HS đọc tiểu dẫn.
HS suy nghĩ trả lời.
I, Giới thiệu chung.
 - HĐL quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông sống vào triều Lê.
 - “Trích diễm thi tập” là bộ sưu tầm thơ từ thời Trần đến thời Lê, do HĐL sưu tầm và tuyển chọn, lời tựa cũng do HĐL viết để trình bày lý do, quá trình hình thành của tập sách.
2, Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
 Những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ?.
Điều gì thôi thúc HĐL vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ văn?
2, HS đọc hiểu văn bản.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
 II, Đọc hiểu văn bản.
 1, Đọc văn bản.
 2, Phân tích.
 a, Những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền ở đời.
 - Lý do thứ nhất: Vì thơ hay nên ít người am hiểu. Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca. 
 - Lý do thứ hai: Do con người quá bận rộn. Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca. 
 - Lý do thứ ba: Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và sự kiên trì. 
 - Lý do thứ tư: Chưa có lệnh vua. Triều đình chưa quan tâm. 
 Ngoài bốn lý do thuộc về chủ quan, tác giả còn nêu lý do thuộc về khách quan. 
 - Lý do thứ năm: Do sự hủy hoai của thời gian và chiến tranh.. 
 Lời văn biểu hiện nỗi xót xa của tác giả trước thực trạng đau lòng. Đó là nguyên nhân thôi thúc HĐL làm sách Trích diễm thi tập. 
 b, Những điều thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn sách Trích diễm thi tập..
 - Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách Trích diễm thi tập bởi vì “Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”.
 - Muốn cho di sản thơ văn của cha ông bị thất lạc cần phải sưu tầm để bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam (Tránh phải phụ thuộc vào thơ văn Trung Quốc).
3, Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
3, HS tổng kết.
 III, Tổng kết.
 1, Nội dung.
Lòng yêu nước được thể hiện ở thái độ trân trọng di sản văn hoá của cha ông.
 2, Nghệ thuật.
 Bài tựa lập luận chặt chẽ, chất nghị luận hoà quyện với chất trữ tình. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. 
 5, Củng cố.
 6, Dặn dò.
 7, Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTua Trich diem thi tap.doc