Giáo án Ngữ văn 12 tiết 65, 66: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) -Hoàng Phủ Ngọc Tường

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 65, 66: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) -Hoàng Phủ Ngọc Tường

A. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

- Bậc 1:

+ Nêu được ít nhất 2 đặc điểm về thể ký.

+ Nêu được những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, phong cách sáng tác, vị trí trên văn đàn với những tác phẩm tiêu biểu.

+ Nêu được hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, vị trí của đoạn trích được học.

+ Thuộc lòng ít nhất 2 đoạn đặc sắc nhất trong đoạn trích.

+ Liệt kê ít nhất 5 đoạn so sánh nét đẹp sông Hương được sử dụng.

 

docx 33 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 13294Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 65, 66: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) -Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT
Họ và tên
Đánh giá hiệu quả làm việc
1
Nguyễn Thị Kiều Anh 
Tốt
2
Nguyễn Thị Lan Anh (Nhóm trưởng)
Tốt
3
Nguyễn Thị Hồng Chín
Tốt
4
Đặng Thị Cúc
Tốt
5
 Phạm Hương Diệu
Tốt
6
Trần Thị Thùy Dung
Tốt
7
Vũ Thị Diền
Tốt
8
Nguyễn Thị Điền
Tốt
9
Nguyễn Thế Hiệp
Tốt
Tiết: 2 tiết (65,66)
Thể loại: Ký 
Lớp dạy: 
Ngày soạn: 
Người soạn: 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Trích)
-Hoàng Phủ Ngọc Tường-
Mục tiêu cần đạt
Về kiến thức: 
Bậc 1: 
+ Nêu được ít nhất 2 đặc điểm về thể ký.
+ Nêu được những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, phong cách sáng tác, vị trí trên văn đàn với những tác phẩm tiêu biểu.
+ Nêu được hoàn cảnh sáng tác, bố cục của bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, vị trí của đoạn trích được học.
+ Thuộc lòng ít nhất 2 đoạn đặc sắc nhất trong đoạn trích.
+ Liệt kê ít nhất 5 đoạn so sánh nét đẹp sông Hương được sử dụng.
+ Liệt kê được các câu văn tiêu biểu nói lên vẻ đẹp, nét tính cách và tính lịch sử của dòng sông Hương.
+ Phân chia bố cục của đoạn trích (tùy theo các tiêu chí khác nhau)
Bậc 2: 
+ Phân tích vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên (ở thượng nguồn, đồng bằng và khi chảy quanh thành phố Huế), dưới góc nhìn văn hóa, vẻ đẹp gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
+ Phân tích tình yêu, niềm tự hào tha thiết của tác giả dành cho dòng sông Hương, cho xứ Huế và rộng hơn là cho đất nước.
+ Phân tích nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích của bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Bậc 3:
+ So sánh với những bài bút ký của các tác giả khác để thấy được nét khác biệt trong tài năng nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.
+ So sánh với các tác phẩm ký khác viết về các con sông để làm nổi bật được nét đẹp đặc trưng của dòng sông Hương. 
+ Từ vẻ đẹp của dòng sông Hương, liên hệ đến ý thức của mỗi cá nhân đến việc giữ gìn, bảo tồn và làm đẹp thêm cho dòng sông. 
Về thái độ: 
Hiểu và yêu hơn nét đẹp dòng sông Hương, về mảnh đất cố đô Huế thơ mộng, trữ tình. 
Bồi dưỡng tình yêu quê hương xứ sở, tình yêu đất nước. 
Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản thuộc thể loại ký
Rèn luyện năng lực phân tích và cảm nhận tác phẩm ký
Rèn luyện năng lực tư duy tích cực, thảo luận và làm việc nhóm
Kiến thức trọng tâm
Vẻ đẹp của sông Hương:
Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
Vẻ đẹp sông Hương được khám phá dưới góc độ văn hóa
Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử
Ý nghĩa nhan đề bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Đặc điểm phong cách sáng tác của tác giả: tài hoa, vốn tri thức uyên thâm, cá tính độc đáo
Chuẩn bị 
Giáo viên: sách giáo khoa, sách giảng viên, giáo án điện tử, một số phương tiện cần thiết để sử dụng trong quá trình giảng dạy.
Học sinh: 
+ Làm việc nhóm với các nội dung nhiệm vụ sau: 
Nhóm 1: Cảnh sắc thiên nhiên ở thượng lưu
Nhóm 2: Cảnh sắc thiên nhiên ở trung lưu
Nhóm 3: Cảnh sắc thiên nhiên ở hạ lưu
+ Đọc ít nhất 2 lần trích đoạn và soạn bài theo hướng dẫn SGK/trang 203
+ Tìm hiểu về thể loại kí, phân biệt bút kí và tùy bút.
+ Tìm hiểu về phong cảnh và con người xứ Huế, đặc biệt là sông Hương qua văn thơ
+ Tìm vị trí của Huế và dòng sông Hương trên bản đồ
Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp dạy học
Sử dụng linh hoạt các hình thức diễn giảng, gợi mở, thảo luận nhóm, nêu vấn đề để học sinh phát huy được khả năng làm việc độc lập, tự chủ và sáng tạo của mình. 
Tích hợp với các tác phẩm cùng thể loại, cùng đề tài: tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, với các kiến thức địa lý, lịch sử và khả năng cảm thụ nét đẹp thẩm mỹ của học sinh. 
Phương tiện dạy học
Máy chiếu: trình chiếu các tranh ảnh về tác giả, về dòng sông Hương, các sơ đồ khái quát về đặc điểm, cấu trúc của bài bút ký. 
Hoặc tranh ảnh, bản đồ về xứ Huế, về dòng sông Hương được giáo viên, học sinh chuẩn bị trước giờ lên lớp.
Tiến trình dạy học
Ổn định và tổ chức lớp: Lớp đứng dậy chào giáo viên. Giáo viên cho lớp ngồi theo các nhóm đã phân công từ trước.
Kiểm tra bài cũ
Hình thức: vấn đáp hoặc làm bài 15 phút 
Câu hỏi: 
+ Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình tượng sông Đà hung bạo, dữ dằn được thể hiện như thế nào? 
+ Hoặc “Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hình tượng sông Đà thơ mộng và trữ tình được thể hiện như thế nào?” 
+ Hoặc “Hình tượng người lái đò sông Đà hiện lên trí dũng song toàn, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.”
Mở đầu bài học: Có rất nhiều cách để vào bài. 
Cho học sinh xem một đoạn video về sông Hương hoặc nghe bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên?”
Hoặc từ đề tài viết về những con sông của nhiều tác giả khác nhau thuộc các thể loại khác nhau, dẫn ra một đoạn văn hay câu thơ về sông Hương để vào bài. 
VD: Nhiều nền văn minh bắt nguồn từ những dòng sông. Con sông là trời sinh nhưng cũng là do con người góp phần xây dựng nên. Người Việt Nam yêu văn chương không thể nào quên một dòng Hương Giang nước trong nước đục của Khuất Nguyên, một dòng Trường Giang như trên trời cao rơi xuống của Lí Bạch. Một bến cẩm dương với cảnh hoa dương liễu làm sầu lòng khách qua sông trong thơ của Bạch Cư Dị. Một dòng sông Đà dữ dội, bạo liệt mà trữ tình, thơ mộng trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân. Mỗi con sông là một dòng cảm xúc, không ai nói họ cho ai.
Bài trước chúng ta đã được học một tác phẩm kí xuất sắc của Nguyễn Tuân về dòng sông Đà có một không hai trong văn học. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một tác phẩm kí cũng đặc biệt thành công khi viết về dòng sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là dòng sông không bao giờ lặp lại mình trong thi hứng văn chương. 
Hoặc cho học sinh xem vị trí của Huế trên bản đồ và các hình ảnh về Huế (hoặc bài hát về Huế) để từ đó dẫn vào bài. 
Hoặc đối thoại với học sinh qua chủ đề về dòng sông để dẫn vào bài. 
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
1.Hướng dẫn đọc hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
H: Đọc và liệt kê lại những đặc điểm cơ bản về tác giả HPNT (tên tuổi, quê quán, tác phẩm tiêu biểu)
Đọc lướt, gạch chân ý chính và trả lời
A.Tiểu sử tác giả
- HPNT sinh năm 1937 tại TP Huế.
 - Quê quán: Quê gốc Quảng Trị, sống làm việc và hoạt động cách mạng ở Huế => cuộc đời gắn liền với Huế nên tình cảm, tâm hồn thấm đẫm tình cảm và văn hóa của mảnh đất này
 - Là người ham chơi, ham đi, ham học, ham kết giao bạn bè
B. Tác phẩm
 - Chuyên viết bút ký (thi thoảng làm thơ)
 - Tác phẩm có rất nhiều ánh lửa của tình yêu thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam; kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư nhiều chiều, tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng
 - Lời văn ngoài suy tư hướng nội, chậm rãi trữ tình và tài hoa.
- Các tác phẩm bút kí chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999) 
- Mở rộng: Một vài nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhà phê bình về kí của HPNT
+ Nguyễn Tuân: “Kí của HPNT có rất hiều ánh lửa”
+ Nguyên Ngọc: “anh – HPNT là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ”
+ Hoàng Cát: “HPNT có một phong cách viết bút kí văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được”
H: Đọc và liệt kê các nét chính về bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? Và vị trí của đoạn trích được học? 
Học sinh trả lời
-Thể loại: tùy bút
- Viết tại Huế, 1-1981, đăng báo Văn nghệ, đưa vào tập ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986)
- HPNT kể “trong việc đi lại hàng ngày, tôi có dịp tiếp xúc với sông Hương và thấy tận mắt những biến ảo trên từng đoạn của nó. Tất cả có thể vẽ thành một dòng sông nguyên vẹn nếu như chắp nối từng đoạn ấy với nhau. Trước 1975 có một lần tôi đứng nhìn sông Hương trên cầu Tràng Tiền. Mặt sông Hương bằng phẳng, tỏa rộng ra và trôi vào bóng tối; có đôi chỗ phập phồng trong làn gió nhẹ như một tà áo lụa và cứ trùng trình như tâm trạng đi không đành trong tình yêu của con sông đối với kinh thành. Tất cả vẻ đẹp ấy cứ vang lên trong tâm hồn tôi thành nốt nhạc của tình khúc Tôi chợt nảy ra một ý định tái hiện cái khoảnh khắc kì ảo ấy của sông Hương. Đó là lời hứa với dòng sông mà chừng nào chưa thực hiện được thì lòng tôi vẫn băn khoăn day dứt khôn nguôi” => Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là lời hứa, là sự tri ân tình nghĩa của HPNT với mảnh đất quê hương. 
- Bài ký gồm 3 phần, đoạn trích được học nằm ở phần đầu.
Cho học sinh xem hình ảnh chân dung tác giả (bằng máy chiếu hoặc bằng tranh ảnh đã chuẩn bị trước)
Đọc hiểu khái quát về đoạn trích
1.Đọc và giải thích từ khó (theo các chú thích ở cuối trang sách)
Chú ý những lắng nghe và hỏi rõ nghĩa những từ chưa hiểu
2.Bố cục
H: Theo em, đoạn trích này được chia làm mấy phần? Vì sao? 
-Bố cục 3 phần()
- Bố cục 2 phần 
+  quê hương xứ sở: thủy trình Hương giang
*Sông Hương ở thượng lưu: “Trong những dòng sông đẹp nhấtchân núi Kim Phụng”.
*Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế: “Phải nhiều thế kỉ qua bát ngát tiếng gà”
*Sông Hương giữa lòng thành phố: “Từ đấy quê hương xứ sở”
+Đoạn còn lại: Sông Hương, dòng sông của lịch sử, cuộc đời và thơ ca.
*Sông Hương với lịch sử dân tộc: “Hiển nhiênmột lời thề’
*Sông Hương với cuộc đời và thi ca: “Sông Hương là vậy” đến hết.
Bố cục 3 phần
- dưới chân núi Kim Phụng: Sông Hương, từ bản trường ca của rừng già thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở (Đoạn thượng lưu)
-Phải nhiều thế kỷ qua điquê hương xứ sở: Sông Hương chảy giữa lòng thành phố Huế - cố đô (đoạn trung – hạ lưu)
-Còn lại: Những suy cảm về sông Hương trong lịch sử: dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết
-Chuyển ý: Ai đó đã từng nói, đất nước có nhiều dòng sông, nhưng mỗi người chỉ có một dòng sông để thương để như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một mối tình để mãi mang theo. Sông Hương trong trái tim của người con xứ Huế Hoàng Phủ cũng là mối tình, là suối nguồn của những yêu thương trong đời. Bởi vậy, viết về sông Hương là viết về tình yêu, niềm say mê ấp ủ. Sông Hương trong bút kí hiện lên với nhiều chiều kích, góc cạnh.
-GV chia lớp làm 3 nhóm, tiến hành thảo luận. Mỗi nhóm bám sát văn bản, thảo luận và cử đại diện lên bảng ghi: sông Hương được miêu tả như thê nào? bằng thủ pháp nghệ thuật nào? ý nghĩa hay thông điệp nghệ thuật được tác giả gủi gắm qua miêu tả sông Hương (theo trình tự từ 1 đến 3 với nội dung: sông Hương ở Thượng lưu, sông Hương ở trung-hạ lưu)
Cho học sinh xem một số hình ảnh về sông Hương.
Nhóm 1:
-Yêu cầu HS đọc văn bản
-Sông Hương được miêu tả trong đoạn trích như thế nào? Hãy liệt kê ra các từ ngữ độc đáo làm nổi bật nét đẹp của sông Hương? 
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? (tính từ? động từ?...)
-Nghệ thuật chủ yếu được dùng miêu tả sông Hương là gì? tác dụng? 
-sau khi nhóm 1 ghi bảng xong, GV yêu cầu HS ở các nhóm nhận xét.
-Giáo viên nhận xét và định hướng các em ... a bằng các dẫn chứng cụ thể? 
H: Từ đó, em có nhận xét gì về ảnh hưởng của sông Hương trong sáng tác của các nghệ sĩ? 
-Mở rộng: Ngoài những tác giả, tác phẩm mà nhà văn kể trong đoạn trích, em có biết những tác giả, tác phẩm nào khác cũng viết về dòng sông Hương? Lấy ít nhất một ví dụ minh họa.
H: Nét đẹp dòng sông Hương còn được tác giả khắc họa dưới góc độ nào? 
-GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá và đưa ra định hướng nội dung.
-GV tiểu kết, nhận xét về các biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng
-Không làm việc theo nhóm, học sinh hoạt động độc lập.
Học sinh đọc nhanh, gạch chân và trả lời.
Học sinh đọc nhanh, gạch chân và trả lời.
-Gọi ít nhất 2 em trả lời để có những cách nhìn toàn diện. 
Học sinh suy nghĩ, trả lời
-Gọi ít nhất 2 đến 3 học sinh trả lời, để thu được các nhận xét đa chiều.
Học sinh suy nghĩ, trả lời
-Gọi ít nhất 2 học sinh, mỗi học sinh đưa ra một ví dụ.
Suy nghĩ, trả lời
Nghe và ghi chép (hình thức đọc chép)
Nghe và ghi chép (hình thức đọc chép)
2.Vẻ đẹp sông Hương dưới góc nhìn văn hóa
Sông Hương được cảm nhận từ nhiều góc độ.
a.Từ góc độ hội họa: 
-Sông Hương cùng những chi lưu của nó tạo nên những đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp cố đô: kéo một nét thẳng mục, chiếc cầu trắng in ngần trên bầu trời như một vầng trăng non, những cây cừa, cây đa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít... những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ
b.Từ góc độ âm nhạc
-“Con sông Hương của tôi () điệu chảy lặng lờ () Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế ” 
=>Dòng chảy con sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng cho thành phố Huế.
-“một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
-“toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”
=>HPNT có cái nhìn phát hiện sâu sắc: bản đàn của xứ Huế chính là “bản đàn đi suôt đời Kiều” và “Tứ đại cảnh” đã kịp vọng vào trong bản đàn của Kiều, trở thành tiếng nói đồng điệu với tâm hồn Kiều.
c. Từ góc độ thi ca
-“Có một dòng thi ca về sông Hương”, “dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”
=> Sông Hương là nguồn cảm hứng bất tận. 
-Mỗi nhà thơ có một khám phá riêng về nét đẹp của dòng sông này: 
+Tản Đà: “Dòng sông trắng – lá cây xanh” =>Từ xanh biếc thường ngày bỗng thay màu rực rỡ, bất ngờ.
+Cao Bá Quát: “như kiếm dựng trời xanh”=>hiên ngang hung tráng.
+Bà Huyện Thanh Quan: nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng.
+Tố Hữu: Sức mạnh phục sinh trong tâm hồn; trong sự đồng cảm cùng đại thi hào Nguyễn Du. 
=>Sông Hương mang đến niềm cảm hứng bất tận, mới mẻ cho các nghệ sĩ.
-Các tác giả, tác phẩm viết về Huế và dòng sông Hương: 
+ Thu Bồn
+Nguyễn Trọng Tạo
+Hàn Mặc Tử
d.Dòng sông Hương với những phong tục, vẻ đẹp tâm hồn người dân xứ Huế
+ Màn sương khói trên sông Hương là màu áo điền lục, một sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng
+ Vẻ trầm mặc sâu lắng của sông Hương cũng như một nét riêng trong vẻ đẹp tâm hồn của người xứ Huế: dịu dàng, trầm tư
=>Từ đầu đoạn trích, miêu tả về sông Hương, nhưng không phải như một phong cảnh đẹp mà tác giả khắc họa nó giống như một con người xứ Huế (cô gái, mẹ hiền) gần gũi, thân thiết, giàu tình cảm. Dòng sông hiện diện như một bức tranh có đường nét, lại được khám phá, phát hiện dưới góc nhìn của âm nhạc, thi ca và gắn liền với phong tục của người dân xứ Huế.
-Tiểu kết: Đoạn văn thể hiện sự uyên bác tài hoa của tác giả trong cái nhìn liên tưởng độc đáo cùng với những triết luận sâu sắc về mối quan hệ giữa dòng sông với thi ca, nhạc, họa.
-Am hiểu sâu sắc về hội họa, âm nhạc và thi ca, điểm nhìn xuyên suốt từ truyền thống đến hiện đại, đậm chất hoài niệm, suy tư (đặc biệt trong cái nhìn đồng cảm và phát hiện với Nguyễn Du và Kiều)
-Ngôn từ chau chuốt, mềm mại, giàu chất thơ. Hình ảnh so sánh, liên tưởng độc đáo (sông Hương như người tài nữ, là dòng sông không tự lặp lại mình)
GV chuyển ý: Dòng sông Hương không chỉ mang trong mình nét đẹp tự nhiên với những đường nét mềm mại, không chỉ nổi bật trên nền văn hóa cổ kính, trầm lắng mà còn khiến tác giả ấn tượng mạnh mẽ về bề dày lịch sử của nó. Sông Hương đã lớn lên và âm thầm phát triển bên cạnh sự phát triển của xã hội loài người.
H: Sông Hương gắn liền với các sự kiên lịch sử nào? Hãy nêu lại đầy đủ các sự kiện mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm? 
(Sau khi liệt kê đầy đủ các sự kiện, nếu như học sinh chưa biết các sự kiện đó, GV có thể xen kẽ nói qua để học sinh hiểu được cụ thể hơn)
H: Qua việc điểm lại các sự kiện lịch sử, tác giả muốn khẳng định điều gì? Giá trị của dòng sông đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người như thế nào? 
H: Em có nhận xét, đánh giá gì về nét đẹp sử thi của dòng sông Hương? 
GV tổng hợp, đưa ra đánh giá.
Học sinh đọc nhanh, tìm ý và trả lời.
-Mỗi học sinh trả lời từ 1 đến 2 sự kiện. 
Học sinh suy nghĩ, trả lời
Học sinh trả lời
Nghe và ghi lại (hình thức đọc -chép)
3.Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với các sự kiện lịch sử
-Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang từ thủa còn là một dòng sông biên thùy xã xôi của đất nước các vua Hùng
-Tên của sông Hương được ghi trong Dư địa chí(1435) của Nguyễn trãi: Linh Giang (nghĩa là dòng sông thiêng). Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.
-Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ.
-Thế kỉ XIX, nó đọng lại với máu của những cuộc khởi nghĩa
-Cách mạng T8 với những chiến công rung chuyển
-Cuộc tiến công tết Mậu Thân 1968, bị tàn phá nặng nề xong vẫn kiên trinh với lời thề sắt đá.
=>Sông Hương là một chứng nhân lịch sử, đã gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc. Là người bảo vệ kinh thành như vua Thiệu Trị từng viết “nhất uyên ương hộ đế thành” (dịch là một dòng sông thẳm bảo vệ kinh thành); dòng sông ấy sẵn sàng “tự hiến đời mình làm một chiến công” cho đất nước trong buổi khó và là người con gái dịu dàng trong buổi hòa bình của đất nước. Sông Hương, là “người lưu dấu ngàn năm”, là “con mắt của đất cựu thần kinh”, là “trái tim của xứ Huế”
=>Vẻ đẹp sử thi của sông Hương: là vẻ đẹp của những chiến công gắn với mốc lịch sử trọng đại của đất nước. Nhưng độc đáo và tinh tường của tác giả thể hiện ở chỗ phát hiện ra chất thơ trong sử. Chính diện mạo và chiều sâu của lịch sử dân tộc khi in bóng xuống dòng sông đã mang lại cho Sông Hương một tầm vóc kì vĩ, lớn lao, một ý nghĩa thiêng liêng và một tinh thần bất diệt.
Tiểu kết: Nhìn sông Hương trong sự vận động: từ một con sông địa lí trở thành con sông lịch sử; từ một người con gái đẹp và tài hoa trở thành người con gái kiên cường của đất nước. Sông Hương không chỉ in dấu lịch sử, song hành cùng lịch sử mà còn chứa đựng lịch sử của riêng nó
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
GV chuyển ý: Theo lẽ thường, tiêu đề của một tác phẩm sẽ phản ánh nội dung mà nó thể hiện. Vậy, tại sao tác giả lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mà không phải là những cái tên khác? Điều này đã được tác giả bật mí trong đoạn cuối cùng của đoạn trích.
H: Em hãy tìm đoạn văn nói lên ý nghĩa nhan đề tác phẩm? 
H: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” xuất hiện mấy lần trong toàn tác phẩm nói chung? Trong đoạn trích nói riêng? 
H: Theo em, tiêu đề Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có ý nghĩa như thế nào?
 Học sinh đọc văn bản
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
-“Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: _ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
=>Kết thúc bút kì bằng một huyền thoại lí giải về tên của dòng sông. Với tiêu đề ấy, nhằm lưu ý người đọc không chỉ cái tên đẹp đẽ của dòng sông mà còn gợi niềm biết ơn đối với những người đã khai phá vùng đất ấy.
-“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”được nhắc đi nhắc lại trong tùy bút 3 lần không kể nhan đề, trong trích đoạn nó được nhắc đến 1 lần. 
-“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – với người đọc chưa biết gì về sông Hương và xứ Huế, nó là câu hỏi vang lên như một sự tò mò, khúc mắc về cái tên sông Hương – sông thơm và khích lệ sự tìm tòi, khám phá. Nhưng với những người biết và yêu xứ Huế, câu hỏi đó bật lên trong thoáng ngỡ ngàng, để rồi từ đó hồi tưởng, suy tư và chiêm nghiệm về nó => Đây cũng chính là cảm hứng sáng tác của tác giả HPNT.
Bởi vậy, Ai đã đặt tên cho dòng sông?- câu hỏi không chỉ phản ánh một khoảnh khắc xao xuyến của tâm tư. Cao hơn, nó hé lộ cho chúng ta thấy một tâm thế sống luôn luôn có trách nhiệm với cuộc đời, luôn biết ngạc nhiên về cái bí ẩn, phong phú vô tận của tạo vật.
Tổng kết
H: Nội dung chính của đoạn trích mà chúng ta vừa học là gì? Em hãy nêu ít nhất 2 ý. 
Nhớ lại và trả lời
1.Nội dung
- Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng huyền ảo, đày chất thơ như đời sống, nhưn tâm hồn con người xứ Huế qua hình tượng dòng sông Hương.
- Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
H: Trong đoạn trích vừa học, tác giả đã sử dụng các biên pháp nghệ thuật nào? Chúng mang lại tác dụng gì? 
Học sinh trả lời (gọi ít nhất 2 học sinh)
2.Nghệ thuật
-Ngoài so sánh, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, lối văn thuyết minh có cảm xúc như một kiểu đòn bẩy nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
- Tình yêu say đắm, niềm tự hào tha thiết với quê hương xứ sở, với đối tượng miêu tả, khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Đặc biệt với sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân
- Sự tinh tế tài hoa, tao nhã, hướng nội
- Giọng điệu trữ tình giàu chất suy tưởng và triết luận
- Sự kết hợp giữa hội họa, nhạc và thơ
=> người viết đã làm nên thành công cho bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”.
Hướng dẫn ôn tập
1.Kiểm tra - đánh giá: có thể áp dụng ngay sau buổi học hoặc đầu tiết sau. Có thể kiểm tra dưới hình thức: 
-Hoặc kiểm tra vấn đáp ngay trên lớp
-Hoặc làm bài tập nhỏ 5 – 10 phút tại lớp.
2.Bài tập ôn về nhà:
-Đề bài: “Đoạn trích bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn văn xuôi xúc tích và đầy chất thơ về sông Hương” (Ngữ văn 12, tập một, tr203). 
Anh (chị ) hãy nêu cảm nhận của mình về chất thơ qua đoạn trích của bài bút ký.
+ Gợi ý làm bài: Có hai ý chính: chất thơ được biểu hiện như thế nào trong bài bút ký và đánh giá chất thơ đó của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. 
-Soạn bài mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Đường, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập một, NXB Hà Nội, 2008.
Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2008.
Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông – bút kí sử thi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Lí luận phê bình văn học, NXB Giáo dục, 2003

Tài liệu đính kèm:

  • docxAi da dat ten cho dong song Hoang Phu Ngoc Tuong.docx