Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca ) Cao Bá Quát

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca ) Cao Bá Quát

 Tuần :4

 Tiết :15

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

(Sa Hành Đoản Ca )

 Cao Baù Quaùt

I - MỤC TIÊU

 *Giúp HS:

 - Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lý giải hành động khởi nghĩa của ông năm 1854.

 - Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh, Các yếu ltố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung .

II- CHUẨN BỊ

 -GV : Sưu tầm tập thơ chữ Hán CBQ, tìm hiểu cách bình giảng bài thơ,một số giai thoại về CBQ .

 -HS : Đọc bài & soạn bài .

 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 7682Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 15: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca ) Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :4
 Tiết :15
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa Hành Đoản Ca ) 
 Cao Baù Quaùt 
I - MỤC TIÊU 
	 *Giúp HS: 
 - Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lý giải hành động khởi nghĩa của ông năm 1854.
 - Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh,Các yếu ltố hình thức này có đặc điểm riêng phục vụ cho việc chuyển tải nội dung .
II- CHUẨN BỊ 
 -GV : Sưu tầm tập thơ chữ Hán CBQ, tìm hiểu cách bình giảng bài thơ,một số giai thoại về CBQ .
 -HS : Đọc bài & soạn bài .
 - PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.	
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Anh (chị ) hãy đọc diễn cảm một đoạn thơ mà mình thích trong “Bài ca ngất ngưởng” lí giải tại sao thích?
Bài mới: 
Sống trong hoàn cảnh mục nát của triều đình nhà Nguyễn không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường, và khao khát có được cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy, để hiểu rõ hơn về tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Đọc hiểu khái quát
*GV: Cho hs đọc tiểu dẫn rút ra ý chính.
*GV giảng thêm ý về tác giả : CBQ là người tài hoa, bản lĩnh ,có tư tưởng tự do, khao khát đổi mới nhưng cuộc đời khá thăng trầm không đỗ tiến sĩ , làm quan bị bắt giam cầm , bị đánh đập  Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương,hi sinh trong trận chiến đấu với quan quân nhà Nguyễn . CBQ làm thơ chủ yếu viết bằng chữ Hán.
*GV giảng về hoàn cảnh st bài thơ.
Để đi thi tiến sĩ cần phải vào kinh đô Huế. Do vậy ( tác giả nhiều lần đi thi hội nhưng không đỗ tiến sĩ) , hành trình từ Hà Nội vào Huế phải qua nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông.
Hai tỉnh Qủang Bình, Quảng Trị là dải đất hẹp có thể bằng mắt thường nhìn thấy, một phía là dải Trường sơn, một phía là biển Đông. Không nghi ngờ gì nữa : hình ảnh bãi cát dài sóng biển và núi, là những hình ảnh có thực đã gợi ý cho tác giả sáng tác bài thơ.
HĐ2 : Đọc hiểu chi tiết văn bản.
*GV: Gọi hs đọc bài thơ
* Hỏi hs câu hỏi : Cảnh bãi cát & người đi trên bãi cát được miêu tả ntn? Vì sao tác giả có thể tả được như vậy?
*GV: Hình ảnh bãi cát dài hiện lên ở đoạn 1 nhưng được nhắc lại ở đoạn 3 của bài ca để đảm bảo tính cân xứng của 2 đoạn thơ trong kết cấu của bài thơ.
Con đường hiện lên hoàn toàn là biểu trưng, một con đường xa xôi mờ mịt. Muốn tìm được chân lí , tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời con người phải vượt qua vô vàn gian lao thử thách..
- Hình ảnh người đi trên bãi cát dài đơn độc lẻ loi. Bước chân đi trầy trật khó khăn (đi một bước lại lùi một bước); mê mải (mặt trời lặn chân chưa nghỉ); vất vả và đau khổ (nước mắt tuôn rơi).
=>Đây là hình ảnh một con người cô độc nhỏ bé giữa mênh mông rộng dài và mờ mịt của cát.
*GV nêu câu hỏi :Đang từ xúc động, đau khổ tâm trạng và suy nghĩ của nhà thơchuyển biến ntn? Vì sao ông lại có suy nghĩ và tâm trạng ấy?
GV: Tác giả khinh bỉ danh lợi tầm thường nhưng mặt khác ông thấy mình vô cùng cô độc, thậm chí mất phương hướng, phải chăng con đường ông đang đi cũng chỉ là con đường dẫn đến những danh lợi tầm thường? Ấp ủ những khát vọng cao cả nhưng Cao Bá Qúat không tìm được con đường để thực hiện những khát vọng đó. Những băn khoăn ấy khiến ông cứ phải trở đi trở lại giữa lí tưởng lớn lao và hiện thực cay đắng vô vị.
*Gọi HS nhận xét về nghệ thuật của bài thơ 
Bài ca khắc họa hình tượng nhỏ nhoi nhưng hết sức kì vĩ của con người vừa quả quyết vùa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí gian truân mờ mịt.
* GV: Cho hs đọc ghi nhớ 
* GV: Gợi ý hs luyện tập
Bài thơ cho chúng ta thấy được lí do tại sao Cao Bá Quát lại chống nhà Nguyễn: Trước hết ông là người nhận ra bản chất thối nát của triều đình nhà Nguyễn. Mặt khác một con người sống phóng túng luôn có khát vọng muốn đổi thay cuộc sống đương thời
 “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” đã góp phần thể hiện tâm hồn tư tưởng của một nhà thơ có bản lĩnh.
-HS đọc phần tiểu dãn rút ra ý chính về tác giả
+Tác giả Cao Bá Quát là một người đầy tài năng và bản lĩnh.
+ CBQ làm thơ bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ ,bảo thủ 
-HS đọc bài thơ (ba bản)
-HS phát biểu về hoàn cảnh st bài thơ. “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” được viết nhân chuyến đi từ HN vào Huế dự thi qua các tỉnh miền trung đầy cát. 
-HS đọc lại bốn câu đầu .
 +“bãi cát” hình ảnh thực gợi lên không gian khó khăn nhọc nhằn.
 +Trên bãi cát ấy là con đường rộng lớn mờ mịt, rất khó xác định phương hướng “con đường” hiểu theo nghĩa tượng trưng, tượng trưng cho con đường xa xôi mờ mịt.
Đây chính là hình ảnh mang tính chất tượng trưng, hình ảnh người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. 
-HS thảo luận trả lời 
 Một tâm trạng >< vinh hoa phú quý thực ra rất hão huyền. Nhận thức được như vậy nhưng tác giả không cưỡng lại được sức hút của nó.
 Hiện tại có cả một khối >< đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ mờ mịt nhưng lại quá cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân nơi bãi cát.
- HS đọc ghi nhớ 
I . TIỂU DẪN
1. Tác giả
-Cao Bá Quát ( 1809?- 1855),tự là Chu Thần , hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh.
- Ông là một nhà thơ đầy tài năng và bản lĩnh.
-Thơ ông có khoảng 1400 bài,20 bài văn Nôm ,câu đối
- ND thơ bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, chứa đựng nội dung khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội VN lúc bấy giờ.
2. Tác phẩm
- “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”: Có thể hình thành trong những lần ông đi vào Huế thi hội.
- Hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông phải theo đuổi cũng như sự bế tắc của trìêu đình nhà Nguyễn.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
1. Hình ảnh bãi cát & người đi trên bãi cát.
- Bãi cát dài hình ảnh thực chỉ con đường đi vô tận 
- Hình ảnh người đi trên bãi cát dài (nhà thơ): 
 +“Đi một ..bước” Nghệ thuật so sánh chỉ con đường xa vời vợi , bước chân đi khó nhọc.
 +”Mặt trời đã lặn”tg đã muộn chưa nghỉ .
 + Các chi tiết: nước mắt rơi, trèo non, lội suối khó khăn, vất vả.
=> Người đi trên bãi cát đó chính là hình ảnh người đi tìm chân lí giữa cuộc đời vừa cô độc vừa bi tráng.
2. Tâm trạng và suy nghĩ của đi trên bãi cát.
-Tâm trạng người đi trên bãi cát đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn:
 Khát vọng công danh phú quí >< thực tế khó thành hiện thực.
=> Tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, con đường công danh theo lối cũ.
- Càng đi càng suy ngẫm >< trong lòng tác giả càng dâng lên nhiều nỗi niềm bế tắc, tuyệt vọng.
- Qua những câu thơ cuối nhà thơ muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp.
3. Nghệ thuật.
-Hình tượng thơ bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực (ai đã từng đi trên cát đều có thể hiểu được.
- Nhịp điệu bài thơ có ý nghĩa rất lớn: lúc nhanh, lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dứt khoát.
- Lời ca vừa bi tráng, vừa u buồn. Nó chứa đựng sự phản kháng âm thầm đối với trật tự hiện hành, cảnh báo một sự thay đổi tất yếu của xã hội đương thời trong tương lai.
III. GHI NHỚ 
IV.LUYỆN TẬP
4.Củng cố 
- Nhấn mạnh hình ảnh, tâm trạng người đi trên bãi cát dài.
- Nghệ thuật chủ yếu từ ngữ ,nhịp điệu của bài thơ
5.Dặn dò
 - Học bài +xem và chuẩn bị hai bài tập làm văn trang 43 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI13.doc