Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 13: Bài ca ngất ngưởng

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 13: Bài ca ngất ngưởng

Bài BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

Tuần4;PPCT-Tiết 13

I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

1/ Kiến thức:Hiểu được phong cách sống của Nguyển Công Trứ và sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của một nhà nho.

2/Kĩ năng: Nắm được những tri thức cơ bản về thể hát nói- thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.

3/Thái độ:Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống của con người.

 II/ Chuẩn bị:

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án ( + SGK, SGV+ STK). Tư liệu + bảng phụ

 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

 III/ Phương pháp:

- Gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2182Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 13: Bài ca ngất ngưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Tuần4;PPCT-Tiết 13
Ngày soạn: 07/09/2009
Ngày dạy: /09/2009
I/ Mục tiêu bài học: Giúp Hs:	
1/ Kiến thức:Hiểu được phong cách sống của Nguyển Công Trứ và sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của một nhà nho.
2/Kĩ năng: Nắm được những tri thức cơ bản về thể hát nói- thể thơ của dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
3/Thái độ:Có ý thức trong việc hình thành nhân cách sống của con người.
	II/ Chuẩn bị: 
	 1/ Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án ( + SGK, SGV+ STK). Tư liệu + bảng phụ 
	 2/ Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.
	III/ Phương pháp: 
- Gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Huy động thực tiễn sử dụng ngôn ngữ để minh họa.
	IV/ Tiến trình dạy học:
 1/ Ổ n định lớp:
 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) Bài TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
	- Trình bày mối quan hệ giữa ngông ngữ chung và lời nói cá nhân? 
 - Nêu ví dụ để làm sáng tỏ mối quan hệ đó?
 3/ Bài mới:
 3.1/ Vào bài: Trong LS VHVN, người ta thường nói đến chữ “ngông”: “ngông” như Tản Đà, “ngông” như Ng. Tuân và “ngông” như NCT. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm chữ “ngông” ấy của NTC.
	 3.2/ Nội dung bài mới: 
TG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
9’
30
HĐ1: HD HS TÌM HIỂU TIỂU DẪN SGK:
? Trên cơ sở SGK, em hãy rút ra 1 số nội dung chính về TG NCT cũng như về sáng tác thơ văn của ông.
? Cho biết thể loại và HCST bài hát nói. Bố cục bài ca.
? Mỗi từ “Ngất ngưởng” gắn liền với quãng đời nào của nhà thơ, thể hiện ở các đoạn thơ nào trong bài. (bố cục).
GV giảng thêm một chút về TG và thể thơ hát nói.
Gv chốt ý chính.
HĐ2: HD HS ĐỌC - HIỂU
? Từ “ngất ngưởng” xuất hiện mấy lần. Nghĩa là gì. Và theo em, “ngất ngưởng” diễn tả tư thế nào của con người,sv
? Ở đây tg dùng từ “ ngất ngưởng” với dụng ý gi.
GV: -Là khác người, xem mình cao hơn người khác.
- Thoải mái, tự do, phóng túng, không theo khuôn khổ nào.
à Khinh đời, ngạo thế, thách thứ mọi thứ.
à Sống theo ý muốn và sở thích của bản thân, không phụ thuộc vào ràng buộc dư luận, kiêu hãnh tâm đắc với bản thân.(ko theo 1 khuôn khổ nào).
? Từ khái niệm “ngất ngưởng” nêu trên, hãy cho biết NCT “Ngất ngưởng” thế nào trong thời gian ông làm quan?
GV: - Vũ trụ nội mạc phi
+ Chữ Hán: Trang trọng ®Tuyên ngôn về chí làm trai. 
+ Câu phủ định: Khẳng định vai trò của kẻ sĩ trog cuộc đời. 
à Quan điểm sống tích cực.
 - Ông Hi Văn tài  
+ Xưng danh: Khẳng định cái tôi của mình & tự hào tài năng của bản thân.
 à Bộc lộ một chút ngông. 
=> Con người đầy cá tính mẽ.
GV -Tham tán: quan văn giúp trông coi việc quân dưới quyền một viên tướng.
- Tổng đồc: chức quan đứng đầu bộ máy cai trị một tỉnh lớn.
- Đại tướng: chức tướng cao nhất trong quân đội
* Phủ doãn: chức quan đứng đầu tỉnh nơi có đặt thủ đô.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuạt của đoạn thơ này?( cách dùng từ, giọng điệu)
 GV chốt ý chính.
? 6 câu đầu là bức chân dung tự họa của nhà thơ khi còn đương chức. Vậy lúc đã cáo quan rồi NCT có còn “Ngông” nữa không. [Có]
? NCT đã là gì kể từ lúc về hưu?(về hưu thế nào, ăn chơi ra sao)
? Cái “Ngất ngưởng” của nhà thơ ở đây như thế nào?
? Qua đó ta thấy ,nhà thơ đã ý thức rất rõ về điều gì về bản thân mình.
? NCT khẳng định điều gì về cái tôi ngất ngưởng ở chốn triều chung. 
GV: - Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống bên Trung Quốc.
- Cái tôi cá nhân riêng đứng bên ngoài đám hoạn quan. Qua đó thể hiện ý thức vượt ra khỏi đạo đức nhà nho.
HĐ3: HD TỔNG KẾT:
- Hs trả lời. (SGK)
- Bố cục: 3 phần
-Từ “Ngất ngưởng” thứ nhất gắn liền với những năm ra làm quan.Đó là cái “Ngất ngưởng” ở chốn quan trường.( 6 câu đầu)
- Từ “Ngất ngưởng” thứ hai, ba gắn liền với những năm cáo quan về hưu. Đó là cái “Ngất ngưởng ở chốn hành lạc. (12 câu tiếp).
- Từ “Ngất ngưởng” thứ tư trở lại quãng đời làm quan. Nhưng đây là cái “Ngất ngưởng” ở chốn triều chung. (Câu cuối).
- Hs ghi nhận.
- Hs suy nghĩ, trao đổi trả lời. HS khác góp ý.
- Xuất hiện 4 lần trong bài thơ ở các câu:4,8,12 và câu cuối.
-“Ngất ngưởng” diễn tả một con người, sự vật có chiều cao hơn so với con người và sự vật khác nhưng ngả nghiêng, chực đổ mà không đổ.
à Đây là trạng thái gây cảm giác rất khó chịu cho người xung quanh, như trêu trọc, trêu ngươi
- HS lắng nghe, ghi nhận.
- Hs thảo luận trong bàn, suy nghĩ trả lời, HS góp ý.
- Khoe tài năng, danh vị XH hơn người. (SGK). Là người văn võ song toàn, với giọng ngông nghênh, tự cao tự đại.--> tự hào tài năng, ý chí hơn người.
- Thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên ở một vị trí công việc nào quá lâu.
- Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng nhiều từ Hán-Việt mang màu sắc trang trọng.Một số thủ pháp nghệ thuật như: điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua.
- HS ghi nhận.
- HS suy nghĩ, trao đổi trả lời.
- Khi NCT về hưu, không thấy yến tiệc linh đình, tặng phẩm, ngựa quí vua ban mà thay vào đó là:
-Cưỡi bò cái về hưu; Đeo đạc ngựa cho bò.
- Đi chùa lại mang theo 1-2 cô đầu, đến bụt cũng phải cười.
- Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành như các tướng ở TQ.
- Qua đó ta thấy nhà thơ ý thức về bản lĩnh, phẩm chất, giá trị của bản thân mình.Có thể nói cái tôi đó là rất đáng trọng.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
 I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả: (1778 – 1858)
 - Hiệu Hi Văn , quê Hà Tĩnh.
 - Học giỏi, giàu chí khí,tài hoa, văn võ toàn tài nhưng gặp nhiều thăng trầm trên đường công danh.
 -Giàu lòng yêu nước, thương dân.
 2. Sáng tác: Thơ văn; có trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù và một bài phú Nôm nổi tiếng “Hàn nho phong vị phú”.
 3. Tác phẩm: - Viết sau 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về hưu. 
 -Thể loại: hát nói- một thể thơ tự do, phóng khoáng.
 4. Bố cục: 3 phần (6 câu đầu, 12 câu tiếp, câu cuối).
 II. ĐỌC – HIỂU:
 1. Cảm hứng chu û đạo “ ngất ngưởng”:
 - Xuất hiện 4 lần.
 - Nghĩa đen: chông chênh, nghiêng ngửa, thiếu chắc chắn.Nghĩa bóng: sống 1 cách hơi ngông, bất chấp dư luận.
 à Tự do, thoải mái, theo ý muốn riêng và không theo khuôn khổ nào. (thách thức mọi người).
 2. “Ngất ngưỡng” ở chốn quan trường:
 - Câu 1: Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất: việc gì cũng là phận sự của ta.
 - Khẳng định tài năng hơn người:Giỏi VC (thủ khoa);Có tài dùng binh ( thao lược)
à văn võ song toàn.
 - Khoe danh vị XH hơn người: tham tán, Tổng đốc,Đại tướng,Phủ doãn Thừa Thiên.
à nhiều từ Hán-Việt trang trọng.Và điệp từ kết hợp liệt kê, ngắt nhịp, giọng rắn rỏiâ vừa có tác dụng khẳng định tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua.
- tự phong mình là ông trên nhiều kẻ khác: ông Hi Văn.
=>Đoạn thơ là niềm tự hào của tác giả về bảøn thân, với một tài năng phi thường và một ý chí mạnh mẽ. 
 3. “Ngất ngưởng” ở chốn hành lạc: (khi về hưu) (12 câu tiếp):
 -Từ câu 7 -12: thú vui ngất ngưỡng lạ thường, không giống ai à trái tự nhiên, khác người, trêu người.
- Câu: Được mất  ngọn đông phong: Thái độ coi thường được mất, khen chê ở đời. (bỏ ngoài tai, ko đế ý đến, vẫn vui như thái thượng). 
 - Khi ca, khi tưu, khi cắc, khi tùng: Ngất ngưởng trog khoái lạc thỏa thích, phóng túng, tự do, sống theo cách của mình thích gì thì làm cái nấy.
 - Câu: Không Phật  không vướng tục: chẳng giống ai,không thoát tục và nhập tục mà không vướng tục.
 - Chẳng Trái  đạo sơ chung
 Khẳng định mình có tài năng xuất chúng và là bề tôi trung thành.
à Cái tôi đáng trân trọng.
 4. “Ngất ngưởng” ở chốn triều chung: (Câu cuối):
 - Tự hào, kiêu hãnh và khẳng định không ai trong triều như ông, bằng ông.
 - Đó là một cái tôi riêng đứng bên ngoài đám quan lại không ra gì trong triều. (>< tập đoàn PK đương thời).
à ý hướng vượt ra khỏi đạo đức nhà nho, thể hiện tấm lòng son sắt trước sau như một đối với đất nước.
 III. TỔNG KẾT (GHI NHỚ SGK).
 - ND + NT.
V/ Củng cồ, vận dụng và dặn dò: (3’) 
 1. Củng cố: Thái độ “Ngất ngưởng” của NCT khi:làm quan,cáo quan về quê .ở chốn triều chung ?
 2/ Vận dụng: (1) Qua tiết học, em học được gì từ nhân cách (phong cách) sống “ngất ngưởng” của NCT? Đó có phải là cách sống lập dị như 1 số người hiện đại?
( 1 phong cách sống bản lĩnh, cá tính, trung thực, thẳng thắn, HĐ tích cực cho xh, đất nước, sống tích cực, (ý thức bản thân: bao gồm cả lí tưởng và trần tục) biết sống và dám sống cho mình. Nó khác với lối sống lập dị của 1 số người).
(2) Muốn thể hiện phong cách sống tích cực như NCT, tuổi trẻ cần có những phẩm chất, năng lực gì và phải làm gì để có những phẩm chất, năng lực ấy? (phải có phẩm chất trí tuệ và năng lực thực sự).
 3/ Dặn dò: Về học bài. Chuẩn bị bài tiếp theo. Câu hỏi định hướng SGK.
	VI/ Đánh giá và rút kinh nghiệm tiết dạy sau:  ...
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI CA NGAT NGUONG.doc