Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 6 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 6 - Tăng Thanh Bình

Tuần 6

Tiết 19

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức:

Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt.

 2. Kỹ năng:

Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP

 Hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tuần 6 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	 
Tiết 19	 
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	1. Kiến thức: 
Hệ thống hóa những kiến thức và kĩ năng biểu lộ cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt.
 	2. Kỹ năng: 
Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS đọc lại đề và phân tích đề.
- GV gợi ý để các HS khác bổ sung hoàn chỉnh.
HĐ2
- GV gợi ý để HS xác điịnh các luận điểm trong mỗi phần của bài viết. 
- HS phát biểu ý kiến xây dựng dàn ý và các ý kiến bổ sung.
HĐ3
- GV dựa vào bài chấm cho HS biết điểm các ưu và nhược điểm với các bài cụ thể.
- HS đọc bài tiêu biểu theo yêu cầu của GV.
I. CÂU 1
- Phản ánh quyền lực to lớn của Trinh Sâm: cuộc sống xa hoa, hưởng lạc.
- Bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quí của tác giả.
II. CÂU 2
a. Mở bài:
 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 
 - Định hướng bài làm.
b. Thân bài:
- Giải thích khái niệm: 
+ Đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động.
 + Hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh.
 - Nêu suy nghĩ về việc tu dưỡng và học tập của bản thân:
 + Đức hạnh trong lĩnh vực tu dưỡng và học tập của bản thân.
 + Từ những phẩm chất đạo đức cần thiết ấy, bản thân đã xác định hành động cụ thể ra sao để phù hợp với tiêu chí đạo đức mà mình theo đuổi.
 c. Kết bài:
 Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về ý thức tu dưỡng của bản thân.
III. NHẬN XÉT CHUNG
 1. Ưu điểm:
 2. Nhược điểm:
 3. Điểm thống kê:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11A
11B
	4. Hướng dẫn tự học: 
- Về nhà chọn một trong các luận điểm viết thành đoạn văn.
	- Hướng dẫn soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Tiết: 22, 23
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
(Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	1. Kiến thức: 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiêp và giá trị nội dung, nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử của văn học Việt Nam thời Trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ.
	- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của tác giả: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Nhận thức được nhưng thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi trong bài văn này.
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu có những hiểu biết về văn tế. 
- Đọc – hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Trân trọng sự hy sinh của các nghĩa sĩ trong buổi đầu chiến đấu giữ nước.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, phát vấn, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Nét cơ bản cần nắm về cuộc đời của NĐC?
- HS trả lời GV gợi ý để các em khác nhận xét, bổ sung và tổng hợp.
*GV giảng: Ba phẩm chất đáng trân trọng trong con người Đồ Chiểu: 
1. Nhà văn coi trọng chức năng giáo huấn. 
2. Một nhà giáo coi việc dạy người cao hơn dạy chữ.
3. Một thầy lang lấy việc chăm sóc sức khỏe nhân dân làm đức.
HĐ2
 - HS dựa vào sgk nêu những tác phẩm chính của NGĐ.
- GV dựa vào hai nội dung sgk gợi ý để HS dùng các tác phẩm tiêu biểu chứng minh.
- Thang công về nghệ thuật đối với thơ văn của NĐC?
- HS trả lời, GV tổng hợp.
HĐ1
- HS dựa vào phần tiểu dẫn gạch chân ý cơ bản về tác giả, tác phảm.
- Xác định bố cục và nêu các ý chính ?
- Dựa vào Tiểu dẫn sgk, em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài văn tế này ?
HĐ2
- Hình ảnh đối lập trong phần này và cho biết suy nghĩ của em về hình ảnh ấy? Qua đó, nêu tư tưởng chính của toàn bài văn?
- HS phát biểu, bổ sung. GV tổng hợp.
- Cho HS phát hiện những cặp câu đối trực tiếp viết về người nông dân nghĩa sĩ?
*Cho HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: cặp 3,4,5 nêu lên đặc điểm gì của người nghĩa sĩ? chứng minh?
+ Nhóm 2: cặp 6,7,8,9 miêu tả lòng yêu nước, căm thù giặc của người nông dân Nam Bộ ra sao? Họ mong đợi triều đình lãnh đạo chống giặc ngoại xâm như thế nào ?
+ Nhóm 3: cặp 10,11,12 miêu tả tinh thần tự giác đứng lên làm nghĩa sĩ như thế nào? Tại sao tác giả nhấn “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, họ “nào đợi tập rèn” nhằm tác dụng gì ?
+ Nhóm 4 cặp 13,14,15 miêu tả cuộc chiến đấu như thế nào?
- Em hãy khái quát những nét tiêu biểu của người nông dân nghĩa sĩ ?
* Đọc đoạn từ “Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”
- Đoạn văn vừa đọc thể hiện niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với người nông dân nghĩa sĩ như thế nào?( Chi tiết, hình ảnh)
- Những cặp câu 20,21,22,23 thể hiện suy nghĩ gì về lẽ sống chết của người nông dân nghĩa sĩ ? những từ ngữ và giọng điệu đã góp phần tạo nên tình cảm như thế nào của tác giả ?
- Tình cảm của tác giả đối với người nghĩa sĩ trong phần này như thế nào?
- HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp.
- Giá trị NT đặc sắc của bài văn tế ?
 - HS đọc ghi nhớ sgk.
- Ý nghĩa của văn bản?
- GV dựa vào bài dạy để HS phát biểu.
A. TÁC GIẢ
 I. CUỘC ĐỜI
 - Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) (1822 – 1888) người Gia Định.
 - Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh:
 + Cha bị cách chức, mẹ mất, bị mù và bị bội hôn.
 + Pháp chiếm Gia Định ông về Ba Tri: dạy học, bóc thuốc, sáng tác thơ văn đồng thời liên lạc với các sĩ. phu yêu nước chóng giặc.
 =>Cuộc đời của NĐC là một tấm gương sáng vê lòng yêu nước, thương dân, nghị lực sống và lòng căm thù giặc.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
1. Những tác phẩm chính:
 (sgk)
2. Nội dung thơ văn:
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
- Lòng yêu nước, thương dân.
3. Nghệ thuật thơ văn:
- Không óng mượt nõn nà mà chất phác, đậm chất Nam Bộ.
- Kết hợp hai yếu tố đạo đức về nội dung tưởng và trữ tình về phương diện cảm xúc
=> Trữ tình - đạo đức và trữ tình - yêu nước.
B. TÁC PHẨM
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Thể loại: Văn tế.
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Được viết theo yêu cầu của Tuần phủ Đỗ Quang để đọc tại lễ truy điệu các Nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Tiếng khóc từ đáy lòng tác giả và tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hy sinh của những người anh hùng.
II. ĐỌC – HIỂU
1. Nội dung:
 a. Lung khởi: Cảm tưởng khái quát về người nông dân nghĩa sĩ hi sinh trong trận Cần Giuộc:
- Tiếng than: “Hỡi ôi!”: quen thuộc – xúc động.
- Sự đối lập: “Súng giặc đất rền” và “Lòng dân trời tỏ”.
 - Giặc nổ súng xâm lược nước ta báo hiệu Tổ quốc lâm nguy, lẽ thường trước tình huống có liên quan tới “Quốc gia đại sự” là phải kể đến phản ứng của vua quan; nhưng trong trường hợp này tác giả chỉ nói đến dân “lòng dân trời tỏ”.
=> Hoàn cảnh xuất thân và việc tự nguyện ra trận đánh giặc của người nghĩ sĩ..
b. Thích thực: hồi tưởng về cuộc đời nghĩa sĩ.
- Hoàn cảnh xuất thân: (đối ý, đối thanh)
 + Hiền lành, cần cù, giản dị, chất phát, gắn bó với đồng ruộng làng quê.
 + Yêu cuộc sống hòa bình, không hề biết đến chuyện súng, gươm.
- Thái độ của họ khi có giặc ngoại xâm: (so sánh)
 + Thất vọng lo lắng khi nhận ra triều đình vô trách nhiệm bỏ rơi dân lành trước họa xâm lăng.
 + Thái độ căm thù quân giặc ngang ngược giày xéo quê cha đất tổ. 
- Tinh thần chiến đấu (đối lập)
 + Tự nguyện.
 + Trang bị vũ khí thô sơ.
- Cuộc chiến đấu: (đặc tả)
 + Khí thế, mạnh mẽ, bất chấp hiểm nguy, hành động theo tiếng gọi con tim yêu nước.
 + Hình tượng nghĩa sĩ là hình tượng của người nông dân yêu nước, căm thù giặc do thiếu vắng quân đội chích quy của triều đình, họ đã đứng lên đánh giặc bằng vũ khí thô sơ và hi sinh oanh liệt.
 + Hình tượng nghĩa sĩ thể hiện một tinh thần tự giác cao độ, anh dũng vô song làm cho kẻ địch kinh hồn, bạt vía.
=> Tinh thần xả thân của những người dân chân đất mang trọng trách và chí khí của những người anh hùng thời đại.
c. Ai vãn: than tiếc các nghĩa sĩ.
- Khẳng định và trân trọng nghĩa binh chỉ là người dân thường, nhưng sẳn sàng dấy binh vì một lòng yêu nước.
- Ca ngợi quan điểm sống chết đúng đắn, cao quí.
- Nỗi đau đớn, mất mát của những người ruột thịt, của quê hương, của thiên nhiên, đất nước tất cả đều nhuốm màu tang tóc, nghiêng đỗ trước sự hi sinh của người nghĩa quân.
=>Nỗi đau đớn tiếc thương của người thân, của nhân dann trước sự hy sinh của các nghĩa sĩ.
d. Kết: Tình cảm xót thương của người đứng tế với linh hồn người chết.
- Ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ bình thường sau lũy tre làng vì nghĩa lớn đã trở thành anh hùng, linh hồn của cuộc kháng chiến giữ nước, nhân vật lí tưởng của mọi thời đại.
- Thể hiện vẻ đẹp hiên ngang, bi tráng mà giản dị của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc tự giác đứng lên đánh giặc và thái độ cảm phục, xót thương của tác giả đối với các nghĩa sĩ ấy.
- Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình ảnh người nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng tác văn học. Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xứng đáng “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta”.
=> Ý nghĩa cái chết bất tử của những người anh hùng.
2. Nghệ thuật:
- Chất trữ tình.
- Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.
- Ngôn ngữ vừa trang trọng, vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân.
- Lần đầu tiên trong lịch sử VN người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với vẻ đẹp vốn có của họ.
4. Hướng dẫn tự học:
	- Học thuộc một số đoạn trong bài.
	- Xem trước bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố.
Tiết 24 
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	1. Kiến thức:
	- Thành ngữ: cụm từ cố định hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng có sẵn, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tựơng và biểu cảm.
	- Điển cố: là sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hóa dân gian, được dẫn trong văn chương có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị hình tượng, biểu cảm. 
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói.
	- Cảm nhận, phân tích giá trị biểu đạt và giá trị nghệ thuật trong lời nói, câu văn.
	- Biết sử dụng và sửa lỗi trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Xem bài, chuẩn bị phần luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP
	Hoạt động nhóm, phân tích, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
	1. Ổn định.
	2. Bài cũ
	3.Bài dạy.
HĐ của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- HS HĐ nhóm 4 em.
+ Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày.
+ Nhận xét khái quát.
- GV cho HS HĐ nhóm 4 em.
+ Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
+ Nhận xét và bổ sung.
- GV cho HS HĐ theo tổ sau đó đại diện đứng tại chổ trả lời.
- Các em khác bổ sung và GV tổng hợp.
- HS HĐ nhóm 4 em.
+ Đại diện hai nhóm đứng tại chổ trình bày.
+ GV gợi ý cho các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- GV gợi ý dựa vào các bài đã làm để HS về hoàn thành.
Bài tập 1
 - Một duyên hai nợ: tác gỉa tự coi mình là nợ của đời vợ. 
 - Năm nắng mười mưa: chỉ sự vất vả, cực nhọc, dãi dầu mưa nắng.
Bài tập 2
 - Đầu trâu mặt ngựa: tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị vu oan.
 - Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, mặc dù cuộc sống bên ngoài tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ.
 - Đội trời đạp đất: lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc và khuất phục bởi quyền uy
Bài tập 3
 - Điển cố: không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ nhưng cũng mang tính cụ thể xuất phát từ những sự kiện hoặc sự tích cụ thể trong quá khứ để nói về hiện tại. Điển cố thường ngắn gọn nhưng ý nghĩa lại hàm súc.
 - Trong các văn bản cổ, điển cố được sử dụng khá phổ biến. Ngày nay, trong các văn bản chúng ta vẫn thấy xuất hiện những điển cố mới, tuy nhiên không phổ biến. Việc sử dụng điển cố đòi hỏi tác giả phải là người có vốn sống, có tri thức về lịch sử, văn hóa phong phú.
Bài tập 4
 - Ba thu: (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề - một ngày không nhìn tháy mặt nhau dài lâu như ba mùa thu) KT tương tư TK: Một ngày không gặp nhau có cảm giác như dài ba năm.
 - Chín chữ: Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, duc, cố, phục, phúc: TK nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với mình, mà mình thì nơi đất khách chưa có dịp đền trả công ơn.
 - Liễu Chương Đài: gợi chuyện xưa một người đi làm ăn xa viết thư về thăm vợ với câu: Cây liễu Chương Đài xưa xã nhánh – Nay có còn không – Hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi. Tâm trạng TK nhớ về KT trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.
Bài tập 4, 5, 6, 7
4. Hướng dẫn tự học: 
- Làm bài tập 4, 5, 6, 7.
- Sưu tầm về thành ngữ, điển cố.
	- Soạn bài: Chiếu cầu hiền
Duyệt tuần 6 – 19/9/11
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 11 2012T6.doc