Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 96: Tôi yêu em (puskin)

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 96: Tôi yêu em (puskin)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, vị tha, cao thượng.

- Nắm được các đặc sắc thơ của Puskin: giản dị, tinh tế và rất hàm súc.

2. Kỹ năng:

- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS về tình yêu, niềm tin trong cuộc sống.

 

docx 8 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 124369Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 96: Tôi yêu em (puskin)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/11/2016
Sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thoa
Lớp: Sp Ngữ văn k36
Tiết: 96 TÔI YÊU EM
( Puskin )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, vị tha, cao thượng.
- Nắm được các đặc sắc thơ của Puskin: giản dị, tinh tế và rất hàm súc.
Kỹ năng:
- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ.
Thái độ:
- Giáo dục cho HS về tình yêu, niềm tin trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Soạn giáo án, đọc SGK, sách GV, sách tham khảo.
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi.
Học sinh:
- Học thuộc bài cũ, làm bài tập về nhà.
- Đọc trước bài mới, soạn bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
- Phương pháp: phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm.
- Phương tiện: bảng, phấn, bảng phụ.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp (1phút)
Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Bài mới
- Giới thiệu bài mới (1 phút): 
Xuân Diệu từng viết: 
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không yêu một kẻ nào”
Tình yêu luôn là một đề tài được các nhà thơ viết rất nhiều. Tình yêu cũng như thơ không quan trọng vẻ bề ngoài mà giá trị của nó nằm ở cảm xúc chân thành bên trong. “ Tôi yêu em” của Puskin là một bài thơ về một tình yêu chân thành, cao thượng đã chinh phục tất cả trái tim của độc giả không chỉ ở Nga mà còn nổi tiếng trên thế giới.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
10’
25’
4’
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trả lời các câu hỏi: 
? Nêu những hiểu biết của em về Puskin?
- Yêu cầu HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi
? Nêu hoàn cảnh sáng tác và bố cục của bài thơ “ Tôi yêu em”
Hoạt động 2: hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản.
- Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu các câu hỏi giúp HS phân tích tác phẩm:
? Nhà thơ mở đầu bài thơ như thế nào?
? Cách xưng hô cua tác giả ra sao? So sánh với các cách xưng hô khác.
? Ở câu tiếp theo, nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh điều gì?
? Các từ nhưng, không thể hiện điều gì?
? So với hai câu đầu thì mạch cảm xúc ở hai câu sau thay đổi như thế nào?
? Hai câu tiếp theo tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Hai câu này nhân vật trữ tình đã bộc lộ những cảm xúc gì?
? “Tôi yêu em” lặp lại để làm gì?
? Lời cầu chúc có ý nghĩa gì?
Hoạt động 3: hướng dẫn HS tổng kết.
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
- HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi.
- Hs đọc bài thơ và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản.
HS đọc diễn cảm bài thơ và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: HS tổng kết bài học.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
Tác giả:
- A.X.Puskin (1799 - 1837). Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Matxcova, sớm tiếp thu tư tưởng tiếp bộ.
- Ông là “mặt trời của thi ca Nga” với 800 bài thơ trữ tình, là tác giả của nhiều tiểu thuyết, kịch, trường ca, truyện ngắn.
- Các tác phẩm thường thể hiện khát khao tự do, tình yêu của dân tộc Nga.
Tác phẩm:
- Hoàn cành sáng tác: Là một bài thơ tình nổi tiếng viết về mối tình không thành giữa nhà thơ và cô Leonhina - con gái của Chủ tịch viện hàn lâm nghệ thuật Nga.
- Bố cục:
+ Bốn câu đầu: tâm trạng giằng xé của nhân vật trữ tình.
+ Hai câu giữa: những cung bậc cảm xúc..
+ Hai câu cuối: sự chân thành, cao thượng.
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN.
Bốn câu đầu: những mâu thuẫn giằng xé:
a. Hai câu đầu:
- Mở đầu bằng ba chữ “tôi yêu em” đó là lời giãi bày trực tiếp, giản dị, khẳng định tình yêu chân thật.
- Xưng hô tôi - em: diễn tả mối quan hệ vẫn còn xa cách.
- Các cách xưng hô khác:
+ tôi - cô: xa lạ, không có tình cảm.
+ anh - em: quá gần gũi, một tình yêu đã hình thành.
- Đến nay chừng có thể, chưa hẳn đã tàn phai: nhấn mạnh là a đã từng yêu em va đến bây giờ vẫn còn yêu.
- Ngọn lửa tình: thể hiện tình yêu luôn nồng nàn, cháy bỏng của chàng trai.
b. Hai câu sau
- nhưng: sự mâu thuẫn trong tâm trạng giữa lí trí và cảm xúc. Không: sự dứt khoát trong tình cảm để tránh người yêu phải buồn.
- Hai câu sau có sự chuyển biến: dồn nén, kìm chế cảm xúc của mình là tôn trọng người mình yêu.
=> Nhân vật trữ tình có một tình yêu đẹp. Ông yêu hết mình mãnh liệt nhưng không quan tâm đến bản thân mà chỉ mong người yêu được hạnh phúc.
Hai câu tiếp: những cung bậc cảm xúc
- điệp ngữ “tôi yêu em” được nhắc lại nối liền mạch cảm xúc để nhà thơ giãi bày tâm trạng của tình yêu đơn phương.
- cảm xúc từ âm thầm không hi vọng đến rụt rè sau đó là hậm hực lòng ghen. 
=> đây là biểu hiện của một tình yêu chân thành và say đắm.
Hai câu cuối: tình yêu cao thượng của nhân vật trữ tình.
- Điệp ngữ “tôi yêu em” lặp lại lần thứ ba để khẳng định tình yêu chân thành, mãnh liệt, không thay đổi của nhân vật trữ tình.
- Lời cầu chúc:
+ Một tình yêu đẹp, chân thành, đằm thắm.
+ Một tấm lòng cao thượng vượt qua mọi ghen tuông, ích kỷ chỉ mong người mình yêu hạnh phúc.
+ Quan niệm nhân văn cao đẹp trong tình yêu.
=> Đưa tình yêu lên ngôi, làm sáng chói nhân cách cao đẹp của nhân vật trữ tình.
III. TỔNG KẾT: (SGK)
Nghệ thuật
Nội dung
Củng cố, dặn dò (1 phút):
- Làm các bài tập trong SGK phần luyện tập.
- Học thuộc bài thơ và bài trong vở
- Chuẩn bị bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_26_Toi_yeu_em.docx