Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 84: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 84: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử.

- Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ nói chung và tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống trần thế và con người nói riêng.

- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

II. DỰ KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC

 1. Những kỹ năng sống cơ bản:

 - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình, có thể vận dụng kĩ năng đó vào trong nhiều văn bản mà các em sẽ gặp sau này

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình

- Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - Một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.

- Có ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống qua tấm gương tràn đầy nghị lực sống của Hàn Mặc Tử.

 

docx 12 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 4722Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 84: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 (HKII)	Ngày soạn: 19/2/2017
Tiết: 84, BS	 Ngày dạy: 25/2/1017
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh:
- Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Hàn Mặc Tử.
- Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ nói chung và tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống trần thế và con người nói riêng.
- Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. 
II. DỰ KIẾN TỔ CHỨC DẠY HỌC
 1. Những kỹ năng sống cơ bản:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình, có thể vận dụng kĩ năng đó vào trong nhiều văn bản mà các em sẽ gặp sau này
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình 
- Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - Một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.
- Có ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống qua tấm gương tràn đầy nghị lực sống của Hàn Mặc Tử.
 2. Hình thức tổ chức và phương pháp: 
 - Giải thích, phân tích, phát vấn
 - Thảo luận nhóm
 3. Phương tiện và yếu tố bổ trợ:
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, phương tiện trực quan (trình chiếu powerpoint), tài liệu tam khảo.
- Học sinh: Sách giáo khoa, soạn bài, tài liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Giới thiệu bài mới: 
Hàn Mặc Tử là một thi sĩ tài hoa của văn học Việt Nam hiện đại nói chung và của thơ mới nói riêng và cũng là một trong những nhà thơ bất hạnh nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy cuộc nhân duyên giữa thi sĩ tài hoa này với Thơ mới chỉ vỏn vẹn 9 năm nhưng cũng đủ để hồn thơ ấy thăng hoa thành một ngôi sao sáng trên thi đàng dân tộc. Tiết học hôm nay, thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thế giới thơ của Hàn Mặc Tử qua bài Đây thôn Vĩ Dạ.
4. Tiến trình bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Trên cơ sở phân chia nhóm và giao bài tập hoạt động nhóm về nhà, giáo viên yêu cầu Nhóm 01 cử đại diện thuyết trình về:
? Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
? Trình bày xuất xứ của bài thơ?
? Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt?
=> Ban đầu bài thơ có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” về sau đổi thành “Đây thôn Vĩ Dạ”. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế có người chèo đò trên sông Hương với lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục của Hoàng Thị Kim Cúc - một cô gái ở thôn Vĩ Dạ gửi cho ông khi ông đang dưỡng bệnh ở Quy Hòa.
? Đề tài của bài thơ này là gì?
Đề tài bài thơ: Sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lứa đôi.
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Ý nghĩa của từng phần là gì?
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi sớm.
- Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng đầy khắc khoải của nhà thơ.
- Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi mơ tưởng trong tâm trạng của thi nhân.
Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài thơ với nhịp 4/3 với giọng nhẹ nhàng, da diết, khắc khoải.
- Giáo viên yêu cầu nhóm 2 thuyết trình: Phân tích nội dung và nghệ thuật trong khổ thơ thứ nhất theo các câu hỏi gợi ý trong phiếu học tập
? Tại sao trong câu hỏi tu từ tác giả không dùng “về thăm” mà lại là “về chơi”?
? Xác định Hình thức? Sắc thái? Chủ thể trữ tình trong câu thơ đầu?
? Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của thi nhân hiện lên như thế nào?
? Xác định hình thức nghệ thuật và tác dụng của các hình tức nghệ thuật ấy? (Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ)
* Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Mở đầu bài thơ bằng câu hỏi tu từ với nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa như nhắc nhở, trách móc, mời mọc, thôn Vĩ đẹp thế sao anh không về? Từ “anh” là ai? Có thể hiểu đây là chính tác giả đang tự hỏi mình, tự trách mình hoặc cũng có thể là lời của cô gái thôn Vĩ hỏi tác giả sao tác giả không về thôn Vĩ chơi?
- Ở đây, tác giả dùng từ “chơi” mà không dùng từ “thăm” vì từ “chơi” thể hiện một sự thân mật gần gũi vì thôn Vĩ gắn liền với nhiều kỷ niệm đối với nhà thơ.
- Việc lập lại từ “nắng” như nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh và đầy ấn tượng trong lòng nhà thơ đồng thời khái quát nét đặc trưng của nắng miền trung.
- Giáo viên mở rộng: hình ảnh mặt chữ điền có nhiều cách hiểu:
+ Mặt một người con gái xứ Huế 
+ Mặt một người con trai, có thể là chính tác giả
+ Khuôn mặt của người xứ Huế nói chung.
+ Bức bình phong trước cửa ngôi nhà ở xứ Huế.
- Giáo viên yêu cầu nhóm 3 thuyết trình sản phẩm thảo luận nhóm của mình: “Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thứ 2 theo những gợi ý trong phiếu học tập số 3)
? Không gian thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ 2 với những hình ảnh nào?
? Nhận xét về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thứ hai? Phân tích nét độc đáo trong cách thể hiện của nhà thơ.
? Cảm nhận về cảnh vật và tâm trạng thi nhân ở khổ thơ thứ 2?
- Giáo viên nhận xét và chôt ý.
- GV diễn giảng: Khổ thứ 2, cảnh vật từ thực chuyển sang huyền ảo và chìm dần vào huyền ảo, cách ngắt nhịp 4/3, ngăn cách bằng dấu phẩy, tách câu thơ thành 2 vế, điệp từ “gió”, “mây”, gió đóng khung trong gió “gió theo lối gió”, “mây đóng khung trong mây, “mây đường mây” nói lên sự chia ly, bởi thông thường, gió và mây cùng chiều nhau, gió thổi thì mây bay.
+ Dòng nước buồn thiu là biện pháp nhân hóa mang tâm trạng của tác giả, nỗi buồn như thấm vào dòng nước, vào hoa bắp. Từ “lay” là động từ chỉ trạng thái nhẹ nhàng, giao động nhẹ diễn tả không gian buồn, cảm giác hiu hắt đến se lòng.
- Mở rộng: Trong dân ca “Ai về dòng dứa hoa chuông - Gió lay bông sậy để buồn cho em”.
=> gợi lên không gian cô quạnh, cảnh vật mang tâm trạng của nhà thơ, đi từ cõi thực sang cõi ảo
- Ở 2 câu thơ cuối, cảnh vật như thật sự chìm vào hư ảo:
+ “Bến sông trăng” có thể hiểu là dòng sông Hương chảy qua thôn Vĩ vào một đêm trăng sáng, ánh trăng phản chiếu xuống mặt nước, tác giả cứ ngỡ là bến sông trăng. Do mắc phải căn bệnh phong nên tác giả chỉ sống thui thủi một mình, lấy ánh trăng làm bạn, nhà thơ xem ánh trăng như là người tình, người tri âm, tri kỷ của mình, tác giả dường như đang mong đợi một sự gặp gỡ của mình với người tình (ở đây có thể hiểu là Kim Cúc). Câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay” như là một sự lo âu, sự ám ảnh về thời gian đang vơi dần, tác giả sợ mình có thể chết bất cứ lúc nào vì căn bệnh hiểm nghèo này, tác giả lo sợ rằng mình không thể chờ đợi nỗi người tình qua ngày mai.
- Giáo viên yêu cầu nhóm 4 thuyết trình sản phẩm thảo luận nhóm của mình: “Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thứ 3 theo những gợi ý trong phiếu học tập số 4)
? Ở khổ thơ thứ 3 nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào?
? Những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong khổ thơ thứ 3?
? Nhận xét bút pháp miêu tả trong 3 khổ thơ có gì khác nhau (thời gian, không gian, khung cảnh)?
- Nhận xét và chốt ý:
- “Mơ” là một trạng thái vô thức của con người, ở đây tại sao tác giả không dùng “mong” mà lại dùng “mơ”? vì tác giả dường như không còn được tỉnh táo, thần trí như vô thức.
- Điệp từ “khách đường xa” cùng với nhiệp điệu dồn dập làm nổi bậc lên sự mong nhớ của tác giả với một người “khách xa”. Ở đây “khách” này có thể là Kim Cúc, từ “xa” chỉ khoảng cách về địa lý giữa tác giả với Kim Cúc => khát vọng ngoài tầm với. Đồng thời nhịp điệu “khách đường xa” được lặp lại lần thứ hai ta cảm giác như người “khách” đó đang khuất xa dần khỏi tầm ngắm của tác giả.
- “Áo em trắng quá”, màu trắng ở đây là màu trắng của hư ảo, khó nắm bắt, màu trắng ở đây ngoài chỉ sắc áo còn chỉ đến sắc lòng trong tâm hồn tác giả, màu trắng như thường trực trong tâm trí, trong thơ của tác (nắng trắng, sông trắng, áo trắng, trăng cũng trắng). Trong bài “Mùa xuân chín” có câu “Chị ấy năm nay còn gánh thóc - Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”. “Em” ở đây có thể là một sự ảo ảnh trong hoài niệm của tác giả đối với cô Kim Cúc 
- Trong 2 câu cuối:
+ “Sương khói mờ nhân ảnh” như là một sự nhạt nhòa, một sự mơ hồ trong tâm trí của tác giả đối với hoài niệm của chính tác giả. 
+ Kết thúc bài thơ là một câu hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà”. Đại từ phiếm chỉ “ai” ở đây là ai? Ta có thể hiểu đại từ “ai” ở đây có thể là chỉ Kim Cúc, từ “ai” thứ 2 chỉ tác giả giả, tác giả như muốn hỏi cô Cúc có biết tình yêu của tác giả rất đậm đà hay không? Đồng thời cũng có thể hiểu là tác giả muốn đặt nghi vấn, tự hỏi mình, mình nào có biết tình yêu cô Cúc dành cho mình có đậm đà không? 
- Nhóm 1 trình bày dựa theo các gợi ý của giáo viên trong phiếu học tập, các học sinh còn lại chú ý lắng nghe. 
- Học sinh đọc bài thơ
- Nhóm 2 cử đại diện thuyết trình trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và ghi chú lại.
- Nhóm 3 thuyết trình, các học sinh còn lại lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và ghi chú.
- Nhóm 4 trình bày, các học sinh còn lại lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
 a. Cuộc đời:
- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí.
- Quê quán: Làng Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc nay thuộc TP. Đồng Hới (Quảng Bình), xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo.
- Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã. 
+ Cha mất sớm, ông ở với mẹ tại Quy Nhơn. 
+ Năm 24 tuổi, ông mất bệnh phong và về hẳn Quy Nhơn để chữa trị.
+ Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ (28 tuổi) 
- Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông.
b. Sự nghiệp sáng tác: 
- Ông là nhà thơ lạ nhất trong phong trào thơ mới. 
- Ông là một trong những nhà thơ có sưc sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. 
- Phong cách thơ: Thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới nghệ thuật kỳ dị. Ở đó có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình ảnh đó là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đời, chan chứa khát khao sống.
Tác phẩm:
a. Tác phẩm chính: Gái quê (1936); Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương) (1938); Duyên kỳ ngộ (1939); Quần tiên hội (1940)....
b. Hoàn cảnh sáng tác:
- Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ Điên”, phần “Hương thơm”.
II. Đọc hiểu văn bản
Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi sớm.
“Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?”
+ “Về thăm”: thể hiện sự trân trọng, khách sáo.
+ “Về chơi”: thể hiện sự thân mật gần gũi, về thôn Vĩ về với chốn cũ người xưa, về nơi tác giả có rất nhiều kỉ niệm.
+ Hình thức: câu hỏi tu từ.
+ Sắc thái biểu cảm: Hỏi han, mời mọc, trách móc “Thôn Vĩ đẹp thế sao anh không về?”
+ Chủ thể trữ tình: tác giả
=>Thể hiện sự băn khoăn, dai dứt trong tâm trạng của thi nhân. Câu hỏi thể hiện một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực của thi nhân. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái kết để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên.
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”
- Cảnh thôn Vĩ:
+ Nắng hàng cau
Cau là cây cao nhất, cây đầu tiên đón ánh nắng trong vườn gợi lên vẻ đẹp mảnh mai, thanh thoát, giản dị, giàu sức sống .
“Nắng mới lên”: là cái nắng đầu tiên của một ngày gợi lên sự trong trẻo, tinh khôi, sự bắt đầu của một ngày mới. 
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc ”
- “Vườn ai” gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn. 
- “Mướt qua” đây là một tính từ gợi tả cái vẻ mượt mà, mơn mởn xanh tươi, đồng thời thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm say sưa.
- “Xanh như ngọc” là một hình ảnh so sánh rất tự nhiên, giản dị.
=> Gợi một vẻ đẹp trong sáng và sự tươi tốt màu mỡ của làng quê thôn Vĩ.
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
- Người thôn Vĩ với khuôn “mặt chữ điền” gợi lên vẻ đẹp phúc hậu sự thanh tú mềm mại và đầy đặn.
-> Mối quan hệ người cảnh tạo nên vẻ đẹp e ấp kín đáo.
=> Cảnh vật trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng tràn đầy sức sống và e ấp có sự hài hòa giữa cảnh và người nhưng cũng có vẻ hờ hững, xa xôi điều đó càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt được trở về với những kỉ niệm đã qua ở mảnh đất này. 
Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
- Gió, mây, sông nước, hoa được nhân cách hoá để nói tâm trạng buồn bã của con người. 
- Cái ngược đường của gió, mây gợi sự chia ly đôi ngả, xa cách. 
=> Không gian trống vắng, thời gian như ngừng lại, cảnh vật hờ hững với con người. 
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?”
- Hình ảnh thơ không xác định: “Thuyền ai”,“sông trăng” gợi lên cảm giác huyền ảo. 
=>Cảnh đẹp như trong cõi mộng. 
- Câu hỏi tu từ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?” ẩn chứa một nỗi mong chờ tha thiết, đồng thời cũng chứa đầy nỗi phấp phỏng hoài nghi.
=> Không gian mênh mông có đủ cả gió, mây, sông, nước, trăng, hoa cảnh đẹp nhưng buồn vô hạn.
=>Khổ thơ thứ hai đã vẽ nên một bức tranh sông Hương nên thơ, huyền ảo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ. Khổ thơ đã gieo vào lòng người sự cảm thông sâu sắc trước niềm đau của thi nhân.
Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi mơ tưởng trong tâm trạng của thi nhân
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn nhìn không ra”
- Điệp ngữ “khách đường xa” kết hợp với nhịp điệu dồn dập nhấn mạnh nỗi xót xa, mặc cảm với cuộc đời.
- Tác giả cảm giác như hình ảnh người con gái thôn Vĩ hiện ra trước mặt mình với chiếc áo màu trắng, màu trắng của tiềm thức, của sự chờ mong trong lòng tác giả.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
- “Ở đây” chính là thế giới nhà thơ đang tồn tại, đang từng giây, từng phút vật vã với cái chết, đó là cái thế giới lạnh lẽo mà nhà thơ luôn ngóng vọng ra ngoài.
- Điệp từ: “ai” cho thấy sự hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trí tác giả khi yêu đơn phương.
- Đại từ phiếm chỉ : ai / tình ai ?
- Câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” lửng lơ nửa như nghẹn ngào, nửa như trách móc. 
=> Chân dung nội tâm của tác giả: Khao khát yêu thương, đồng cảm. 
=> Câu thơ cuối dường như chính là câu trả lời cho câu thơ thứ nhất.
III. Tổng kết 
Nội dung
- Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ.
- Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.
Cũng cố: (5phút)
Câu 1 : Nhận xét nào sau đây là đúng với thôn Vĩ?
A. Tươi tắn, trong trẻo, tràn đầy ánh sáng, âm thanh
B. Trong trẻo, tươi sáng, tràn đầy sức sống
C. Thanh nhẹ, thơ mộng, man mác buồn thương
D. Tươi tắn, nhộn nhịp, tràn đầy xuân sắc
Câu 2: Một trong nhưng nỗi niềm mà thi nhân gửi gắm qua khổ 1 là gì?
A. Nỗi nhớ người yêu da diết
B. Khát khao được trở về, tắm mình trong vẻ đẹp của thôn Vĩ
C. Thể hiện tâm trạng tiếc nuối những gì đã qua
Câu 3: Không gian thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ 2 với những hình ảnh nào?
A. Gió, mây, sông, nước, trăng, hoa
B. Sông, nước, trăng, hoa, Cỏ, cây
C. Trăng, hoa, cỏ, cây, gió, mây
D. Gió, nước, cây, hoa, chim
Câu 4: Bút pháp nghệ thuật ở khổ thơ thứ hai là gì?
A. Bút pháp tả thực
B. Bút pháp ảo hóa
C. Bút pháp lãng mạn
D .Bút pháp chấm phá
Câu 5: Đại từ phiếm chỉ “Ai” trong khổ 3 được lặp lại mấy lần, và “Ai” chỉ đối tượng nào?
A 1 lần, “Ai” là tác giả
B 1 lần, “Ai người xứ Huế
C 2 lần, “Ai” là tác giả và là người xứ Huế
D 3 lần, “Ai là tác giả và là người xứ Huế
5. Dặn dò: Các em về học bài và chuẩn bị bài Chiều tối của Hồ Chí Minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_23_Day_thon_Vi_Da.docx