Giáo án Ngữ văn 11 tiết 77, 78: Đọc thơ

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 77, 78: Đọc thơ

ĐỌC THƠ

TIẾT 77,78

I - Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Hiểu đặc điểm của thơ và biết cách đọc văn bản thơ phù hợp với đặc điểm của thể loại.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

III - Tiến trình dạy học.

 1,Ổn định lớp.

 2, Kiểm tra bài cũ

 3, Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2078Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 77, 78: Đọc thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đọc văn
Giám Hiệu kiểm tra
Đọc thơ
Tiết 77,78
Ngày soạn: 13/01/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Hiểu đặc điểm của thơ và biết cách đọc văn bản thơ phù hợp với đặc điểm của thể loại.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ
 3, Bài mới. 
Hoạt động của GV và Học Sinh
Yêu cầu cần đạt
CH: Nêu các đặc điểm của thơ? 
GV yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ ngoài sgk để chúng minh cho các đặc điểm của thơ?
CH: Nêu các cách đọc thơ?
CH: Làm các bài tập trong sgk?
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Đặc điểm của thơ.
1. Thơ là một hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt ( nhìn bên ngoài)
- Sắp xếp các dòng câu đã phá vỡ hình thức của văn xuôi.
- Sự hiệp vần kết hợp với sự đan xen các thanh bằng trắc tạo nên nhạc điệu, làm nên âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng.
2. Thơ là tiếng nói của tâm hồn.( bên trong).
- Là những lời nói thầm của nội tâm sâu kín.
- Sử dụng các biện pháp tu từ để tạo cảm xúc.
- Lời thơ có ý nghĩa khái quát về con người, xã hội đương thời, có giá trị thẩm mĩ và nhân cách giúp cho con người cảm thông với nhau và làm giàu đời sống nội tâm.
3. Thơ không có cốt truyện( trừ truyện thơ), không trực tiếp kể về sự kiện nhưng bài thơ bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn con người.
4. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng làm nên ý nghĩa mà nhà thơ muốn biểu đạt.
- Hình ảnh, chi tiết tiêu biểu để cho cảm xúc vận động gọi là tứ thơ. Tứ thơ làm nên ý thơ.
II/ Cách đọc thơ.
1. Đọc thành tiếng, chậm rãi, ngâm nga để hình ảnh, nhịp điệu, âm hưởng của văn bản đọng lại và gây ấn tượng.
2. Nhận ra tứ thơ và ý thơ ( Qua hình ảnh và chi tiết)
3. Biết vận dụng ngữ cảnh để hiểu bài thơ.
4. Đọc bài thơ ở chỉnh thể.
5. Đọc đi đọc lại nhiều lần để cảm nhận được trọn vẹn cái hay của bài thơ.
Luyện tập
Bài 1, 2,3,4 ( 20)
- Làm bài tập trên
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docdoc tho.doc