Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 45: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 45: Phong cách ngôn ngữ báo chí

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức:

 - Giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được đăng tải trên báo.

 - Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.

 2. Kĩ năng.

 - Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu.

 - Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.

 - Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức trong việc vận dụng các thể loại báo chí vào đời sống.

 

doc 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2363Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 45: Phong cách ngôn ngữ báo chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp 11A3
Lớp 11A4
	Tiết 45: 
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức:
	- Giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được đăng tải trên báo.
	- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.
	2. Kĩ năng.
	- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu.
	- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.
	- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.
	3. Thái độ: 
	- Có ý thức trong việc vận dụng các thể loại báo chí vào đời sống.
	II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.
	- SGK, SGV, giáo án, tư liệu tham khảo, máy chiếu.
	III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.
	- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
	IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 	1. Ổn định lớp
 	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 	a. Câu hỏi:
	- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”? 
	b. Đáp án.
	- Giá trị nội dung: Vạch trần sự thật xấu xa của xã hội thượng lưu, được gọi là "Âu hóa", "văn minh". Qua đoạn trích cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tha hóa đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội Việt Nam trước đây.
	- Giá trị nghệ thuật: 
 	+ Bút pháp châm biếm mãnh liệt.
 	+ Có nhiều tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú.
 	+ Thủ pháp tương phản, đối lập với phóng đại tạo nên những bức chân dung biếm họa độc đáo.
 	3. Bài mới.
Hoạt động 1 (1 phút) Khởi động
	Lời ăn tiếng nói vốn là kho tài nguyên vô tận ngôn ngữ văn bản. Nhưng mỗi loại văn bản lại sử dụng ngôn ngữ theo một phong cách khác nhau. Trong sinh hoạt, chúng ta có phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, trong nghệ thuật, có sự xuất hiện của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Tương tự như vậy, chúng ta có phong cách ngôn ngữ báo chí. Vậy thế nào là phong cách ngôn ngữ báo chí? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 (15 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí.
Thao tác 1: Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí.
Giới thiệu bài, cho HS quan sát một tờ báo (Tuổi trẻ, Thanh niên...) ở các mục bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
GV: Thế nào là một bản tin? Bản tin bao gồm đặc điểm nào?
GV: Phóng sự là gì? Phóng sự giống và khác bản tin như thế nào?
GV: Tiểu phẩm có những đặc điểm nào?
Thao tác 2: Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.
GV: Báo chí tồn tại ở mấy dạng? Đó là những dạng nào?
Đặc điểm về ngôn ngữ của mỗi thể loại?
Chức năng chung của ngôn ngữ báp chí?
+ GV: gợi dẫn 
 HS: trao đổi và trả lời.
+ GV: định hướng và chốt lại vấn đề.
Hoạt động 3 (10 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện diễn đạt, đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện diễn đạt của báo chí.
GV: Em có nhận xét gì về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ trong ngôn ngữ báo chí?
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
GV: Đọc mục II.2 và trình bày khái quát những đặc trưng của ngon ngữ báo chí?
Hoạt động 4 (10 phút)
 Hướng dẫn luyện tập.
HS luyện tập viết bản tin. 
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày.
GV chuẩn xác kiến thức. Chấm điểm.
- Nhóm 1:Viết bản tin về đề tài trật tự an toàn giao thông.
- Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề học đường.
- Nhóm 3:Viết bản tin phản ánh tình hình học tập của lớp 11A3.
- Nhóm 4: Viết bản tin về vấn đề an ninh khu dân cư.
Báo chí được coi là cơ quan quyền lực thứ tư, sau lập pháp, tư pháp và hành pháp.
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Tìm hiểu một số thể loại ngôn ngữ báo chí.
a. Bản tin
- Bản tin là bài báo đưa tin thời sự.
- Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc.
b. Phóng sự
- Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đề.
c. Tiểu phẩm
- Tiểu phẩm là bài báo thường ngắn gọn, viết về những hiện tượng thời sự có tính tiêu cực, giọng văn hài hước, châm biếm.
- Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữvà thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí.
a. Báo chí có nhiều thể loại.
- Tồn tại ở hai dạng chính: dạng nói và dạng viết. Ngoài ra còn có báo hình, báo điện tử.
b. Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ (bản tin: chuẩn xác, gợi hình gợi cảm; tiểu phẩm: tự do, đa nghĩa, hài hước, dí dỏm; quảng cáo: ngoa dụ, hấp dẫn, có hình ảnh)
* Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quôc tế, phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, góp phần thúc đẩy XH phát triển. 
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
1. Các phương tiện diễn đạt.
- Về từ ngữ: Hết sức phong phú, mỗi thể loại báo chí, mỗi lĩnh vực phản ánh có một lớp từ vựng đặc trưng.
- Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, mạch lạc, sáng sủa. Tin vắn thường có câu ngắn, phóng sự có câu dài, kết cấu phức tạp, tiểu phẩm lại có câu văn gần với khẩu ngữ.
- Biện pháp tu từ: Không hạn chế. Ở dạng nói đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết; ở báo viết phải chú ý đến kiểu chữ, khổ chữ, màu sắc, hình ảnh để tạo điểm nhấn trong thông tin.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
- Tính thông tin thời sự.
- Tính ngắn gọn: Hạn định số chữ ở từng dòng, từng cột, từng bài báo.
- Tính sinh động hấp dẫn.
III. Luyện tập.
- Viết một bản tin ngắn, đảm bảo theo lôgíc:
Nguồn tin – thời gian - địa điểm – sự kiện – diễn biến – kết quả - ý kiến.
Hoạt động 4 (4 phút)
Hướng dẫn học sinh củng cố, luyện tập, dặn dò
	4. Củng cố, luyện tập.
	- Nêu một số thể loại của Báo chí? Đặc điểm từng thể loại
 	- Tập viết những văn bản ngắn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
	5. Dặn dò.
	- Soạn bài theo phân phối chương trình.: Trả bài viết số 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_12_Phong_cach_ngon_ngu_bao_chi.doc