Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 38: Ngữ cảnh

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 38: Ngữ cảnh

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.

- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

 2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản.

 - Kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản.

 - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản.

 3. Thái độ:

Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt.

4. Năng lực hình thành

- Năng lực tự quản bản thân, NL hợp tác, năng lực giao tiếp, NL thưởng thức văn học/ năng lực cảm thụ thẩm mĩ

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên:

 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:

 - Phương pháp phân tích ngôn ngữ, thông báo giải thích, nêu vấn đề, phân tích và minh họa.

 - Kết hợp trao đổi, thảo luận nhóm.

 - Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.

 

docx 4 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2236Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 38: Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10 - Tiết 38. 
Ngày soạn : ./10/2016
Ngày dạy : ../10/2016 
NGỮ CẢNH.
A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.
- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
 2. Kĩ năng:
 - Kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản.
 - Kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản.
 - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản.
 3. Thái độ:
Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực tự quản bản thân, NL hợp tác, năng lực giao tiếp, NL thưởng thức văn học/ năng lực cảm thụ thẩm mĩ
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên:
 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
 - Phương pháp phân tích ngôn ngữ, thông báo giải thích, nêu vấn đề, phân tích và minh họa.
 - Kết hợp trao đổi, thảo luận nhóm..
 - Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
 1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 - Hs chủ tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:
 *Ổn định tổ chức:
 *Hoạt động 1: Khởi động 
GV đưa tình huống: Khi cô giáo bước vào lớp và nói, giờ học: T5, thứ 2, ngày 20.10.16: 
.“Nhân dịp năm mới cô chúc các em luôn mạnh khỏe, năm mới bạn nào cũng chăm ngoan và đạt thật nhiều thành tích trong học tập.”
. “Hôm nay là ngày 20.10, cô chúc tất cả các bạn nữ lớp mình luôn mạnh khỏe xinh tươi, yêu đời và luôn hạnh phúc”
GV đặt câu hỏi: Theo các em, lời nói nào trong 2 tình huống trên của cô phù hợp, giúp các em hiểu, tại sao ? (HS trả lời, GV chốt và chuyển ý)
 Vào bài mới:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì vậy để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới.
*Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS.
Yêu cầu cần đạt.
Ghi chú
HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.
- Câu nói in đậm trong đoạn trích trên là của ai nois với ai ?(nhân vật giao tiếp)
- Câu nói đó vào lúc nào ở đâu ?(hoàn cảnh giao tiếp hẹp)
- Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội nào ?(hoàn cảnh giao tiếp rộng)
- Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì?
HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi.
- Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào?
Thế nào là nhân vật giao tiếp ?
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm những yế tố nào ? Thế nào là bối cảnh giao tiếp hẹp, bối cảnh giao tiếp rộng và hiện thực được nói đến ? Cho ví dụ minh họa ?
Thế nào là văn cảnh ?
- Các yếu tố của ngữ cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào?
HS đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi.
- Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với việc sản sinh và lĩnh hội văn bản? 
HS đọc ghi nhớ SGk .
I. Tìm hiểu bài :
 1. Khái niệm ngữ cảnh.
 a. Tìm hiểu ngữ liệu :
- Củ chị Tí- người bán hàng nước với người bạn nghèo của chị : chị em Liên ; bác Siêu ; bác xẩm.
- Câu nói đó ở phố huyện lúc tối khi mọi người chờ khách. 
- Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
 b. Kết luận. 
- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.
2. Các nhân tố của ngữ cảnh.
 a. Nhân vật giao tiếp.
- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc).
+ Một người nói - một người nghe: Song thoại.
+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại
+ Người nói và nghe đều có một "vai" nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, ...-> chi phối việc lĩnh hội lời nói.
 b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.
- Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động...diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.
 c. Văn cảnh.
- Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
3. Vai trò của ngữ cảnh.
- Đối với người nói ( viết ) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ(từ, ngữ, câu...)
- Đối với người nghe( đọc ) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 
 4. Ghi nhớ. Ghi nhớ SGK
* Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
- Nắm các nhân tố của ngữ cảnh (nhân vật gt, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, văn cảnh)
- Soạn bài « Chữ người tử tù »
+ Đọc kĩ tác phẩm
+ Tóm tắt truyện (dựa theo nhân vật chính) hoặc tìm các nhân vật, sự việc chính trong truyện.
+ Tìm và ghi lại các chi tiết nói về nhân vật HC, Q.ngục
*Hoạt động 3 : Luyện tập
Hình thức : Trao đổi, thảo luận nhóm: 5 phút.
(Đại diện nhóm trình bày ; GV chuẩn xác kiến thức)
- Nhóm 1: bài tập 1
- Nhóm 2: Bài tập 2.
- Nhóm 3: Bài tập 4.
- Nhóm 4: Bài tập 5.
- Bài tập 1. Hai câu văn trong " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.
- Bài tập 2. Hai câu thơ trong bài "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương: "Đêm khuya văng vẳng......trơ cái hồng nhan...." Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.
- Bài tập 4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài "Vịnh khoa thi Hương"(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.
- Bài tập 5. Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.
*Hoạt động vận dụng, mở rông :
BT1 : Hãy nghĩ ra những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, theo đó câu nói «Anh ăn cơm chưa ? » có thể chuyển tải nhiều ý nghĩa hàm ẩn khác nhau.
BT2 : Hãy nêu một hoàn cảnh giao tiếp mà người nói buộc phải trình bày vấn đề một cách vòng vo, tức là phải nói gần nói xa chứ không thể nói một cách trực tiếp, « nói toạc móng heo »
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_10_Ngu_canh.docx